Một Trong Những Nội Dung Bảo Vệ An Ninh Biên Giới Là Gì? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Biên giới quốc gia thể hiện chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi nước. Do đó, bảo vệ an ninh biên giới là là nhiệm vụ và cũng là nghĩa vụ của bất kỳ công dân nào cũng như nhà nước ta. Biên giới quốc gia là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn là vấn đề chung của mọi quốc gia trên thế giới. Vậy, một trong những nội dung bảo vệ an ninh biên giới là gì? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Biên phòng Việt Nam
- Luật biên giới quốc gia năm 2003
Biên giới quốc gia là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đường biên giới quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 1 Luật biên giới quốc gia năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngay 01/01/2004. Theo đó, “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều 5 khoản 4 Luật biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 quy định: “Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển giữa năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan”.
Biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Địa bàn biên giới, vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, là “tuyến đầu”, “cửa ngõ”, là “phên dậu” của mỗi quốc gia. Chủ quyền, an ninh biên giới là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Một quốc gia có biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự vững mạnh của chế độ, của dân tộc. Lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, dựng nước phải gắn bó chặt chẽ với giữ nước.
Lãnh thổ, biên giới quốc gia là vấn đề thiêng liêng, quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời là vấn đề nhạy cảm trong các quan hệ quốc tế. Trong lịch sử nhân loại, không ít trường hợp do những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ không thoả đáng mà dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở những quy mô khác nhau.
Vì vậy, mỗi chúng ta cần chung tay cùng nhà nước và lực lượng an ninh biên giới bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
Bảo vệ an ninh biên giới Việt Nam
Luật hóa các hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là một trong những yêu cầu được đặt ra trong xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam; nhằm bảo đảm thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; tính hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng nói chung và nhiệm vụ của lực lượng BĐBP nói riêng. Trong đó, Luật Biên phòng Việt Nam lần đầu tiên quy định đầy đủ 7 biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như sau:
“Điều 20. Biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
1. Các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Vận động quần chúng;
b) Pháp luật;
c) Ngoại giao;
d) Kinh tế;
đ) Khoa học – kỹ thuật;
e) Nghiệp vụ;
g) Vũ trang.
2. Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1, Điều này do pháp luật quy định”.
Một trong những nội dung bảo vệ an ninh biên giới là?
Để góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở những khu vực trọng điểm biên giới, trong hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về chủ quyền an ninh biên giới, lãnh thổ cần thực hiện tốt mấy biện pháp cơ bản sau:
Một là, nắm vững pháp luật quốc tế, đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ
Đảng và Nhà nước ta khẳng định nhất quán: “Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau”. Đây là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, là định hướng cho các cấp, các ngành, các lực lượng quán triệt và thực hiện trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển với các nước láng giềng, khu vực.
Hai là, phải quán triệt mục tiêu, nguyên tắc, phương châm trong giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển với các nước có liên quan
Giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, rất căng thẳng do đụng chạm đến lợi ích của các quốc gia. Vì vậy, quá trình giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới, lãnh thổ phải bảo đảm các mục tiêu: Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; bởi vì, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia là vấn đề thiêng liêng của mỗi quốc gia, dân tộc.
Ba là, cần xác định nội dung hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển phù hợp với từng nước trong từng giai đoạn
Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc vào năm 2008; ký Nghị định thư về phân giới cắm mốc và Hiệp định về quy chế biên giới thay thế Hiệp định tạm thời năm 1991. Không mất cảnh giác, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, khẩn trương triển khai thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới và đàm phán thoả thuận phương án giải quyết khu vực Ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, triển khai phân giới cắm mốc theo Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, hoàn thành theo đúng thời gian mà hai nước đã thoả thuận.
Trên vùng biển, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp vì những lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực. Vì vậy, cần tiếp tục đàm phán với các nước láng giềng có liên quan giải quyết ranh giới trên biển, tìm ra những giải pháp gìn giữ hoà bình, ổn định ở khu vực.
Bốn là, tiếp tục xây dựng, củng cố mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển với các nước
Ngày nay, quan hệ quốc tế liên tục được mở rộng, phát triển đa phương, đa dạng, trên nhiều lĩnh vực. Lợi ích quốc gia thường đan xen trong các quan hệ đó. Vì vậy, phải tranh thủ mọi quan hệ, mọi thời cơ, điều kiện thuận lợi để xúc tiến và thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Trong quan hệ với các nước cần phát huy yếu tố tương đồng, nhu cầu về sự ổn định phát triển của mỗi nước để thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau. Theo đó, với Trung Quốc cần dựa vào quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc, mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản, thực hiện phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Với Lào, cần phát huy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt vốn có, củng cố biên giới hoà bình, hữu nghị, đập tan mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch. Với Campuchia, cần khơi dậy mối quan hệ truyền thống giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia trong hai cuộc kháng chiến; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu gây mất ổn định biên giới Việt Nam – Campuchia.
Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả. Bởi vì, đó chính là nhiệm vụ gìn giữ tài sản vô giá mà ông cha ta đã phải đổi bằng xương máu trong lịch sử tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc. Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nước và sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nhân dân cả nước, với tinh thần “Tất cả hướng về biên giới”, xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- Tình hình an ninh quốc phòng của nước ta hiện nay
- Nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong giai đoạn hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Một trong những nội dung bảo vệ an ninh biên giới là?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu quy hoạch xây dựng; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ là gì?Điều 2, Khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, an ninh quốc tế và công lý. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán ngoại giao giữa các bên liên quan hoặc thông qua trung gian hòa giải, tòa án pháp lý, tòa án trọng tài…
Các bộ phận đường biên giới quốc gia?Đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi 04 (bốn) bộ phận sau đây:– Đường biên giới quốc gia trên đất liền– Đường biên giới trên biển– Đường biên giới trên không– Đường biên giới bên trong lòng đất
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Nội Dung Xây Dựng Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia
-
Bài 11. Xây Dựng Và Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên Giới Quốc Gia
-
Biên Giới Quốc Gia Là Gì? Nội Dung Và Vai Trò Xây Dựng Và Bảo Vệ ...
-
Xây Dựng, Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia, Khu Vực Biên Giới
-
Quan điểm Của Đảng, Nhà Nước Về Biên Phòng Và Sự Vận Dụng ...
-
Xây Dựng Thế Trận Lòng Dân Trong Sự Nghiệp Quản Lý, Bảo Vệ Biên ...
-
Bài 8 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI ...
-
[PDF] Phê Duyệt - Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Huế
-
Toàn Dân Tham Gia Bảo Vệ Chủ Quyền, Lãnh Thổ Biên Giới Quốc Gia ...
-
Chung Tay Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, An Ninh Biên Giới Quốc Gia
-
Luật Biên Giới Quốc Gia 2003, Mới Nhất 2021 - LuatVietnam
-
Truyền Thông Xã Hội Trong Tuyên Truyền Bảo Vệ Chủ Quyền, An Ninh ...
-
[DOC] BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI
-
Giải Quyết Các Vấn đề Biên Giới, Lãnh Thổ Của Việt Nam