Nên Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe đạp Nào?

Dù là đi xe đạp, bạn vẫn nên bảo vệ vùng đầu an toàn bằng cách đội mũ bảo hiểm. Thực tế là mũ bảo hiểm xe đạp đang rất được ưa chuộng vì sự thoải mái tuyệt vời mà nó mang lại, cũng như hiệu quả bảo vệ cho người dùng. Thậm chí một số quốc gia đã quy định thành luật khi đi xe đạp phải đội mũ.

Hiện nay có quá nhiều mũ bảo hiểm xe đạp trên thị trường và người dùng không biết nên chọn dòng sản phẩm nào. Bài viết này sẽ nêu những khác biệt dựa trên tính năng và tiêu chuẩn để bạn đọc dễ quyết định khi lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình.

Mục Lục

  • 1 Chọn mũ bảo hiểm xe đạp theo 5 mẹo sau
    • 1.1 Mục đích sử dụng mũ xe đạp
    • 1.2 Mũ bảo hiểm dùng để đạp xe đường trường
    • 1.3 Mũ bảo hiểm xe đạp leo núi
    • 1.4 Mũ bảo hiểm xe đạp đa năng
    • 1.5 Mũ bảo hiểm xe đạp sử dụng trong thành phố
    • 1.6 Mẹo chọn mũ bảo hiểm xe đạp thoải mái
  • 2 Cách điều chỉnh kích cỡ mũ bảo hiểm xe đạp
  • 3 Lưu ý về kích cỡ mũ bảo hiểm xe đạp
  • 4 Những thông số kiểm định chất lượng mũ xe đạp
    • 4.1 MIPS – Hệ thống bảo vệ tác động đa chiều
    • 4.2 WaveCel
    • 4.3 SPIN
  • 5 Những phụ kiện khác của mũ bảo hiểm xe đạp
    • 5.1 Mui che nắng
    • 5.2 Thanh chắn cằm
    • 5.3 Kính chắn gió
    • 5.4 Gắn Camera hành trình
  • 6 Chăm sóc mũ bảo hiểm xe đạp đúng cách
  • 7 Khi nào cần thay mũ bảo hiểm xe đạp

Chọn mũ bảo hiểm xe đạp theo 5 mẹo sau

Mục đích sử dụng mũ xe đạp

Mũ bảo hiểm xe đạp thuộc nhóm mũ bảo hiểm thể thao. Những dòng mũ này có những đặc điểm khác biệt nhằm hỗ trợ các vận động viên. Đối với mũ xe đạp hiện được trang bị thêm các kính chắn gió được lắp bằng nam châm hoặc bắt ốc như mũ bảo hiểm xe máy. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn chọn dòng sản phẩm phù hợp.

Nếu chỉ sử dụng để đạp xe dạo phố thì bạn có thể sử dụng khá nhiều loại tùy sở thích và ngân sách.

Mũ bảo hiểm dùng để đạp xe đường trường

Mũ bảo hiểm xe đạp đi đường sẽ gọn và nhẹ hơn mũ bảo hiểm xe đạp địa hình. Những dòng mũ này thường thông thoáng, mát mẻ vì có nhiều lỗ thoáng khí.

Lua Chon Mu Bao Hiem Xe Dap Tot Nhat

Mũ bảo hiểm xe đạp leo núi

Mũ bảo hiểm xe đạp leo núi có độ che phủ cao hơn và ít lỗ thoát khí hơn. Mui che nắng – Lưỡi trai thường dài hơn giúp che nắng cho vận động viên hoạt động trong khu vực phức tạp, ít bóng râm. Các loại kính râm hay kính chắn gió của mũ không được sử dụng với đối tượng đạp xe địa hình vì gây vướng víu, có thể rớt khi giằng xóc.

Mũ bảo hiểm xe đạp đa năng

Thiết kế khí động học được tối ưu trong mẫu mũ xe đạp đa năng này nên chúng có nhiều đặc điểm khác biệt so với các mẫu khác. Đặc điểm dễ nhận biết là mặt trước sản phẩm được bo tròn và phần đuôi phía sau dài nhọn. Thiết kế này giúp giảm lực cản của gió, hạn chế bật ngược mũ ra sau. Giá thành của chúng có thể cao hơn so với các mẫu xe đạp dùng di chuyển nhẹ nhàng trong thành thị.

Các mẫu mũ xe đạp POC 01, JC M25 … điển hình cho dòng sản phẩm này.

