MỘT VÀI HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học tự nhiên >
MỘT VÀI HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 120 trang )

1.1.5.3.5. Một số cơ sở bổ sung khác

™ Cơ sở y tế điều dưỡng: được xây dựng tại các điểm, các trung tâm du lịch nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Đólà trung tâm du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng, bùn, ánh nắng mặt trời, các phòng luyện tập phục hồi chức năng, phòng xơng hơi…™ Các cơng trình thơng tin văn hóa: đáp ứng nhu cầu hiểu biết những kiến thức văn hóa xã hội, điều kiện giao tiếp cho khách du lịch, tuyên truyền về truyền thống,thành tựu văn hóa của các dân tộc Bao gồm các trung tâm văn hóa, thơng tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ,phòng triển lãm… có thể bố trí tại khách sạn hoặc họat động một cách độc lập tại các điểm hoặc trung tâm du lịch. Hoạt động của các cơ sở này giúp cho khách sử dụng thời gian rỗimột cách hợp lý, làm cho chuyến đi du lịch có ý nghĩa hơn. ™ Ngồi ra, có các cơng trình phục vụ cho khách du lịch nhằm thỏa mãn mọinhu cầu sinh hoạt trong thời gian du lịch như hiệu hớt tóc, hiệu ảnh…

1.1.6. MỘT VÀI HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

Trong việc nghiên cứu du lịch, Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch TCLTDL là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, vì khơng thể tổ chức và quản lí có hiệu quảmà khơng xem xét khía cạnh khơng gian lãnh thổ của nó. TCLTDL là một quá trình liên tục và đồng bộ vì có sự thay đổi du lịch qua thờigian. Vì vậy, phải có hệ thống điều hành. TCLTDL được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch vàcác cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế- xã hội,môi trường cao nhất. Là dạng tổ chức lãnh thổ xã hội, TCLTDL mang tính chất lịch sử. Cùng với sựphát triển xã hội, sức sản xuất dần dần đã xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng dulịch. Trong đó có 2 hình thức phổ biến là hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch.

1.1.6.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch

Hệ thống lãnh thổ du lịch được coi là một thành tạo tương đối hoàn chỉnh về hoạt động và lãnh thổ, có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chứcnăng quan trọng là phục hồi và tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường là hệ thống xã hội được tạo thànhbởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau như nhóm người du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử, các cơng trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộphận tổ chức quản lý. Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống gồm nhiều thànhphần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự thống nhất của chúng là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúcbên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại lẫn nhau; còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và với hệ thống khác: tựnhiên, kinh tế - xã hội. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một dạng đặc biệt của hệ thống địa lý, mang tính chất hỗn hợp có đủ các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phốicủa nhiều loại qui luật cơ bản. Xét trên quan điểm hệ thống thì hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởinhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ: khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa, cơng trình kỹ thuật, cán bộphục vụ và bộ phận điều khiển. • Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm quyết định những yêu cầu đốivới các thành phần khác của hệ thống, vì các thành phần này phục thuộc vào đặc điểm xã hội – nhân khẩu, dân tộc của khách du lịch. Các đặc trưng là cấu trúc và lượng nhu cầu,tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của luồng khách du lịch. • Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa tham gia hệ thống với tư cáchlà tài nguyên, là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn địnhvà tính hấp dẫn. Đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác. • Phân hệ cơng trình kỹ thuật đảm bảo cho cuộc sống bình thường củakhách du lịch, nhân viên phục vụ ăn, ở, đi lại và những nhu cầu giải trí đặc biệt chữabệnh, tham quan, du lịch…. Tồn bộ cơng trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch. Đặc trưng là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác…• Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách đảm bảo cho các xí nghiệp họat động bình thường. Số lượng, trình độ chun mơn –nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ này.• Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.Tồn bộ các phân hệ và mối liên hệ của chúng được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH M.Bưchơvarốp, 1975 [9]Chú giải: I – Môi trường với điều kiện phát sinh nhu cầu du lịchII - Hệ thống lãnh thổ du lịch 1 – Phương tiện giao thông vận tải2 – Phân hệ khách du lịch 3 – Phân hệ cán bộ dịch vụI1II2 35 44 – Phân hệ tài nguyên du lịch 5 – Phân hệ cơng trình kỹ thuậtỈ Mối liên hệ bên trong hệ thống Ỵ Các mối liên hệ với hệ thống khácCác mối liên hệ thông tin giữa I và II

