MSDS Là Gì? Nội Dung MSDS Cần Những Gì? | SIMBA GROUP

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất nhập khẩu thực phẩm thì sẽ có thuật ngũ MSDS. Vậy MSDS là gì? Nội dung MSDS là gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết này nhé!

MSDS là gì?

MSDS là gì?

  • MSDS là viết tắt của từ Material Safety Data Sheet. Đây là một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Cụ thể hơn thì đây là một dạng văn bản chứa những dữ liệu liên quan đến các thuộc chính của một hóa chất cụ thể.
  • MSDS được đưa ra để những người làm việc với hóa chất đó, hoặc tiếp xúc với nó (bất kể thời gian dài hay ngắn) đều phải có một trình tự nhất định để bảo đảm an toàn hoặc xử lý những ảnh hưởng của hóa chất đó.
  • Thông thường, MSDS sẽ được áp dụng cho các loại mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển như có thể gây cháy nổ, gây ăn mòn,.... MSDS sẽ có tác dụng như một bản chỉ dẫn cho người vận chuyển hàng để họ thực hiện các quy trình an toàn trong quá trình vận chuyển cũng như xếp hàng và xử lý sự cố nếu cần.
  • Các loại thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm không phải hóa chất nguy hiểm nhưng khi vận chuyển bằng đường hàng không thì an ninh hàng không tại sân bay sẽ yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra xem các thành phần trong bảng có an toàn khi người dùng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp hay không.
  • Một thông tin thêm cho bạn rằng từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định rằng tất cả các mặt hàng hóa chất, tạp chất thì những mặt hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước để cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS.
  • Chỉ khi nào khách hàng cung cấp đủ chứng từ, lô hàng mới được xuất ra khỏi Việt Nam và sẽ không có trường hợp ngoại lệ nào cho việc thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hóa được chuyển qua các hãng chuyển phát nhanh quốc tế như
  • Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hóa chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Chỉ khi nào khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam.

Công dụng và chức năng của MSDS

Công dụng và chức năng của MSDS

Ngoài công dụng chính là bảng hướng dẫn cách xử lý đối với hóa chất khi làm việc hay vận chuyển, MSDS còn có một số công dụng và chứng năng khác, cụ thể như sau:

  • MSDS có thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa. Không chỉ đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp hàng lên mà bảng chỉ dẫn còn giúp doanh nghiệp xử lý được những sự cố bất ngờ xảy ra và giải quyết chúng một cách nhanh chóng.
  • Ngoài ra, MSDS còn cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng các vật liệu và hóa chất mà không tuân thủ các khuyến nghị trong việc vận chuyển và xử lý.
  • MSDS còn cung cấp cho người cho người lao động những thông tin cần thiết về việc sử dụng các vật liệu và hóa chất một cách an toàn nhất.
  • Tài liệu chỉ dẫn an toàn hóa chất còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, trang bị đầy đủ các thiết bị, biện pháp đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó nó cũng làm cơ sở để đào tạo quy trình lao động khi tiếp xúc với vật liệu, hóa chất.
  • MSDS còn cung cấp thông tin đầy đủ cho mọi người trong những trường hợp ứng cứu các sự cố xảy ra. Nhận biết được các dấu hiệu của sự cố và xử lý chúng.

Nội dung của bảng MSDS material safety data sheet là gì?

Một bảng MSDS (Material Safety Data Sheet) sẽ bao gồm nhiều phần nội dung khác nhau. Đối với một bảng MSDS chuẩn sẽ bao gồm những phần như sau:

Tên thành phần các hóa chất

Tại phần này sẽ bao gồm đầy đủ tên các loại hóa chất cấu thành sản phẩm và chúng được đánh dấu để nhận biết hóa chất nguy hiểm. Dựa vào số CAS - số hiệu của chất để xác định được chính xác thành phần hóa học trong đó vì nhiều nhiều trường hợp một loại hóa chất nhưng có nhiều tên gọi khác nhau.

Người lập MSDS

Tại phần này sẽ là thông tin đầy đủ của người lập MSDS. Thông tin sẽ bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của người lập, ngày lập MSDS….

Thông tin sản phẩm hàng hóa

Tại đây sẽ là thông tin về sản phẩm hàng hóa. Các chứng từ mua bán có ghi những thông tin sản phẩm, thành phần cấu tạo, công thức hóa học, khối lượng phân tử tạo ra sản phẩm cũng cần phải được ghi một cách chính xác.

Tính lý tính

Tại đây sẽ liệt kê rõ ràng đặc điểm lý tính của sản phẩm như sản phẩm ở dạng gì? (rắn, lỏng, khí…) hình dạng bên ngoài của sản phẩm, khối lượng riêng của sản phẩm, độ pH, độ sôi...

Khả năng cháy

Ở phần này sẽ là các thông tin về nhiệt độ và các điều kiện cháy nổ của hàng hóa và cách xử lý khi cháy nổ xảy ra. Các thông tin về việc lưu trữ, đóng gói, vận chuyển đúng kỹ thuật chống cháy nổ cũng sẽ được ghi tại đây.

Phản ứng của sản phẩm

Đây là phần thông tin về khả năng phản ứng của hóa các hóa chất trong sản phẩm đó với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Một số thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói, vận chuyển để tránh phản ứng hóa học cũng sẽ được ghi tại đây.

Độ độc hại (độc tính)

  • Các chất hóa học trong sản phẩm có tác động thế nào đến người dùng khi tiếp xúc và cách xử lý các trường hợp nhiễm độc sẽ được nêu trong phần này.
  • Thêm vào đó sẽ có các thông tin cụ thể về mức độ ô nhiễm với nước, không khí, đất dựa trên các chỉ số phát tán của chất hóa học đó ra môi trường.

Ai là người làm MSDS?

Sẽ có nhiều người thắc mắc rằng, vậy cuối cùng ai là người sẽ làm MSDS. Hiện nay chủ yếu các shipper sẽ là người làm MSDS. Các công ty sản xuất, nhà phân phối sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin để khai bảo MSDS. Ngoài ra có một số lưu ý nhỏ đổi với người làm MSDS cụ thể như sau:

  • Bảng MSDS hoàn chỉnh sẽ cần yêu cầu đầy đủ thông tin đã kể ở trên. Các thông tin này cần phải được viết một cách chính xác và đúng theo các giấy tờ và chứng từ liên quan.
  • Một MSDS sẽ có dấu mộc tròn của nhà sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc người gửi để làm cơ sở xác định tính pháp lý. Nếu MSDS bị làm giả thì bên phụ trách làm sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật.
  • Lô hàng khi gửi sẽ phải kèm theo MSDS từ đại lý vận chuyển. Sau đó chúng sẽ được chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS,.. để bên an ninh hải quan chuyển đi. Người gửi sẽ phải chịu trách nhiệm nếu gửi sai lô hàng. Lúc này lô hàng sẽ bị tạm giữ và lập biên bản và đóng phạt. Cuối cùng mới được trả về hoặc hủy hàng tùy vào loại hàng hóa.

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi cho các bạn để trả lời cho câu hỏi MSDS là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hay bạn muốn tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com

Từ khóa » Msds Trong Xuất Nhập Khẩu