Xét Nghiệm HPV Quan Trọng Với Chị Em Phụ Nữ Như Thế Nào?

1. HPV là gì?

HPV (Human Papilloma Virus) là một loại virus gây u nhú ở người và được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều chủng virus khác nhau và không phải chủng nào cũng gây bệnh.

Theo nghiên cứu, trong số 100 chủng virus được tìm thấy, chỉ có khoảng 40 loại gây bệnh tại hậu môn và bộ phận sinh dục. Trong đó chủng số 16 và 18 là hai chủng có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung (chiếm 70% nguyên nhân được tìm thấy). Ngoài ra HPV còn có thể gây ung thư hậu môn, âm đạo, âm hộ và dương vật.

Hình 1: HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.

Hình 1: HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.

Những phụ nữ trẻ đã từng quan hệ tình dục hoặc quan hệ với nhiều người sẽ có nguy cơ nhiễm virus HPV cao nhất. Bởi virus này lây chủ yếu qua đường tình dục, ngoài ra cũng có thể lây nhiễm nếu quan hệ đường miệng hoặc hậu môn. Đường lây truyền từ mẹ sang con thường hiếm khi xảy ra.

2. Xét nghiệm HPV giúp sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung như thế nào?

Hiện nay có 2 phương pháp Xét nghiệm HPV phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư cổ tử cung đó là :

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap: đây là phương pháp lấy tế bào ở cổ tử cung đem đi phân tích dưới kính hiển vi. Virus sẽ xâm nhập vào cổ tử cung và gây ra các biến đổi hình thái tế bào, các loại tổn thương tế bào cụ thể sẽ được các nhà giải phẫu bệnh xác định cụ thể.

- Xét nghiệm định type virus HPV: bác sĩ sản phụ khoa sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết tại nơi có tổn thương sùi, loét, dịch phết ở cổ tử cung hoặc bất kỳ nơi nào có tổn thương nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm trên máy sinh học phân tử.

Xét nghiệm thường sẽ cho kết quả âm tính hoặc dương tính. Dựa vào đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp và có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn.

Xét nghiệm âm tính

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính, nếu bạn nghĩ rằng mình hoàn toàn không mắc ung thư cổ tử cung là sai. Bởi có thể bạn bị ung thư cổ tử cung do nguyên nhân khác hoặc do xét nghiệm chỉ phát hiện được một phần các chủng virus. Còn lại rất nhiều các chủng virus HPV khác vẫn chưa được phát hiện ra.

Chính vì vậy, để sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, bác sĩ khuyến cáo chị em nên kết hợp xét nghiệm HPV và Pap để tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh.

Hình 2: Ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm dương tính

Trong trường hợp kết quả dương tính, điều này đồng nghĩa với việc có sự xuất hiện của virus trong cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh và việc kiểm tra các tổn thương cổ tử cung mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số kỹ thuật khác như:

- Sinh thiết tế bào cổ tử cung để phát hiện các tế bào bất thường.

- Nội soi cổ tử cung để thấy tổn thương và kết hợp lấy mảnh sinh thiết làm xét nghiệm.

- Kết hợp tiến hành làm thêm xét nghiệm Pap. Thông thường ở phụ nữ dưới 30 tuổi khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ 3 năm/ lần. Còn đối với những phụ nữ ngoài 30 tuổi, tần suất này có thể là từ 6 tháng đến 1 năm tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có khoảng cách tái khám khác nhau để hiệu quả nhất trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên cần phải phụ thuộc vào kết quả HPV, nếu dương tính bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để có thể chẩn đoán cho bạn.

Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, người thuộc nhóm nguy cơ cũng là cơ sở để bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm thường xuyên hơn.

3. Những đối tượng nào nên làm xét nghiệm HPV?

Đường lây truyền chủ yếu của virus đó là qua quan hệ tình dục, vì vậy những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh.

Xét nghiệm HPV được khuyến cáo 100% đối với những phụ nữ trên 30 tuổi đã từng quan hệ tình dục. Theo nghiên cứu, đây là độ tuổi dễ nhiễm virus hơn cả.

4. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà chị em cần lưu ý

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh đáng sợ và vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên các chị em có thể chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách:

- Nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện những bất thường nếu có.

- Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung: đây là phương pháp cũng khá phổ biến hiện nay giúp phòng ngừa các chủng virus gây ung thư thường gặp nhất.

- Cần tiến hành kết hợp xét nghiệm Pap và HPV định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Thông qua đó điều trị kịp thời và làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

- Chung thủy một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn.

- Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ.

Hình 3: Quan hệ tình dục an toàn là một trong những cách phòng bệnh.

Hình 3: Quan hệ tình dục an toàn là một trong những cách phòng bệnh.

5. MEDLATEC - Địa chỉ sàng lọc ung thư cổ tử cung tin cậy cho chị em

Nhằm giúp chị em phụ nữ xóa bỏ nỗi lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này, hiện nay tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai rất nhiều các xét nghiệm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung từ cơ bản đến chuyên sâu. Có nhiều gói khám phụ khoa ở các mức khác nhau cho các khách hàng có thể thoải mái lựa chọn gói khám phù hợp nhất với bản thân.

Chi phí cho các gói khám được dao động từ 900.000đ - 1.600.000đ bao gồm nhiều kỹ thuật như nội soi cổ tử cung, khám phụ khoa, xét nghiệm HPV định type, HPV High Risk, Pap, Thinprep, Cellprep,...

Hình 4: MEDLATEC - địa chỉ khám phụ khoa uy tín.

Hình 4: MEDLATEC - địa chỉ khám phụ khoa uy tín.

Tất cả các xét nghiệm đều được thực hiện trên hệ thống máy móc hiện đại và tiên tiến bậc nhất. Trong đó xét nghiệm HPV được tiến hành trên hệ thống máy QIA với bộ kit chuyên dụng và khả năng chẩn đoán chính xác virus. Qua đó trả cho khách hàng kết quả chính xác kịp thời.

Để giúp các chị em có điều kiện chăm sóc sức khỏe, MEDLATEC luôn thường xuyên có những ưu đãi đặc biệt giảm chi phí cho các gói khám phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vì vậy quý khách hãy theo dõi các thông tin về các dịch vụ của MEDLATEC trên fanpage và website để không bỏ lỡ những ưu đãi tuyệt vời này nhé.

Từ khóa » Khám Hpv Như Thế Nào