1.1.6.2. VÙNG DU LỊCH

Trong quá trình nghiên cứu du lịch, yêu cầu cấp thiết là phải phân nhóm các đối tượng và hiện tượng du lịch theo không gian. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm củahoạt động du lịch là tính phân tán trong khơng gian khác với tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cần phải có khoảng khơng gian rộng lớn. Nếu tổ chứclãnh thổ hợp lí, ngồi ý nghĩa kinh tế, có thể tiết kiệm được khơng gian sử dụng cho mục đích khác. Trong nhiệm vụ này có sự đóng góp của phân vùng du lịch.Có nhiều quan niệm về phân vùng du lịch, như quan niệm của E.A.Kôlliarôp 1978 hay quan niệm của N.X.Mirơnicơ và I.T.Tirơđơkhơlêbok 1981. Mỗi quan niệm cónhững ưu, nhược điểm nhất định. Sau khi xem xét các quan niệm khác nhau có thể thấy rằng quan niệm của I.I.Pirojnik 1985 là đầy đủ và tiêu biểu hơn.Theo quan niệm này, vùng du lịch là một tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệpthuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chun mơn hố và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch.Về phương diện tổ chức lãnh thổ, đây là vùng ngành gắn với ngành du lịch . Trên quan điểm hệ thống có thể coi vùng du lịch như là một tập hợp hệ thốnglãnh thổ được tạo nên bởi hai thành tố: Hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế xã hội bao quanh, nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả. Giữa chúng có mốiliên hệ với nhau. Mối liên hệ giữa các yếu tố tạo thành hệ thống lãnh thổ du lịch mang tính chất liên hệ cơng nghệ có tác dụng thực hiện đầy đủ các khâu cơng nghệ của q trình dulịch. Còn các mối liên hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch với không gian kinh tế - xã hội xung quanh là các mối liên hệ kinh tế.Vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo vùng du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch là các khái niệm khá gần gũi nhau, đồng thời có sự khác biệt cơ bản.Nói chung, sự khác biệt giữa chúng là ở chổ hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân của vùng du lịch. Chính từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của vùngtrong môi trường xung quanh. Các yếu tố của môi trường giúp hạt nhân hoạt động và cùng với bản thân hạt nhân trở thành vùng du lịch.Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch khơng phải là tồn bộ lãnh thổ của vùng, mà chỉ là nơi tập trung nguồn tài ngun du lịch và các cơng trình kỹ thuật… Vùng du lịch cókhơng gian lớn hơn, trong đó bao gồm các khu vực sản xuất hàng hoá, vật liệu, năng lượng, đội ngũ cán bộ, kho tàng, các công trình cơng cộng…Quan hệ giữa các hệ thống lãnh thổdu lịch và vùng du lịch tương tự như quan hệ giữa tổng hợp sản xuất – lãnh thổ và vùng kinh tế tổng hợp.Liên quan đến vùng du lịch có phân vùng du lịch.™ Phân vùng du lịch:Khi nghiên cứu phân vùng, dù là kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị, vì khơng thể phân vùng khi không xác địnhtrước hệ thống cấp phân vị. Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là vấn đề được tranh luận. Đối với việcnghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nghĩa là mỗi nhà nghiên cứu có thể sử dụng một hệ thống phân vị khác nhau.Riêng đối với phân vùng du lịch Việt Nam, thì có 5 cấp phân vị: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch.• Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ điểm dulịch có qui mơ nhỏ. Trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù qui mô rất nhỏ nhưng cũng chiếm một diện tíchnhất định trong khơng gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch tương đối lớn điểm du lịch Nam Cát Tiên, điểm du lịch Củ Chi….Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội hay một loại cơng trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kếthợp cả hai với qui mơ nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.Thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn khơng q 1-2 ngày vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ điểm du lịch với chức năngchữa bệnh, nhà nghỉ cơ quan… Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong trường hợp cụthể, các tuyến du lịch có khả năng là tuyến nội vùng á vùng, tiểu vùng, trung tâm hoặc tuyến liên vùng giữa các vùng .• Trung tâm du lịch Trung tâm du lịch là một cấp hết sức quan trọng. Đó là sự kết hợp lãnh thổ củacác điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc. Mặtkhác, trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch nội địa,quốc tế rất lớn. Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách caođộ. Có thể nguồn tài ngun khơng thật đa dạng về loại hình, song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lơi cuốn khách du lịch.Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật khá phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách trong một thời gian dài.Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó tạo dựng bộ khung đểcho vùng du lịch hình thành và phát triển như ở Việt Nam gắn với 3 vùng du lịch có 3 trung tâm du lịch: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.Có qui mơ nhất định về diện tích, gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể có diện tích tươngđương với diện tích của một tỉnh. • Tiểu vùng du lịchTiểu vùng du lịch là sự tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch nếu có. Về qui mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh. Tuy vậy, sự daođộng về diện tích của các tiểu vùng. Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đadạng về chủng loại. Trong thực tế ở nước ta, có thể phân biệt 2 loại hình tiểu vùng du lịch: tiểuvùng du lịch đã hình thành còn gọi là tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch đang hình thành tiểu vùng du lịch tiềm năng.Giữa hai loại hình tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất: tập trung nhiều loại tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ.Loại thứ hai: có thể có tài ngun, song do những lí do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện để hình thành hiện thực.