MSDS Là Gì? Các Nội Dung Liên Quan đến MSDS - SEC Warehouse
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đôi lúc chúng ta nhận được thông báo từ hãng tàu yêu cầu cung cấp MSDS. Vậy MSDS là gì? Các nội dung nào liên quan đến MSDS là gì? Trong bài viết này, SEC Warehouse sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về MSDS là gì nhé!
Các nội dung chính của bài viết
- 1. MSDS là gì?
- 2. Nội dung cơ bản của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
- – Thông tin sản phẩm và doanh nghiệp:
- – Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn:
- – Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân:
- 3. Vai trò của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
- 4. Các mặt hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
- 5. Người thực hiện bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
- 6. Trách nhiệm các bên trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là gì:
- Đối với người nhập khẩu:
- Đối với người xuất khẩu:
- Đối với người lao động:
- 7. Cách làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất:
1. MSDS là gì?
Theo Wikipedia MSDS là viết tắt của từ Material Safety Data Sheet, tiếng việt là Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất (hay còn gọi là Phiếu an toàn hóa chất). MSDS được hiểu đơn giản là một văn bản, chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó và đi liền với sản phẩm.
Trong MSDS, hóa chất nguy hiểm được phân theo 09 nhóm chính bao gồm:
- Chất nổ
- Chất khí, khí nén, khí hóa lỏng
- Chất lỏng dễ cháy
- Chất rắn dễ cháy
- Chất ăn mòn
- Chất độc hại, truyền nhiễm
- Chất phóng xạ
- Chất oxy hóa
- Loại khác
2. Nội dung cơ bản của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
Thông thường một bảng (phiếu) chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) bao gồm các mục cơ bản sau đây:
– Thông tin sản phẩm và doanh nghiệp:
Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác (nếu có). Công thức hóa học. Liệt kê các mã định danh sản phẩm, tên nhà sản xuất và nhà cung cấp, địa chỉ và thông tin liên lạc khẩn cấp.
– Thông tin về thành phần hóa chất:
Tên thành phần, số CAS, công thức hóa học, hàm lượng.
– Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất: Mức xếp loại nguy hiểm, các yếu tố nhãn, các đường tiếp xúc và triệu chứng.
– Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn:
Xếp loại về tính cháy, các mối nguy hại, sản phẩm tạo ra khi bị cháy, các tác nhân cháy nổ, các chất dập cháy thích hợp, phương tiện trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy.
– Biện pháp sơ cứu khi gặp nạn: Tiếp xúc theo đường mắt, tiếp xúc trên da, tiếp xúc qua đường hô hấp, tiếp xúc qua đường tiêu hóa.
– Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố: Khi tràn đổ ở mức nhỏ đến mức lớn và trên diện rộng.
– Sử dụng và bảo quản: Hướng dẫn điều kiện bảo quản thích hợp.
– Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân:
Giới hạn tiếp xúc, các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc, phương tiện bảo hộ trong trường hợp xảy ra sự cố, biện pháp vệ sinh.
– Đặc tính lý, hóa của hóa chất bao gồm: Trạng thái vật lý, điểm sôi, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, mùi vị, điểm bùng cháy độ pH, tỷ lệ hóa hơi, khối lượng riêng,…
– Tính ổn định của sản phẩm và khả năng phản ứng.
– Thông tin về độc tính: Ảnh hưởng mãn tính và nhiễm độc khác.
– Thông về độc tính với sinh vật và môi trường.
– Biện pháp và quy định về tiêu hủy hóa chất.
– Quy định về vận chuyển hóa chất.
– Quy định về pháp luật.
– Thông tin khác.
Đặc biệt đối với những hóa chất đặc biệt sẽ có thêm nhiều thông tin. Điều đó giúp người sử dụng nắm rõ hơn đặc điểm, tính chất của sản phẩm.
3. Vai trò của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với ngành hóa chất như sau:
- Cung cấp những cảnh báo về mối nguy hiểm bất ngờ trong quá trình sử dụng vật liệu, hóa chất. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Cung cấp cho người sử dụng hóa chất những thông tin về tính chất hóa học, vật lý của sản phẩm để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
- Cung cấp đưa ra giải pháp phương thức vận chuyển từng hóa chất phù hợp, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp hàng hóa.
- Cung cấp thông tin cho người ứng cứu cho các trường hợp sự cố xảy ra, nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và các đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.
- Cung cấp thông tin cho các đơn vị tổ chức việc sử dụng, bảo quản hóa chất một cách an toàn.
4. Các mặt hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
Thông thường bảng (phiếu) chỉ dẫn an toàn hóa chất áp dụng hầu hết các mặt hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, xử lý, làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp như cháy nổ, ăn mòn vật liệu, ảnh hưởng sức khỏe, mùi của hàng hóa,…
Bên cạnh đó Msds trong vài năm gần đây đã áp dụng chính thức thêm những mặt hàng khác như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm bằng bột hoặc bằng chất lỏng. Các mặt hàng bia, rượu cần kiểm tra nồng độ cồn, các sản phẩm có độ cồn trên 5 % cần có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.
5. Người thực hiện bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS):
- MSDS sẽ do người gửi (người gửi có thể là một công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân,…) cung cấp để khai báo. Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).
- Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý tránh MSDS bị làm giả. Tiếp đến là trách nhiệm của Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hóa. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt. Sau đó hàng hóa có thể được trả về hoặc có thể là bị hủy.