Mũ bảo hiểm xe đạp sử dụng trong thành phố

Thành phố đông xe nên ngoài các tính năng kể trên. Màu sắc đóng thêm vai trò phản quang để giúp người đi xe dễ nhận ra và né tránh từ xa. Do vậy, xu hướng các gam màu dòng sản phẩm này thường tươi sáng và cá tính.

Trong đô thị, người đạp xe trên quãng đường thường không quá dài nhưng họ lại quan tâm đến khả năng che mưa nắng nhiều hơn. Do vậy, những mẫu mũ xe đạp có phần che phủ lớn lại

được người dùng quan tâm. Điển hình là dòng mũ xe đạp Fornix A02NM-E3 kính bảo hộ

Mẹo chọn mũ bảo hiểm xe đạp thoải mái

Chọn mũ bảo hiểm xe đạp đúng kích cỡ và phù hợp nhu cầu sử dụng là điều quan trọng nhất. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm các dòng sản phẩm mũ xe đạp kể trên để phân loại nhu cầu của mình.

Về kích thước, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây

Để tìm kích thước chính xác, hãy đo chu vi vòng đầu của bạn bằng thước dây vải (hoặc dùng dây). Đo phần lớn nhất trên đầu của bạn, thường là một cm trên lông mày. Định cỡ mũ bảo hiểm xe đạp hoạt động như thế này:

  • Cực nhỏ: dưới 51cm
  • Nhỏ: 51cm – 55cm
  • Trung bình: 55cm – 59cm
  • Lớn: 59 cm – 63 cm
  • Cực lớn: trên 63cm

Hầu hết các mũ bảo hiểm xe đạp là freesize, có tăng-đơ điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhiều size đầu.

Cách điều chỉnh kích cỡ mũ bảo hiểm xe đạp

Đầu tiên, bạn đội mũ vào đúng vị trí, ổn định trên đầu. Điều chỉnh độ chặt tổng thể bằng cách siết hoặc thả bởi bánh xe tăng-đơ phía sau. Khi bạn thấy độ chặt vừa đầu thì ngưng. Nếu không có bánh xe, bạn có thể sử dụng nhiều miếng đệm khác nhau để chêm lót.

Bước tiếp theo là dây cài mũ. Vị trí đúng là chúng tạo thành hình chữ V và nằm yên dưới mỗi tai (điều chỉnh cho đến khi mũ không còn xộc xệch). Bây giờ hãy kiểm tra độ vừa vặn bằng cách mở rộng miệng và mũ bảo hiểm phải ép vào đỉnh đầu của bạn. Nếu không, hãy thắt chặt dây đeo và lặp lại (chỉ cần không làm cho nó chặt một cách khó chịu).

Lưu ý về kích cỡ mũ bảo hiểm xe đạp

Kích thước mũ xe đạp không giống nhau. Một số có thân to hơn trong khi đó một số khác lại tròn, ngắn… Hình ảnh trên website có thể khiến bạn lầm tưởng. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn, mô tả chi tiết về sản phẩm để ước lượng thực tế với mẫu sản phẩm bạn đang sử dụng.

Đặc biệt đối với trẻ em, có thể chúng quá bé để sử dụng mũ xe đạp của người lớn. Hiện tại có những mẫu mũ xe đạp phù hợp cho riêng trẻ.

Non Xe Dap Poc 05 Falcon Nho Gon Den Bong (9)
Ảnh so sánh mũ poc 02 và poc 05

Những thông số kiểm định chất lượng mũ xe đạp

Mũ bảo hiểm xe đạp được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi chấn thương đầu trong trường hợp va chạm hoặc ngã. Các nhà sản xuất thương hiệu lớn luôn có quy  trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chúng đủ tiêu chuẩn an toàn. Mũ bảo hiểm bảo vệ chúng ta theo hai cách, lớp vỏ nhựa bên ngoài và lớp xốp lót bên trong.

Lớp vỏ bên ngoài thường trơn lán, cho phép mũ bảo hiểm trượt qua khi va chạm và bảo vệ mũ tránh bị móp, lủng bởi những vật nhọn. Lớp lót bên trong nhằm mục đích hấp thu lực va chạm, giúp giảm tốc và phân tán lực tác động khỏi vị trí va chạm.

Công nghệ tiên tiến liên tục được cập nhật giúp giảm rủi ro va chạm cho người dùng. Sau đây là các công nghệ mới nhất và các ưu điểm

MIPS – Hệ thống bảo vệ tác động đa chiều

MIPS – Multi Directional Impact Protection System là công nghệ tiên tiến giúp hạn chế tổn thương lên não.