• Á vùng du lịch Là tập hợp các điểm vùng, trung tâm nếu có và các tiểu vùng du lịch thànhmột thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng hơn. Xét về các mối quan hệ dân cư - quần cưvà cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng gồm những địa phương khơng có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong lãnh thổ đa dạng hơn.Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định, chuyên môn hóa bất đầu được thể hiện, dù có thể chưa đậm nét. Sự hình thành và phát triểná vùng du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành các á vùng. Trong trường hợp ấy, hệ thống phân vị chỉcòn 4 cấp: điểm du lịch – trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch – vùng du lịch. • Vùng du lịchVùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng nếu có, tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưngriêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn và xã hội…gồm hệ thống lãnh thổ du lịchvà môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chun mơn hố nhất định trong lĩnh vực du lịch.Nói đến vùng du lịch phải nói đến chun mơn hố. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với vùng kia.Ở nước ta, chun mơn hố các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chun mơn hóa gì và xu hướng phát triển như thế nào thì cần nghiêncứu sâu hơn. Các mối liên hệ nội, ngoại vùng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng vàcơ sở vật chất - kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, gồm nhiều tỉnh. Ngồi ra, với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cảcác khu vực khơng du lịch điểm dân cư, các khu khơng có tài ngun và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịchCũng như các tiểu vùng, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình thành vùng du lịch tiềm năng và vùng du lịch đã hình thành vùng du lịch thực tế. Ở nước ta, cóthể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng. Song, thực tế chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hìnhthành. Quan niệm này phù hợp với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta, và như vậy mới có thể cắt nghĩa một số hiện tượng rất khó lý giải trong thực tế sinh động và đa dạngcủa hoạt động du lịch. Chính vì vậy, phân vùng du lịch thể hiện rõ tính kiến thiết của nó. Vùng dulịch là một thực thể khách quan, tồn tại ngồi ý muốn của con người. Nói như vậy khơng có nghĩa là con người khơng có vai trò gì trong việc hình thành và phát triển vùng. Con ngườithơng qua cơng tác phân vùng du lịch, có thể thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các vùng du lịch nếu như việc nghiên cứu của họ tôn trọng các qui luật và thực tế khách quan. Ngượclại, nếu nghiên cứu hồn tồn chủ quan thì họ sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.™ Kinh nghiệm của thế giới về TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCHTCLTDLMỗi nước có một cách tổ chức lãnh thổ du lịch khác nhau: 9 Ở Nga : trong những năm gần đây tổ cức lãnh thổ có nhiềuchuyển biến,theo hướng mở rộng và tiếp cận thị trường du lịch thế giới. Nhiệm vụ chính của TCLTDL là nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc thiết kế và quản lý quá trình phát triển các hệ thốngkhông gian phục vụ thời gian rỗi.Cụ thể tổ chức lãnh thổ giải quyết những vấn đề sau: phân tích đánh giá tài ngun; dự đốn nhu cầu; khai thác hợp lí có hiệu quả những lãnh thổ có ý nghĩa cho việcnghỉ ngơi, giải trí. 9 Ở Indonexia, cụ thể ở đảo Bali - TCLTDL đã trải qua một cuộc cáchmạng xanh, với việc giới thiệu những dự án gia đình, điện khí hố nơng thơn, gắn với những sản phẩm truyền thống của họ. Và việc chú trọng đến nguồn khách quốc tế, làm chocác dự án du lịch của Bali tập trung nguồn đầu tư lớn, ví dụ: xây dựng khách sạn 5 sao…mục tiêu của họ là khách quốc tế.9 Thái Lan: hoạt động du lịch phát triển từ lâu, nhưng hiện nay nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Lan chú trọng vào tái cấu trúc lại công nghệ du lịch. Việc TCLTDLhiện nay nhằm tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường luật pháp an ninh, tiến đến sự phát triển bền vững.9 Một số nước Châu Âu, TCLTDL phát triển theo quan hệ cung cầu, hình thức có thay đổi. Trước kia, TCLTDL đáp ứng nhu cầu của khách bằng những khu vui chơigiải trí. Hiện nay, mơ hình du lịch của Châu Âu gắn với thiên nhiên nhiều hơn. Họ thường tổ chức các khu du lịch nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ núi, nghỉ biển…9 Tại Hoa Kỳ, TCLTDL mang tính thực tiễn, gắn với quan điểm kinh tế, thông thường việc qui hoạch du lịch trên một địa bàn gắn với thành phần tư nhân, nhà nướcvề 3 phương diện: thiết kế, phát triển, quản lý. Việc TCLTDL chú ý đến mối quan hệ giữa các ngành, đến quyền lợi của cộng đồng dân địa phương, chú ý đến bảo vệ các giá trị dulịch, môi trường, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách. 9 Tại Oxtralia, việc qui hoạch du lịch gặp khó khăn nhất định về sự quản lýnhà nước – các dự án du lịch xuyên các bang thường bị gián đoạn. TCLTDL của Úc có xu hướng là ngày càng ít đi sự đòi hỏi thương mại, tăng hơn ý thức về môi trường và quyền lợicủa dân cư địa phương.1.2. VÀI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM 1.2.1 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẢ NƯỚC

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Du lịch An Giang tiềm năng và định hướngDu lịch An Giang tiềm năng và định hướng
    • 120
    • 2,033
    • 6
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.66 MB) - Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng-120 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Thống Lãnh Thổ Du Lịch Là Hạt Nhân Tạo Nên