MSDS Là Gì? Mục đích Và Công Dụng Của MSDS? - Dịch Vụ Hải Quan

Contents

  • MSDS (Material Safety Data Sheet) là gì?
    • Ai sẽ là người làm MSDS?
    • Nội dung cần có trong MSDS?
    • Mục đích và công dụng của MSDS?
    • Tham khảo mẫu MSDS ở đâu?
    • QUY ĐỊNH MSDS CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
    • MSDS phải đảm bảo yêu cầu
MSDS (Material Safety Data Sheet) là gì?

MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (viết tắt của từ: Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

Hiện nay, đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột tuy không phải là hàng hóa chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển thì hầu hết các hãng hàng không quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay sẽ đều yêu cầu phải có MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

Vì thế, khi bạn muốn xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm, thì bắt buộc phải xuất trình MSDS thì người vận chuyển mới xem xét có nhận vận chuyển hay không.

MSDS là gì MSDS là gì

Ai sẽ là người làm MSDS?

Trong giao dịch mua bán quốc tế, MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp.

Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Nội dung cần có trong MSDS?

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.
Trong đó:

Tên thương mại/thương phẩm: là tên được thể hiện trên chứng từ mua bán và vận tải, đối với các loại hàng là hợp chất, hóa chất chứa nhiều thành phần hóa học thì thường sẽ có tên gọi riêng, thông dụng hơn tên khoa học

Tên khoa học – tên hóa học

Mã CAS: là thông tin bắt buộc phải được thể hiện trên MSDS ( Chemical Abstracts Service). Mã CAS này là 1 chuỗi số định danh duy nhất của 1 nguyên tố hóa học; hợp chất hóa học; polyme; chuỗi sinh học; hỗn hợp và hợp kim.

  • Các thuộc tính lý học của hóa chất: màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng cháy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần % cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ.
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axit, chất oxy hóa
  • Thông tin khác

– Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người

– Các nguy hiểm về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe lao động và nguy hiểm về phản ứng

– Thiết bị bảo hộ lao động cần thiết sử dụng làm việc với hóa chất

– Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất

– Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn khi sử dụng hóa chất

– Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích…) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất

– Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.

– Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.

– Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.

– Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).

– Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

MSDS là gì

Mục đích và công dụng của MSDS?

  • Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc
  • Cách xử lý nếu không may khi gặp sự cố
  • Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ
  • Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác
  • Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu
  • Đáp ứng điều kiện để bên vận tải chấp thuận vận chuyển quốc tế

Tham khảo mẫu MSDS ở đâu?

Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có quy định hay form mẫu cố định vào cho MSDS, nên hoàn toàn là do các bên tự làm theo hình thức và hàng hóa của riêng mỗi bên. Miễn sao cho có đủ các thông tin cần thiết như HP Toàn Cầu có đề cập phía bên trên.

Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm các bản MSDS của các bên đăng tải công khai trên mạng. Một số trang thư viện MSDS mà bạn có thể tham khảo:

  • http://ilpi.com/msds/index.html
  • https://sciencelab.com
  • http://sciencelab.com/msdsList.php

QUY ĐỊNH MSDS CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

MSDS của mỗi hóa chất được yêu cầu kèm theo bao bì của hóa chất, phải được chuẩn bị bởi các nhà cung cấp hóa chất đó, bằng ngôn ngữ và theo các quy định của quốc gia nơi hóa chất được lưu hành.

GHS (Hệ thống hài hòa toàn cầu) cho MSDS và SDS:

Các tiêu chuẩn gần đây được thông qua ở cấp Liên Hợp Quốc để toàn cầu hóa và chuẩn hóa các quy định và yêu cầu SDS

SDS ở châu Á-Thái Bình Dương: Các quốc gia ở châu Á có những tiêu chuẩn riêng của họ về SDS

Úc tuân theo NOHSC: 2011 (2004)

Các tiêu chuẩn của Trung Quốc là GB 16483-2000, GB T16483-2008 cho MSDS. Trung Quốc cũng thông qua GHS và tiêu chuẩn GB 15258-2009 cho nhãn GHS Trung Quốc

Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS là 27.250

Malaysia đòi hỏi SDS song ngữ bằng cả tiếng Malay và tiếng Anh và sử dụng mẫu chuẩn CSDS

Singapore sử dụng SS 586-3 2008 và đã thông qua GHS

Đài Loan sử dụng định dạng SDS mới nhất của GHS Liên Hợp Quốc.

SDS của Canada:

Tiêu chuẩn là Hệ thống thông tin Vật liệu nguy hại nơi làm việc (Workplace Hazardous Materials Information System – WHMIS)

SDS phải tuân thủ với các Quy định về Sản phẩm bị kiểm soát, Luật Sản phẩm độc hại và ANSI Z400.1-2004

Nhãn sản phẩm và SDS phải có sẵn trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp của Canada

Nhãn an toàn hoá chất phải có cả tiếng Anh và tiếng Pháp trên cùng một nhãn

Ngôn ngữ có thể bao gồm Tây Ban Nha (ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp)

SDS ở châu Âu (EU):

Europe REACH Annex II (Reg 453/2010) / CLP bao gồm các yêu cầu DSD-DPD và GHS trong cùng một tài liệu (SDS)

Áp dụng cho 20 ngôn ngữ chính thức của EU

Áp dụng cho 27 nước EU và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA)

SDS ở Hoa Kỳ:

Tại Mỹ, OSHA yêu cầu rằng MSDS phải báo cho người lao động về các khả năng gây thương tổn tiềm ẩn của mọi hóa chất trong khu vực sản xuất theo luật “Các quyền người lao động được biết”.

MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại mà không phải là cho các hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, MSDS cho các chất tẩy rửa là không thích hợp lắm cho những người chỉ sử dụng một can hóa chất này trong năm, nhưng nó là cực kỳ cần thiết cho những người làm công việc tẩy rửa trong một khu vực chật hẹp tới 40 h trong tuần.

MSDS phải đảm bảo yêu cầu

  • MSDS sẽ yêu cầu có dấu của công ty sản xuất hoặc công ty hiện đang phân phối sản phẩm đó
  • Đảm bảo đầy đủ MSDS cho từng sản phẩm được nhập khẩu hoặc bán để sử dụng trong nơi làm việc
  • Đảm bảo MSDS không quá ba năm trước ngày bán hoặc nhập khẩu và có sẵn bằng cả hai ngôn ngữ chính thức
  • Đảm bảo người mua sản phẩm có bản sao MSDS hiện tại tại thời điểm trước khi người mua nhận được sản phẩm.
  • Cung cấp mọi thông tin (kể cả những thông tin được coi là bí mật thương mại ) cho bất kỳ bác sĩ hoặc y tá nào yêu cầu thông tin cho mục đích chẩn đoán, điều trị y tế.

Bài viết của HP Toàn Cầu đến đây là kết thúc, rất cảm ơn bạn đã theo dõi. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn!

Nguồn: Tổng hợp bởi đội ngũ HP Toàn Cầu

Logistics HP Toàn Cầu - Dịch vụ vận chuyển quốc tế

Công ty TNHH HP Toàn Cầu

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu

Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608

Email: info@hptoancau.com

hoặc yêu cầu báo giá theo link

Từ khóa » Số Cas Trong Msds Là Gì