Mức đệm Vốn Của Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam Còn Mỏng

“Ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động
Thanh khoản ngân hàng đã bớt căng thẳng
Ngân hàng tăng vốn và sức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Vốn mỏng tại các ngân hàng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Internet
Vốn mỏng tại các ngân hàng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Internet

Vừa qua, tại một tọa đàm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, NHNN đã triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng cho giai đoạn 2011-2020.

Nhờ đó, hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%; 19 tổ chức tín dụng Việt Nam nằm trong danh sách Top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương xét về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi năm 2019; phần lớn tổ chức tín dụng tuân thủ yêu cầu về vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II...

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, mức đệm vốn của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam còn mỏng, một số tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và an toàn của các ngân hàng.

Nhận xét về mức độ vốn của hệ thống ngân hàng, nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam vẫn yếu hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt, hệ số CAR vẫn đang ở mức thấp tại một số ngân hàng quốc doanh.

NHNN cũng cho biết, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%, nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế. Nếu tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô.

Trong năm 2020, NHNN đã lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn thêm một năm, trước lo ngại nếu áp dụng ngay sẽ dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.

Hiện hàng loạt ngân hàng đã và đang lên kế hoạch tăng vốn bằng nhiều hình thức. Theo nghiên cứu từ SSI Research, có khoảng 16 ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu lên kế hoạch tăng vốn điều lệ đáng kể trong năm 2021. Cụ thể, vốn điều lệ tại các ngân hàng này theo kế hoạch tăng 82,7 nghìn tỷ đồng (tăng 31% cùng kỳ năm trước), trong đó 61,8 nghìn tỷ đồng (tăng 75%) ước tính tăng qua chia tách cổ phiếu; 18,3 nghìn tỷ đồng (tăng 22%) từ phát hành riêng lẻ và/hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu; và 2,6 nghìn tỷ đồng (tăng 3%) thông qua phát hành ESOP.

SSI Research cho rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng niêm yết đã vượt tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Nên đến nay, các ngân hàng cần bộ đệm vốn lớn hơn để duy trì đà tăng trưởng hiện tại, trong khi vẫn đáp ứng biên độ an toàn vốn lớn hơn trong giai đoạn đại dịch. Hơn nữa, theo các chuyên gia, các ngân hàng cần tăng vốn nhằm đáp ứng tỷ lệ CAR theo quy định, tối thiểu 8%.

Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, tăng vốn chủ sở hữu được coi là "gối đệm" để ngân hàng đối phó với khủng hoảng và xử lý những thiệt hại nếu xảy ra. Ngân hàng nào có vốn mỏng thì chỉ cần vài món nợ mất vốn là ngân hàng có nguy cơ phá sản, nhưng ngược lại sẽ trụ vững nếu vốn dày.

Từ khóa » Bộ đệm Vốn Là Gì