Mức Sinh ở Việt Nam - Nhân Tố Tác động đến Tăng Trưởng Dân Số

logo tap chi Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
  • HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
    • Tin tức - sự kiện
    • Thống kê tập trung
    • Thống kê Bộ, ngành
  • KINH TẾ - XÃ HỘI
    • Thời sự - Chính trị
    • Kinh tế
    • Văn hóa - Xã hội - Môi trường
  • TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
    • Số liệu thống kê
    • Kinh tế - Xã hội
    • Chuyên đề cơ sở
  • NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
  • SÁCH HAY THỐNG KÊ
  • QUỐC TẾ
    • Thống kê nước ngoài
    • Hội nhập quốc tế
  • LIÊN HỆ
  • THƯ VIỆN
    • Thư viện ảnh
    • Thư viện video
    • Thư viện tài liệu
  • GIỚI THIỆU
Trang chủ TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG Số liệu thống kê CTV gửi bài Site map Mức sinh ở Việt Nam - Nhân tố tác động đến tăng trưởng dân số 20/07/2020 - 02:09 PM Cỡ chữ Là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, mức sinh là thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (TĐT năm 2019) đã thu thập thông tin về lịch sử sinh của phụ nữ từ 10-49 tuổi thuộc các địa bàn điều tra mẫu (gồm các thông tin: Số con đã từng sinh; số con hiện còn sống; số con đã chết; tháng và năm sinh dương lịch của lần sinh gần nhất, số con trai và số con gái của lần sinh gần nhất; số con trai và số con gái được sinh ra từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019) đước lượng các chỉ tiêu về mức sinh. Những số liệu về mức sinh từ TĐT sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về thực trạng mức sinh tại Việt Nam thời gian qua. Tổng tỷ suất sinh (TFR) - là số con đã sinh ra sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ (15-49 tuổi). Kết quả số liệu về TFR giai đoạn 2001 - 2019 của Việt Nam có xu hướng giảm đều qua các năm, từ 2,25 con/ phụ nữ năm 2001 xuống 1,99 con/phụ nữ năm 2011; giai đoạn 2012 - 2019, đạt bằng hoặc dưới mức sinh thay thế (dao động từ 2,04 đến 2,10 con/phụ nữ). Năm 2019, TFR của Việt Nam thấp hơn so với TFR trung bình của các nước Đông Nam Á (TFR của khu vực Đông Nam Á năm 2019 là 2,2 con/phụ nữ). TFR của Việt Nam chỉ cao hơn bốn nước trong khu vực Đông Nam Á là Bru-nây và Ma-lai-xi-a (1,9 con/phụ nữ), Thái Lan (1,5 con/phụ nữ) và Xin-ga-po (1,1 con/phụ nữ) (Nguồn số liệu: https://www.prb.org/international/geography/southeast-asia). Theo kết quả TĐT năm 2019, TFR của khu vực thành thị là 1,83 con/phụ nữ, thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,26 con/phụ nữ). TFR của khu vực thành thị luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong khi TFR của khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế trong gần hai thập kỷ qua. Sự khác biệt về TFR giữa khu vực thành thị và nông thôn có thể là do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn và việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn nên tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này. Kết quả thống kê cũng cho thấy, trong những năm qua, TFR ở khu vực nông thôn giảm khá nhanh từ 2,38 con/phụ nữ năm 2001 xuống còn 2,26 con/phụ nữ năm 2019, trong khi con số này ở khu vực thành thị gần như thay đổi không đáng kể, xoay quanh mức 1,80 con/phụ nữ trong gần hai thập kỷ qua. Rõ ràng là trong thời gian qua, có sự thay đổi rất tích cực trong nhận thức về lợi ích sinh ít con của phụ nữ nông thôn. Mức sinh ổn định ở dưới mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua (trừ năm 2013 và năm 2015 có TFR = 2,10 con/phụ nữ) một lần nữa khẳng định sự thành công của Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, Chương trình dân số và phát triển và nhiều chương trình, chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe sinh sản ở khu vực nông thôn. Tuy vậy, mức sinh ở nông thôn vẫn cao hơn khá nhiều so với ở thành thị và đang cao hơn mức sinh thay thế. Do vậy, trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình kết hợp với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm phát triển khu vực nông thôn. Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao; cao hơn mức sinh thay thế. Hai vùng có mức sinh thấp và thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có TFR thấp nhất cả nước (1,39 con/phụ nữ), Hà Tĩnh có TFR cao nhất cả nước (2,83 con/phụ nữ). Tổng số có 22 địa phương thuộc nhóm có TFR dưới 2,1 con/phụ nữ (dưới mức sinh thay thế), trong đó có Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; có 29 địa phương thuộc nhóm có TFR bằng 2,1 con/phụ nữ đến dưới 2,5 con/phụ nữ (bằng mức sinh thay thế), trong đó có Hà Nội, Hải Phòng; có 12 tỉnh thuộc nhóm có TFR từ 2,5 con/phụ nữ trở lên (mức sinh cao). Số địa phương có TFR cao hơn mức sinh thay thế đang có xu hướng tăng (năm 2009: 29 tỉnh, năm 2019: 41 tỉnh). Thành phố Hồ Chí Minh và đa số các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có TFR thấp hơn mức sinh thay thế (trừ tỉnh Bình Phước: 2,27 con/phụ nữ). Dân tộc Hoa có mức sinh thấp nhất (1,53 con/phụ nữ), 21 dân tộc có mức sinh cao (TFR từ 2,5 con/phụ nữ trở lên). Đặc biệt có 3 dân tộc có mức sinh rất cao (TFR trên 3,5 con/phụ nữ): Xơ Đăng, Bru Vân Kiều và