Một Thời Cà Kếu Bay Về...
Có thể bạn quan tâm
Hiện câu tục ngữ trên chưa hề thấy có mặt trong các cuốn từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Là một người hay quan tâm tới mảng ngôn ngữ folklore này nhưng quả thật, lúc đầu tôi cũng chịu ngồi im không thể trả lời cho mấy bạn sinh viên thắc mắc.
Ảnh: TL
Tuy nhiên, tôi vẫn rất áy náy là sao một người từng sinh ra và lớn lên ở nông thôn như tôi mà lại không rành và không cắt nghĩa nổi một câu có lẽ cũng không phải là quá khó. Sau này, qua mấy lần đi điền dã ở Đồng bằng Bắc Bộ, tôi thấy nhiều lão nông rất thuộc và đọc vanh vách câu này.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nghiên cứu ngôn ngữ dân gian, ngoài sách vở ta còn phải lần tìm trong cuộc sống. Có nhiều tri thức ẩn tàng ngay trong đời thường chứ cần gì phải lặn lội đâu xa.
Cà kếu là một tên gọi khác trong dân gian, chỉ một loài chim có tên là “sếu”. Đây là một loại chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, sống chủ yếu ở phương Bắc xứ lạnh. Ở miền Bắc nước ta, cứ chớm đến mùa đông (quãng tháng chín, tháng mười âm lịch), khi những cơn gió bấc đem cái rét tràn về, ta sẽ thấy từng đàn cà kếu nối đuôi nhau bay rợp trời hướng về phương Nam.
Theo các nhà sinh học, đây chính là đợt di cư tránh rét của loài chim này. Thực tế không chỉ loài chim, còn một vài loài thú khác cũng có thói quen di chuyển địa điểm vì lí do khí hậu, riêng chim cà kếu đã phải bay cả ngàn ki lô mét để bảo tồn cuộc sống.
Khi bay, thế nào cũng có một chú sếu đầu đàn bay rất chuẩn. Để khỏi lạc và điều chỉnh đội hình, đàn cà kếu thường cất tiếng kêu rất to, nghe vang xa trên bầu trời: ca-a-a-a... kê-êu-êu-êu... Người ta đã mô phỏng âm thanh từ tiếng kêu này mà đặt là “cà kếu” (như mô phỏng tiếng kêu “meo, meo” của mèo, “qua, qua” của quạ, “liêu, liêu” của liếu điếu...).
Cũng theo mấy cụ già, đôi lần một vài chú sếu vì quá mệt mỏi, hoặc bị trúng đạn “vu vơ” của một tay thiện xạ nào đó, rơi xuống cánh đồng và bị trẻ con tóm được đấy. Nghe nói chim này rất to, thịt ăn không đến nỗi. Lũ cà kếu bay đi biệt tăm mấy tháng lạnh, đến nỗi người ta đã quên bẵng sự tồn tại của chúng.
Đến quãng tháng hai, tháng ba (âm lịch) hoặc sớm hơn một chút, trời ấm dần, ta lại thấy chính từng đàn cà kếu năm ngoái hối hả bay ngược về hướng bắc. Lúc này, cà kếu tách thành nhiều đàn lẻ và bay chậm hơn. Đó chính là dấu hiệu báo hiệu mùa lạnh đang hết.
Khi cà kếu bay đi, trời khô lạnh ít mưa. Nông dân muốn canh tác lúa má và nhất là trồng rau màu vụ đông, phải mất rất nhiều công tát nước, tưới tắm. Rồi đến khi chúng bay về, trời ấm lên, những cơn mưa rào đầu mùa bắt đầu trút xuống ngập đồng ngập ngõ. Người ta lại phải lo đắp đập, be bờ (đắp đất thành bờ nhỏ) cẩn thận cho khỏi bị nước tràn cuốn trôi lúa má, mùa màng.
Chà, mấy anh chàng sếu kia tự nhiên trở thành cái “hàn thử biểu” dự báo thời tiết quá... siêu. Nhà nông làm lụng quanh năm, có khi không để ý, may mà có lũ cà kếu bay qua cất tiếng kêu nhắc nhở mà họ phải lo chuẩn bị chống đỡ nạn “khô hạn” và “lụt lội” đến gần. Họ phải “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm” (ca dao) mới mong có mùa màng bội thu, no đủ.
Ngày nay, các loài sếu (cà kếu) đã giảm đi nhiều (cũng do môi trường sống đang bị đe dọa). Vì vậy mà những đợt di cư cùng với tiếng kêu thân thuộc năm xưa của chúng cũng thưa dần, thưa dần theo thời gian (gần như mất hẳn?). Và cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, người nông dân đã không còn quá lệ thuộc vào các tín hiệu báo trước về thời tiết qua các dấu hiệu thiên nhiên (mây trời, chim muông, cây cỏ...).
Khả năng trị thủy tốt đến mức ngay cả những vùng chiêm trũng hay bị lụt lội thất thường ngày nào bây giờ cả chục năm không hề bị mất mùa. Nhưng hình ảnh chú cà kếu kia vẫn còn in đậm trong tâm trí dân gian và trong ca dao, tục ngữ, như nhắc ta nhớ đến một người bạn hiền lành và hữu ích:
Nhìn đàn cà kếu bay qua Ngược xuôi đều nhắc cho ta bao điều...
PGS-TS. Phạm Văn Tình
(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
Từ khóa » Một đàn Sếu Bay Về Phương Nam Tránh Rét
-
Một đàn Sếu Bay Về Phương Nam Tránh Rét. Ngày ...
-
Một đàn Sếu Bay Về Phương Nam Tránh Rét. Ngày ...
-
Có Một Câu Chuyện được Tóm Lược Như Sau: "Đàn Sếu Di Cư" Bầy ...
-
Giải Bài 4 Trang 85 SGK Toán 2 Kết Nối Tri Thức Tập 2 - KNTT
-
A Một đàn Sêu Bay Về Phương Nam Trá... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Giải Toán Lớp 2 Luyện Tập Trang 84 - 85 Tập 2 | Kết Nối Tri Thức
-
Đâu Là Bộ Phận Trả Lời Cho Câu Hỏi Khi Nào ? Trong Câu Sau
-
Vì Sao đến Mùa đông Chim Phải Bay Về Phương Nam?
-
Đàn Chim Bay Về Phương Nam Tránh Ré... - Olm
-
- Một Con Chim Nhỏ Bay Về Phương Nam Tránh Rét....
-
Bài 4 Trang 85 Toán Lớp 2 Tập 2 SGK Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
-
Sếu Cổ Trắng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Loài Chim Nào Lớn Cổ Và Mỏ Dài Chân Cao Kêu Rất To Sống ở Phương ...
-
Loài Chim Nào Lớn Cổ Và Mỏ Dài Chân Cao Kêu ...