Mục I - Phần A - Trang 30,31 Vở Bài Tập Vật Lí 9 - VBT Vật Lý - Tìm

Đề bài

I - ĐIỆN TRỞ 

C1.

Nhận dạng các loại biến trở. Trong mỗi loại có bộ phận nào có thể chuyển động được?

+ biến trở con chạy: con chạy

+ biến trở tay quay: tay quay

+ biến trở than

C2.

Nếu mắc biến trở vào mạch điện ở hai đầu AB thì khi dịch chuyển con chạy C, điện trở của mạch điện không thay đổi điện trở.

Vì nếu mắc 2 đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C không làm thay đổi chiều dài cuộn dây có dòng điện chạy qua.

C3.

Nếu mắc biến trở vào mạch điện ở hai đầu AN, nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C, điện trở của mạch điện cũng thay đổi.

Vì chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ thay đổi và điện trở của biến trở cũng thay đổi theo.

C4.

+ Theo sơ đồ ở hình 10.2a: dịch chuyển con chạy → thay đổi chiều dài → thay đổi điện trở của biến trở.

+ Theo sơ đồ ở hình 10.2b: dịch chuyển con chạy → thay đổi chiều dài → thay đổi điện trở của biến trở.

+ Theo sơ đồ ở hình 10.2c: dịch chuyển con chạy → thay đổi chiều dài → thay đổi điện trở của biến trở.

2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện

C5.

Sơ đồ mạch điện: 

C6.

+ Để con chạy C ở điểm N thì biến trở có giá trị điện trở lớn nhất, vì khi đó dòng điện chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở.

+ Khi dịch chuyển con chạy C về phía M, chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua giảm dần nên điện trở của biến trở giảm dần. Do đó đèn sáng hơn.

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con chạy của biến trở đến vị trí sao cho điện trở của biến trở là nhỏ nhất (vì biến trở mắc nối tiếp với đèn trong mạch), đó là điểm M. Khi con chạy đặt ở điểm M thì dòng điện hầu như không chạy qua cuộn dây của biến trở, điện trở của biến trở khi ấy là nhỏ nhất.

3. Kết luận

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

Từ khóa » Dịch Chuyển Con Chạy Của Biến Trở Ta Có Thể Làm Thay đổi