Dựa trên một nguyên ly đơn giản. Khi mũ va chạm với vật cứng tại một điểm, mũ sẽ xoay độc lập, mục đích làm chệch lực tác động lên điểm va chạm đó, giảm bớt truyền động đến não.

WaveCel

Wavecel là vật liệu có cấu trúc tổ ông hoặc tế bào được đặt bên trong các lớp vỏ của mũ bảo hiểm. Đặc điểm của lớp vật liệu này là khả năng chịu lực nén ép, tăng hiệu suất bảo vệ đầu so với những dòng mũ bảo hiểm xe đạp thông thường khác. Đây là công nghệ nón bảo hiểm đầu tiên nhận được tài trợ từ Viện Sức Khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (US National Institute of Health).Theo các nhà phát triển thì WaveCel sẽ giúp giảm tỷ lệ chấn thương não trong va chạm so với mũ bảo hiểm xe đạp EPS lên đến 48 lần.

Wavecel

SPIN

Nguyên lý hoạt động công nghệ SPIN tương tự như MIPS, nhưng nó đơn giản hơn. Thay vì sử dụng cấu trúc treo đàn hồi quay khi va đập, SPIN sử dụng miếng đệm được phát triển đặc biệt được đặt ở những vị trí quan trọng trong mũ bảo hiểm. Những miếng đệm này cắt hoặc di chuyển theo bất kỳ hướng nào để tạo ra hiệu ứng tương tự.

Cong Nghe Spin Mu Xe Dap 2

Những phụ kiện khác của mũ bảo hiểm xe đạp

Mui che nắng

Mui che nắng hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt gây chói người dùng. Đặc biệt với những ai đi xe đạp địa hình. Hầu hết các mũ xe đạp đều có mui này kèm theo.

Thanh chắn cằm

Tác dụng phụ kiện này tương tự hàm lật của mũ fullface xe máy. Chúng đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp địa hình, bảo vệ khuôn mặt khi lao dốc với tốc độ cao.

Kính chắn gió

Mũ bảo hiểm xe đạp hiện nay được trang bị kính chắn gió, được ẩn trong mũ hoặc tháo lắp bằng nam châm. Phụ kiện này vừa tăng tiện ích cho người dùng vừa là điểm nhấn thời trang cho sản phẩm.

Non Xe Dap Poc Falcon F02 Den Carbon (10)
kính chắn gió và mui che nắng của mũ xe đạp

Gắn Camera hành trình

Những chuyến phượt đường dài không chỉ dành cho xe máy mà còn cho các phượt thủ xe đạp. Camera hành trình kết hợp với mũ bảo hiểm xe đạp là không thể thiếu. Một số phượt thủ lựa chọn gắn đèn chiếu hoặc máy ảnh mini …

Lưu ý là bạn nên chọn mũ xe đạp có kết cấu phù hợp để gắn được các phụ kiện phượt này.

>>>Xem thêm: https://nonbaohiemdep.vn/camera-hanh-trinh-cho-xe-may/

Chăm sóc mũ bảo hiểm xe đạp đúng cách

  • Hạn chế sử dụng chung mũ bảo hiểm.
  • Vệ sinh mũ bảo hiểm xe đạp bằng xà phòng nhẹ và nước bằng một miếng vải mềm. Miếng đệm lót có thể tháo rời và giặt riêng. Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tránh đặt mũ bảo hiểm xe đạp tại các nguồn nhiệt (chẳng hạn như gác mái hoặc cốp xe ô tô). Điều này có thể gây ra bong bóng và sẽ làm hỏng tính toàn vẹn của mũ bảo hiểm.

Khi nào cần thay mũ bảo hiểm xe đạp

Bạn nên thay thế mũ bảo hiểm khi chúng từng bị va đập. Đây là lời khuyên của hầu hết nhà sản xuất ngay cả khi nó trông còn ổn. Đa phần mũ bảo hiểm được thiết kế để hấp thụ một tác động duy nhất mà mắt bạn không thể phân biệt những hư hại của sản phẩm.

Nếu mũ bảo hiểm của bạn chưa từng trải qua bất kỳ tác động nào, nó nên được thay thế sau năm năm. Thời tiết, tia cực tím và nhiệt độ sẽ làm vật liệu trở nên “giòn” và kém chịu lực theo thời gian.

Từ khóa » Tác Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Xe đạp