Mông với giá trị TFR tương ứng là: 3,57; 3,64 và 3,68 con/phụ nữ. Phụ nữ có trình đđại học có TFR thấp nhất (1,85 con/phụ nữ), tiếp đến là phụ nữ có trình độ cao đẳng (1,91 con/phụ nữ). Phụ nữ chưa bao giờ đi học có TFR khá cao (2,59 con/phụ nữ) và phụ nữ có trình đ cấp có TFR cao nhất (3,71 con/phụ nữ). Phụ nữ thuộc nhóm “Giàu nhất” có mức sinh thấp nhất (2,00 con/phụ nữ). Phụ nữ thuộc 3 nhóm (“Giàu”, “Trung bình” và “Nghèo”) có số con trung bình là 2 con. Phụ nữ thuộc nhóm “Nghèo nhất” có mức sinh cao nhất, với TFR là 2,40 con/phụ nữ, cao hơn nhiều mức sinh thay thế. Điều này cho thấy cần đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ thuộc nhóm “Nghèo nhất”. Có thể thấy, định hướng “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển” như đã được nêu trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu, Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đang dần được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Việt Nam đã đạt dưới mức sinh thay thế, tuy nhiên vẫn còn có sự khác biệt đáng kể giữa các địa phương và các vùng; các nhóm dân tộc; trình độ giáo dục, đào tạo và các nhóm mức sống ngũ phân vị của phụ nữ. Điều này cho thấy Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác truyền thông nhằm giảm bớt khoảng cách về mức sinh thay thế giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các nhóm dân cư khác nhau. Mức sinh ở Việt Nam - Nhân tố tác động đến tăng trưởng dân số Ảnh minh họa: Nguồn internet Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) ASFR cho biết bình quân cứ 1000 phụ nữ trong một độ tuổi (hoặc một nhóm tuổi) nhất định có bao nhiêu trẻ sinh sống trong thời kỳ nghiên cứu, thường là 12 tháng trước thời điểm điều tra. Theo kết quả từ cuộc TĐT, ASFR của phụ nữ nhóm 25-29 tuổi có mức sinh cao nhất, bình quân cứ 1000 phụ nữ trong nhóm tuổi này thì có 130 trẻ sinh sống; tiếp đến là nhóm phụ nữ từ 20-24 tuổi với ASFR là 120 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ; và nhóm phụ nữ từ 30-34 tuổi có ASFR là 84 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ. Như vậy, phần lớn phụ nữ Việt Nam sinh con ở độ tuổi từ 20 đến 29. Mô hình sinh có sự thay đổi trong thời kỳ 1999 - 2019: Mức sinh cao nhất dịch chuyển từ nhóm tuổi 20-24 với 158 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ năm 1999 sang nhóm tuổi 25-29 với 133 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ năm 2009 và tương tự ở nhóm tuổi 25-29 với 130 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ năm 2019. Mức sinh có khác biệt rõ rệt ở độ tuổi 15-19 với 24 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ năm 2009 so với 35 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ năm 2019. Kết quả cho thấy, mô hình “sinh muộn” năm 2019 được duy trì ở nhóm tuổi 25-29, tương tự như kết quả năm 2009. ASFR của khu vực thành thị không những thấp hơn mà còn có độ “trễ” so với khu vực nông thôn, nghĩa là phụ nữ thành thị sinh muộn và sinh ít con hơn phụ nữ nông thôn. Ở khu vực thành thị, mức sinh cao nhất thuộc về phụ nữ 25-29 tuổi với 127 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ; trong khi ở khu vực nông thôn, mức sinh cao nhất thuộc về nhóm tuổi 20-24 với 147 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ. Nếu so với mức sinh của phụ nữ cùng nhóm tuổi 20-24 ở khu vực thành thị thì con số được sinh ra của những phụ nữ sống ở khu vực nông thôn cao gần gấp đôi (147 trẻ em sinh sống/1000 phụ nữ so với 78 trẻ em sinh sống/1000 phụ nữ). Một điểm khác biệt nữa là nhóm tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) ở khu vực nông thôn có ASFR cao gần gấp ba lần so với ASFR ở nhóm tuổi này ở khu vực thành thị (tương ứng là 45 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ và 16 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ). Điều này có thể là do phụ nữ ở khu vực nông thôn không có nhiều cơ hội để theo học trình độ cao hơn như phụ nữ ở khu vực thành thị nên họ thường kết hôn và sinh con sớm hơn phụ nữ ở khu vực thành thị; hoặc có thể do phong tục, tập quán tại các vùng nông thôn vẫn còn hiện tượng tảo hôn nên dẫn đến phụ nữ ở khu vực nông thôn sinh con sớm, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sinh con ở tuổi chưa thành niên TĐT năm 2019 thu thập thông tin về tình hình sinh con của trẻ em nữ chưa thành niên (từ 10 đến 17 tuổi), nhóm tuổi đang trong quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần và chưa phù hợp để làm mẹ, nhằm cung cấp căn cứ chính xác đánh giá thực trạng trẻ em gái sinh con ở độ tuổi này, từ đó có cơ sở để có thể hoạch định các chính sách bảo vệ cần thiết. Theo kết quả TĐT năm 2019, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp trẻ em nữ chưa thành niên sinh con trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên sinh con chiếm tỷ trọng 3,3‰, trong đó cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰), cao hơn 8,5 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng (1,1‰). Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 10-17 tuổi sinh con cao thứ hai (6,8‰). Nguyên nhân khiến hai vùng này có tỷ lệ phụ nữ sinh con ở độ tuổi chưa thành niên cao hơn hẳn so với các vùng khác một phần là do điều kiện sống khó khăn, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng của kết hôn và sinh con sớm tới sức khỏe bà mẹ trẻ em còn hạn chế; ngoài ra là do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về việc lấy chồng và sinh con sớm. Tỷ lệ phụ nữ từ 10-17 tuổi sinh con ở khu vực nông thôn là 4,2‰, cao hơn ba lần so với khu vực thành thị (1,3‰). Điều này chứng tỏ nữ chưa thành niên ở khu vực nông thôn có xu hướng sinh con sớm hơn khu vực thành thị. Tỷ suất sinh thô (CBR) CBR biểu thị số trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu, thường là 12 tháng trước thời điểm điều tra, tính bình quân trên 1.000 người dân có đến thời điểm điều tra. Tỷ suất này tính trên toàn bộ dân số (tức là bao gồm cả những người có khả năng và không có khả năng sinh con). Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, CBR của Việt Nam năm 2019 là 16,3 trẻ sinh sống/1000 dân. CBR của khu vực nông thôn là 16,3 trẻ sinh sống/1000 dân, cao hơn 0,1 điểm phần nghìn so với CBR của khu vực thành thị (16,2 trẻ sinh sống/1000 dân). CBR của toàn quốc cũng như khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến năm 2018 và tăng nhẹ năm 2019 ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ số giới tính khi sinh (SRB): Phản ánh cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỷ số này thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của SRB chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu. SRB của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay, đưa ra bằng chứng về mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam. Trong đó, SRB năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Sự gia tăng bất thường về SRB của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách. Theo đó, những cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng giới tính khi sinh và sự quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm xóa bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai ở Việt Nam trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được khắc phục. SRB của khu vực thành thị thấp hơn nông thôn, tương ứng là 110,8 và 111,8 bé trai/100 bé gái. SRB giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể, SRB cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái). Sự khác biệt của SRB giữa khu vực thành thị và nông thôn thuộc Đồng bằng sông Hồng cũng cao nhất cả nước. SRB của Trung du và miền núi phía Bắc năm 2009 là 108,5 bé trai/100 bé gái, tăng lên 114,2 bé trai/100 bé gái năm 2019. SRB của Đồng bằng sông Hồng năm 2009 là 115,3 bé trai/100 bé gái, tăng nhẹ lên 115,5 bé trai/100 bé gái năm 2019. Qua 10 năm, mức tăng SRB của Trung du và miền núi phía Bắc nhiều hơn mức tăng SRB của Đồng bằng sông Hồng. Có thể thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam là do một số nguyên nhân như: Sự ưa thích sinh con trai trong bối cảnh giảm sinh, văn hóa Nho giáo với phong tục về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên cũng như đánh giá thấp giá trị của nữ giới trong gia đình và xã hội tại mỗi vùng, miền và việc tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn trong lựa chọn giới tính thai nhi khi mang thai hoặc chuẩn đoán giới tính thai nhi dẫn tới nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính,… Việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc. Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã chỉ ra các hệ lụy tới cấu trúc gia đình và các vấn đề xã hội trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay, tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái quan sát được gần đây ở nhiều quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai. Cấu trúc dân số trong những thập kỷ tới sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại, với quy mô dân số nam vượt trội trong một thời gian dài. Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra trong tương lai do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai. Lựa chọn giới tính trước khi sinh là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Do đó, số liệu theo dõi các diễn biến của SRB là cần thiết, nhằm đưa ra các can thiệp kịp thời về chính sách và chương trình. Nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng mức sinh tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là trước thực trạng về SRB, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Do đó, tại Hội nghị lần thứ sáu, Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ “Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng” và đặt mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”, “Đến năm 2030: Tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”. Chỉ đạo của Đảng về mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên đã được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thông qua Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030./. Gia Linh Về trang trước In trang Các bài viết khác 8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Ninh Bình tiếp tục đà tăng trưởng khá 8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Ninh Bình tiếp tục đà tăng trưởng khá

