Mũ Bảo Hiểm Xe đạp Tốt-Đặc điểm Nhận Biết

Mũ bảo hiểm xe đạp tốt rất đa dạng về kiểu dáng, giá thành, thương hiệu. Tuy nhiên, đa phần chúng có những đặc điểm khá tương đồng. Vậy nếu giá thành của mũ xe đạp 700k sẽ khác mũ xe đạp giá rẻ 250k chỗ nào?

Mục Lục

  • 1 Cấu tạo mũ bảo hiểm xe đạp
  • 2 Mũ bảo hiểm xe đạp tốt có các đặc điểm sau
    • 2.1 Lớp nhựa bao phủ bên ngoài: chống trầy, ép đúc, không dán
    • 2.2 Lớp xốp
    • 2.3 Dây quai: cước mềm, sáng, không tưa gây ngứa da
    • 2.4 Độ che phủ của mũ đủ sâu
    • 2.5 Vòng siết – tăng đơ: dẻo tốt
    • 2.6 Vị trí nón cân bằng khi đội
    • 2.7 Công nghệ
    • 2.8 Phụ kiện
  • 3 Chính sách bảo hành của mũ bảo hiểm xe đạp chính hãng

Cấu tạo mũ bảo hiểm xe đạp

Bất kì mẫu mũ bảo hiểm xe đạp nào cũng có 3 phần như sau

  • Lớp vỏ ngoài : Được sử dụng phổ biến bằng nhựa cứng, bề mặt thường không kín để thoát khí và làm mát khi đạp xe.
  • Lốp xốp : Lớp xốp này có tác dụng hấp thu xung động có chất liệu bằng nhựa cứng được ép nén để tăng mức độ chống chịu va đập nhưng vẫn đảm bảo nhẹ nhất cho người dùng.
  • Dây đai điều chỉnh : Chúng được lằm bằng nhựa dẻo, kết nối với tăng đơ điều chỉnh để cố định mũ xe đạp trên đầu.

Đây là 3 bộ phận mà hầu hết mũ xe đạp nào cũng có. Chúng ta hãy tìm hiểu xem những bộ phận này của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe đạp tốt sẽ có đặc điểm gì?

Mũ bảo hiểm xe đạp tốt có các đặc điểm sau

Để không bị rối trong muôn vàn sản phẩm hiện nay, bạn có thể dùng mắt thường quan sát các đặc điểm sau mà chỉ có mũ bảo hiểm xe đạp tốt mới có.

Mu Xe Dap Tot

Lớp nhựa bao phủ bên ngoài: chống trầy, ép đúc, không dán

Lớp nhựa PC-Polycarbonate được ví như lớp áo ngoài cùng của mũ. Đặc điểm và tính chất của chúng tương tự nhựa ABS.

Vai trò của bộ phận này giúp giữ màu sơn bền lâu, chống thấm nước tốt, chịu nhiệt cao, có độ dẻo dai và tính cơ học tốt.

Nếu mất đi lớp nhựa này, lớp xốp bên trong mũ sẽ lộ ra. Nhựa PP – thành phần chính của xốp dễ thấm nước và mất độ bền.

Đối với các mũ bảo hiểm xe đạp tốt, lớp nhựa PC này rất quan trọng và được ép đúc dính chặt vào phần thân xốp. Những mẫu mũ rẻ tiền chúng chỉ được dán bằng keo công nghiệp. Khi dùng khoảng 1 năm, lớp keo này “chết” và tự bong ra, mũ sẽ không sử dụng được nữa.

Ảnh: Chụp đường tiếp giáp PC và xốp

Lớp xốp

Phần lớn mũ bảo hiểm xe đạp hiện nay sử dụng vật liệu nhựa PolyPropylene – PP. 

Nhựa PP có tính bền cơ học cao, khá cứng chắc. PP không màu không mùi,không vị, không độc. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo, trong đó có công nghệ sản xuất mũ bảo hiểm xe đạp.

Trích nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Polypropylen

Những tính năng của PP giúp mũ xe đạp có trọng lượng siêu nhẹ, giảm bớt lực đè nén lên cổ người đi xe đạp. Tối ưu hiệu suất hoạt động của vận động viên đạp xe đường dài.

Lưu ý: Đối với xốp trắng – một chế phẩm của Nhựa EPS chuyên dùng để làm các tấm Foam (xốp), làm các thùng xốp, hộp xốp… có độ bền cơ học kém hơn.

