Mục đích Của Xét Nghiệm PAP Và Xét Nghiệm HPV Có Giống Nhau ...

Hỏi:

Mục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có giống nhau không?

Trả lời:

Để giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê – Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã giải đáp như sau:

Chào bạn,

Mục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV là khác nhau và không thể dùng thay thế được cho nhau. Xét nghiệm PAP giúp phát hiện những tế bào cổ tử cung bất thường có khả năng tiến triển thành ung thư. Còn xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư cổ tử cung, loại virus có thể gây biến đổi bất thường tế bào cổ tử cung với chủng nguy cơ cao. Do đó, xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có thể kết hợp với nhau, để đưa ra quyết định xét nghiệm tiếp theo và liệu trình điều trị hợp lý.

Đối với việc có cần làm đồng thời cả xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV hay không, điều này còn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm PAP. Nếu xét nghiệm PAP cho ra kết quả bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm nữa, trong đó có xét nghiệm HPV. Thực tế, với phụ nữ trên 30 nên thực hiện xét nghiệm PAP và HPV cùng lúc để không bỏ sót các xét nghiệm bất thường so với xét nghiệm PAP riêng lẻ. Một người phụ nữ có kết quả xét nghiệm PAP bình thường, xét nghiệm HPV âm tính có rất ít nguy cơ phát triển bất thường những năm sau đó.

Đối với người đã cắt bỏ tử cung và cổ tử cung thì không cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung nữa. Đối với người chỉ cắt bỏ một phần tử cung, nhưng cổ tử cung vẫn còn thì vẫn nên thực hiện xét nghiệm PAP.

Lưu ý thêm trước khi thực hiện xét nghiệm PAP 48 giờ, bạn không nên quan hệ tình dục. Việc quan hệ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu xét nghiệm hoặc gây tổn thương cổ tử cung, dẫn đến một số kết quả bất thường, khiến việc thực hiện xét nghiệm PAP không còn chính xác nữa. Ngoài ra, bạn nên thực hiện xét nghiệm PAP ngoài chu kỳ kinh nguyệt, vì máu có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Không sử dụng thụt rửa âm đạo, băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo, thuốc xịt hoặc bột trong ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm PAP.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai

Sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai?

Chào bạn, Rất vui vì bạn đang quan tâm đến vấn đề tiêm phòng vắc xin trước mang thai. Về câu hỏi: sau khi tiêm vắc xin...

sùi mào gà nguy hiểm thế nào

Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội...

xét nghiệm pap bất thường

Làm gì khi xét nghiệm PAP có kết quả bất thường?

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội...

xét nghiệm pap

Xét nghiệm Pap là gì?

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Chào bạn, Xét nghiệm...

đã tiêm phòng hpv

Đã tiêm phòng HPV thì có nguy cơ mắc sùi mào gà không?

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Chào bạn, Bệnh sùi...

khám phụ khoa có phát hiện ung thư cổ tử cung

Khám phụ khoa có phát hiện được ung thư cổ tử cung không?

Để giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã giải...

lưu ý khi bị sùi mào gà

Những lưu ý khi bị sùi mào gà, mụn cóc sinh dục?

Để trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC đã giải đáp như sau: Chào...

Từ khóa » Khám Hpv Như Thế Nào