11/09/2024

Hà Tĩnh - Tín hiệu vui về chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2024 Hà Tĩnh - Tín hiệu vui về chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2024

19/08/2024

Hà Nam: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 7 tháng tăng 28,1% so cùng kỳ Hà Nam: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 7 tháng tăng 28,1% so cùng kỳ

08/08/2024

Cao Bằng: Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 22,75% so cùng kỳ Cao Bằng: Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 22,75% so cùng kỳ

07/08/2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng, sản xuất thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng, sản xuất thủy sản

18/06/2024

Hà Tĩnh -  5 tháng đầu năm 2024, phát triển kinh tế - xã hội  đạt kết quả khá tích cực Hà Tĩnh - 5 tháng đầu năm 2024, phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả khá tích cực

18/06/2024

Hải Dương – hoạt động sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng ổn định Hải Dương – hoạt động sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng ổn định

14/06/2024

Hà Giang kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan Hà Giang kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan

14/06/2024

Lào Cai- 4 tháng đầu năm 2024 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,42% so cùng kỳ năm trước Lào Cai- 4 tháng đầu năm 2024 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,42% so cùng kỳ năm trước

06/05/2024

Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

02/05/2024

Cao Bằng: Vốn đầu tư phát triển 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện tăng khá Cao Bằng: Vốn đầu tư phát triển 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện tăng khá

01/05/2024

Vĩnh Phúc: Sản xuất nông nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 phát triển ổn định Vĩnh Phúc: Sản xuất nông nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 phát triển ổn định

30/04/2024

Đầu tư vào các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh tăng gấp hơn 2 lần Đầu tư vào các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh tăng gấp hơn 2 lần

16/04/2024

Nam Định: Hoạt động thương mại, dịch vụ quý I/2024 tiếp tục xu hướng phát triển ổn định Nam Định: Hoạt động thương mại, dịch vụ quý I/2024 tiếp tục xu hướng phát triển ổn định

