MSDS Là Gì? Chứng Từ MSDS Trong Xuất Nhập Khẩu - ALS LOGISTICS

Hiểu khái quát thì MSDS chính là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Vớ những thông tin quan trọng xoay quanh loại hóa chất cần vận chuyển để nhằm chuẩn bị những phương án vận chuyển, bảo quản hợp lý.  Đây chính là loại chứng từ thường gặp trong các bộ hồ sơ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên để tìm hiểu chi tiết MSDS là gì và những ứng dụng của chúng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì mời quý bạn đọc theo dõi tiếp bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu MSDS là gì?

MSDS chính là viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, hiểu chính xác là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một loại văn bản có chứa đầy đủ các thông tin của một loại hóa chất nào đó nhằm giúp cho những người làm việc tiếp xúc gần với loại hóa chất này có thể chủ động trang bị những biện pháp an toàn cũng như xử lý các tình huống không may có thể xảy ra để không bị ảnh hưởng. 

Loại chứng từ MSDS thường được sử dụng đối với các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm cao trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản,.. Vì thế nếu như bạn muốn xuất nhập khẩu các loại hóa chất, hàng hóa nguy hiểm thì bắt buộc phải xuất trình chứng từ MSDS để cho người vận chuyển xem xét có nhận vận chuyển loại hàng hóa này được hay không

2. Chứng từ MSDS bao gồm những nội dung gì?

Trong những phiên giao dịch mua bán quốc tế thì chứng từ MSDS sẽ do chính người gửi hàng (Shipper) cung cấp. Shipper có thể là chính công ty thương mại, công ty sản xuất hay nhà phân phối,… Nên sẽ không có một mẫu chung bắt buộc hay một quy tắc nào cho hình thức của một văn bản MSDS. Tuy nhiên, một văn bản MSDS hoàn chỉnh thì cần phải đảm bảo các nội dung sau đây.

  • Tên thương mại: Đây là tên thể hiện trên chứng từ mua bán và chứng từ vận tải. Đối với các loại hợp chất và hóa chất nhiều thành phần hóa học thì sẽ các tên gọi riêng thông dụng hơn tên khoa học của chúng.
  • Tên khoa học – tên hóa học: Bởi vì mục đích chính của chứng từ MSDS là mô tả tóm tắt các loại hóa chất nên tên khoa học – tên hóa học là mục không thể thiếu.
  • Mã CAS: Đây là phần thông tin bắt buộc phải có trong chứng từ MSDS. Loại mã này có tên đầy đủ là Chemical Abstracts Service –  dịch vụ tóm tắt hóa chất. Mã này là một chuỗi số định danh duy nhất của 1 nguyên tố hóa học, chuỗi sinh học, hợp chất hóa học, polyme, hỗn hợp và hợp kim.
  • Điền đầy đủ tên, địa chỉ và các thông tin của nhà sản xuất
  • Thuộc tính vật lý: Điều này thể hiện trạng thái của hóa chất như rắn – lỏng – khí cũng như màu sắc, độ sôi, khả năng hòa tan trong dung môi, điểm bắt lửa,…
  • Thông tin về thành phần hóa học: Điền đầy đủ các thông tin về công thức hóa học, họ hóa chất, tính axit, tính bazơ,..
  • Các thông tin bổ sung: Quy định đóng gói, quy trình làm việc với hóa chất, dụng cụ làm việc được phép tiếp xúc với hóa chất, những tác động có thể có lên môi trường…

3. Công dụng chính của MSDS

Sau khi đã hiểu khái quát về MSDS là gì thì chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu những công dụng của MSDS:

  • MSDS dùng để cảnh báo những mối nguy hiểm trong quá trình tiếp xúc cũng như những quy định cần phải tuân thủ khi tiếp xúc.
  • Chủ động chuẩn bị những cách xử lí khi không may có sự cố xảy ra.
  • Xây dựng các phương án vận chuyển, xếp dỡ phù hợp.
  • Xây dựng các phương án bảo quản hóa chất trên tàu và tại kho bãi sao cho phù hợp, an toàn, không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến các loại hàng hóa khác.
  • Đây là một chứng từ mà cơ quan hải quan có thể yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc về MSDS là gì cũng như công dụng của loại chứng từ này.

Từ khóa » Msds Trong Xuất Nhập Khẩu