Dây quai: cước mềm, sáng, không tưa gây ngứa da

Dây đeo mũ bảo hiểm xe đạp tốt được dệt từ vải dù – một loại vải chuyên dụng chắc chắn có cấu tạo từ sợi nhựa polypropylene siêu bền, đảm bảo mềm mịn và không tưa lông khi dùng lâu. Dây có trang bị thêm phần đệm cằm tạo cảm giác êm ái.

Non Poc 02 Ong Po Den Xanh Ngoc (8)
Ảnh: dây quai

Độ che phủ của mũ đủ sâu

Những thương hiệu mũ xe đạp uy tín luôn cân bằng giữ thiết kế đẹp mắt và độ an toàn. Độ che phủ là công thức an toàn cơ bản mà sản phẩm cần có. Theo đúng chuẩn kiểm định, mũ phải che qua gáy (phần tóc dưới cùng sau ót) và thân mũ phủ gần chạm đến vành tai trên cùng.

Tuy nhiên, hình dạng đầu mỗi người khác nhau nên tiêu chí trên có thể linh hoạt.

Ảnh: Thước đo chiều sâu mũ xe đạp

Vòng siết – tăng đơ: dẻo tốt

Bộ phận quan trọng không kém là thanh chằng và nút tăng-đơ điều chỉnh độ siết chặt của sản phẩm. Cấu tạo từ nhựa và khá mỏng, những sợi tăng chỉnh này sẽ dễ “giòn” khi dùng lâu và gãy. Như vậy chức năng điều kích cỡ của mũ không còn và người dùng không thể sử dụng được. Những mẫu mũ bảo hiểm xe đạp tốt có sợi nhựa mềm và dẻo dai, chúng chống chịu cơ học tốt hơn.

Vị trí nón cân bằng khi đội

Hãy đội mũ lên đầu, chỉnh kích cỡ và thang dây phù hợp. Sau cùng hãy dùng tay kéo đẩy mũ để kiểm tra mức độ xô lệch của mũ. Mũ càng tốt sẽ càng ít xê dịch vì thiết kế được nghiên cứu chi tiết tối ưu độ bám của sản phẩm lên đầu nhất có thế.

Công nghệ

Những dòng mũ bảo hiểm xe đạp tốt hiện nay ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực sang chấn va đập. Điển hình nhất là các công nghệ lệch trọng tâm điểm va chạm như MIPS, SPIN, WaveCel … Những dòng sản phẩm này chủ yếu là nhập khẩu và có giá thành vài triệu đồng cho một sản phẩm.

Phụ kiện

  • Kính chắn gió: kính chủ yếu là kính râm chống nắng được gắn bằng nam châm trước mũ, ẩn bên trong hoặc lắp ốc nhựa như mũ bảo hiểm thông thường. Bạn có thể tham khảo các dòng mũ bảo hiểm xe đạp có kính. Dù là kính được gắn như thế nào thì cũng phải đảm bảo độ bám chắc, không xộc xệch, rụng rời khi người dùng di chuyển trên địa hình bằng phẳng hay gập ghềnh.
  • Mui che nắng: làm bằng nhựa mỏng và nhẹ, vị trí lắp gắn chính xác, không bị đùn, cong, vênh, kéo giãn …mui khi lắp vào.
Non Xe Dap Poc Falcon F02 Den Carbon (10)
phụ kiện mũ xe đạp

Chính sách bảo hành của mũ bảo hiểm xe đạp chính hãng

So với mũ bảo hiểm mô tô thì mũ bảo hiểm xe đạp tốt có thời gian bảo hành thấp hơn. Trung bình là tầm 1-3 tháng. Nếu bạn mua hàng chính hãng có thể bảo hành tại shop đại lý lẫn hãng. Điều quan trọng là bạn hãy đọc kỹ cách thức bảo quản mũ xe đạp vì chúng được liệt kê trong hướng dẫn của nhà sản xuất. Những lỗi trong phạm vi bảo quản sai cách sẽ khó được bảo hành trọn vẹn.

Những ngày đông mau qua và tháng này rực rỡ mùa hè lại đến. Hãy dành thêm thời gian cho bản thân, duy trì lối sống lành mạnh như đạp xe dạo phố cùng với trang bị an toàn bằng cách đội mũ bảo hiểm chất lượng tốt bạn nhé.

Từ khóa » Tác Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Xe đạp