15/04/2024

Bình Dương xuất siêu gần 2,6 tỷ USD trong quý I/2024 Bình Dương xuất siêu gần 2,6 tỷ USD trong quý I/2024

11/04/2024

Hà Nam - Vốn đầu tư phát triển ước tính đạt trên 9,8 nghìn tỷ đồng trong quý I/2024 Hà Nam - Vốn đầu tư phát triển ước tính đạt trên 9,8 nghìn tỷ đồng trong quý I/2024

10/04/2024

Đồng Nai - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản quý I năm 2024 tăng 3,57% so cùng kỳ Đồng Nai - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản quý I năm 2024 tăng 3,57% so cùng kỳ

10/04/2024

Tình hình đầu tư và xây dựng tại Vĩnh Long trong quý I/2024 Tình hình đầu tư và xây dựng tại Vĩnh Long trong quý I/2024

08/04/2024

Thực hiện Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 tại Bắc Ninh Thực hiện Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 tại Bắc Ninh

05/04/2024

Triển khai Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Triển khai Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

04/04/2024

Tình hình đầu tư và xây dựng tỉnh Nghệ An những tháng đầu năm 2024 Tình hình đầu tư và xây dựng tỉnh Nghệ An những tháng đầu năm 2024

04/04/2024

Sôi động hoạt động xuất nhập khẩu Thừa Thiên Huế quý I năm 2024 Sôi động hoạt động xuất nhập khẩu Thừa Thiên Huế quý I năm 2024

03/04/2024

Một số vấn đề xã hội tỉnh Đắk Nông quý I năm 2024 Một số vấn đề xã hội tỉnh Đắk Nông quý I năm 2024

02/04/2024

Một số nét về tình hình hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang quý I năm 2024 Một số nét về tình hình hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang quý I năm 2024

02/04/2024

Lai Châu – tích cực triển khai hoạt động sản xuất nông nghiệp trong quý I/2024 Lai Châu – tích cực triển khai hoạt động sản xuất nông nghiệp trong quý I/2024

02/04/2024

Hoạt động Tín dụng 2 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội Hoạt động Tín dụng 2 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội

14/03/2024

Ninh Thuận: Vận tải hành khách và hàng hóa hai tháng đầu năm tăng mạnh Ninh Thuận: Vận tải hành khách và hàng hóa hai tháng đầu năm tăng mạnh

13/03/2024

Tình hình sản xuất công nghiệp tại tỉnh Kiên Giang tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024 Tình hình sản xuất công nghiệp tại tỉnh Kiên Giang tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024

06/03/2024

Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tháng Hai và 2 tháng năm 2024 Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tháng Hai và 2 tháng năm 2024

06/03/2024

Tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh Tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

21/02/2024

Sản xuất thủy sản tháng  1/2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối thuận lợi Sản xuất thủy sản tháng 1/2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối thuận lợi

20/02/2024

Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Long An tháng Một năm 2024 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Long An tháng Một năm 2024

20/02/2024

Kon Tum: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 tăng 4,53% Kon Tum: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 tăng 4,53%

19/02/2024

Tháng 1/2024, Thái Bình thực hiện tốt chính sách lao động việc làm Tháng 1/2024, Thái Bình thực hiện tốt chính sách lao động việc làm

19/02/2024

Tỉnh hình sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 tỉnh Hưng Yên Tỉnh hình sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 tỉnh Hưng Yên

11/02/2024

Bình Định: Duy trì tốt hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tháng Một năm 2024 Bình Định: Duy trì tốt hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tháng Một năm 2024

11/02/2024

Tin tức nổi bật Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng Tổng cục Thống kê với triển khai Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia Tổng cục Thống kê với triển khai Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia Khoa học dữ liệu - công cụ đảm bảo thành công cho tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam Khoa học dữ liệu - công cụ đảm bảo thành công cho tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Tinh hình kinh tế xã hội - cả nước Chi số giá Emagazine Tư liệu MP3 Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh anh 1 anh 2 anh 3 Hội thảo triển khai công tác phối hợp giữa Ban chỉ đạo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông trong thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Video Ngành Thống kê vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 Ngành Thống kê vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 Số hóa dữ liệu thống kê tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin Số hóa dữ liệu thống kê tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếu

TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN

Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn Chung nhan Tin Nhiem Mang © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 222 Tổng truy cập: 56.353.427 Top

Từ khóa » Mức Sinh ổn định