6. Trách nhiệm các bên trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là gì:
Trong một bảng MSDS đề cập đến trách nhiệm cụ thể của các bên bao gồm người nhập khẩu, người xuất khẩu và người lao động:
Đối với người nhập khẩu:
+ Đảm bảo MSDS được lấy từ bản gốc của nhà cung cấp đầu tiên. + Các thông tin có trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất phải có thời gian cập nhật: Nếu có thay đổi về hóa chất, bản cập nhật phải trước 90 ngày kể từ ngày thay đổi. Cứ mỗi 3 năm phải có bản cập nhật mới. + Phải có bản sao MSDS ở những nơi làm việc có khả năng tiếp xúc với hóa chất. + Người mua phải yêu cầu có MSDS. Bạn có thể có thêm các thông tin trong MSDS nhưng không ít thông tin hơn trong bảng MSDS đầu tiên.
Xem thêm: Mẫu nội quy kho hàng cho mọi doanh nghiệp
Đối với người xuất khẩu:
+ Phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất để kiểm soát được quá trình xuất/ nhập khẩu sản phẩm. + Đảm bảo người bán phải cung cấp MSDS. + Đảm bảo rằng người mua phải có bảng MSDS tại thời điểm hàng được giao hoặc trước thời điểm nhận được hàng. + Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất phù hợp với từng sản phẩm. Cung cấp thông tin độc hại chính xác. Bộ tài liệu MSDS này không bị quá hạn. (Thường là không quá 3 năm trước ngày nhập khẩu hoặc xuất khẩu). + Người bán có thể phải cung cấp thông tin, kể cả thông tin bí mật thương mại (trong giới hạn cho phép) khi bác sĩ hoặc y tá cấp cứu người.
Đối với người lao động:
+ Theo dõi các thông tin an toàn có biện pháp tự phòng ngừa theo chỉ dẫn. + Hiểu các mục trong MSDS và xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố. + Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất giúp công nhân phòng chống nguy hiểm.
7. Cách làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất:
Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu hóa chất chuẩn bị bảng dữ liệu an toàn phải đảm bảo rằng nó bằng tiếng Anh và bao gồm ít nhất các phần sau, theo thứ tự được liệt kê .
- Mục 1. Nhận dạng vật liệu
- Mục 2. Nhận dạng mối nguy hiểm
- Mục 3. Thành phần / thông tin về thành phần
- Mục 4. Các biện pháp sơ cứu
- Mục 5. Các biện pháp chữa cháy
- Mục 6. Các biện pháp giải phóng tình cờ
- Mục 7. Xử lý và lưu trữ
- Mục 8. Kiểm soát phơi nhiễm / bảo vệ cá nhân
- Mục 9. Tính chất vật lý và hóa học
- Mục 10. Tính ổn định và độ phản ứng
- Mục 11. Thông tin về độc tính
- Mục 12. Thông tin sinh thái
- Mục 13. Cân nhắc xử lý
- Mục 14. Thông tin vận tải
- Mục 15. Thông tin quy định
- Mục 16. Thông tin khác bao gồm ngày chuẩn bị hoặc sửa đổi lần cuối.
Mong rằng với những thông tin trên mà SEC Warehouse đã chia sẻ giúp cho bạn đọc đã hiểu rõ về MSDS là gì. Nếu có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ vận chuyển và lưu trữ hàng hóa thì hãy liên hệ với SEC Warehouse qua số hot line 0901.86.87.86 để được tư vấn với mức giá ưu đãi nhất!.
Thông tin chi tiết liên hệ:
Công ty TNHH TMDV Saigon Express
Địa chỉ: 121 Hoàng Quốc Việt, phường Phú Thuận, Quận 7, Tp.HCM
Website: sec-warehouse.vn
Hotline: 0901 86 87 86
Email: kinhdoanh@sec-warehouse.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa » Số Cas Trong Msds Là Gì
-
Số đăng Ký CAS – Wikipedia Tiếng Việt
-
Số CAS Là Gì? Ý Nghĩa Của Số CAS - Công Ty CP CN Việt Xuân
-
Số Cas Number Là Gì, Un Là Gì?
-
Số CAS Là Gì? Cách Tính & Ứng Dụng - A1 Việt Nam
-
Giải Nghĩa CAS Là Gì Và Những Vấn đề Về Dịch Vụ Tóm Tắt Hóa Học!
-
MSDS Là Gì? Ứng Dụng Thế Nào Trong Xuất Nhập Khẩu?
-
Số Cas Hóa Chất Là Gì - Blog Của Thư
-
MSDS Là Gì? Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất MSDS
-
[PDF] PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT - Agilent
-
Cách Số CAS được Chỉ định Cho Hóa Chất
-
Số UN Là Gì? Mã Số CAS Là Gì? | Yêu Môi Trường
-
MSDS LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA MSDS TRONG VẬN ...
-
【MSDS Là Gì】thành Phần & Thông Tin Một MSDS Cung Cấp
-
MSDS Là Gì? Mục đích Và Công Dụng Của MSDS? - Dịch Vụ Hải Quan
-
Mã CAS Hóa Chất Là Gì ? Tất Tần Tật Về Kí Hiệu ... - Hanimexchem
-
MSDS Là Gì? Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất (Material Safety Data ...
-
MSDS Là Gì? Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất (msds) Gồm Gì? | ALS
-
MSDS Là Gì? Có Những Nội Dung Quan Trọng Nào?
-
MSDS Là Gì? Những Thông Tin Cơ Bản Cần Nắm được Về MSDS