Mục Tiêu Chung Của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông 2018Điểm mới về mục tiêu của chương trình gdpt 2018Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 79.000đ

Chương trình GDPT mới xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực được kỳ vọng. Vậy Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông 2018 như thế nào?

Mục tiêu, quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  • 1. Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
  • 2. Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018
  • 3. Điểm mới về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

1. Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Như vậy có thể thấy mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông được phân cấp rõ ràng qua từng cấp học và được tựu chung thành mục tiêu chung lớn để sau khi thế hệ trẻ hoàn thành đầy đủ những chương trình đó sẽ có được sự phát triển toàn diện về mọi mặt.

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thay đổi nhất định nhờ vào quá trình đánh giá và rút ra kinh nghiệm từ chương trình giáo dục cũ, nên chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều điểm tiến bộ hơn.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới được thay đổi thì những học sinh học xong chương trình THCS là có thể lựa chọn việc tiếp tục hoặc không để đi làm việc và học nghề. Hiện tại thì mục tiêu này còn phù hợp nhưng trong tương lai việc giáo giục phổ cập nên được nâng lên thành giáo dục THPT vì độ tuổi hết THCS các em vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Độ tuổi còn ham chơi nên cần được giáo dục thêm để có thể vững vàng hơn trong suy nghĩ và hành động với tương lai của bản thân.

2. Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:

5.1. Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

5.2. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

5.3. Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học- công nghệ và yêu cầu của thực tế./.

3. Điểm mới về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Điểm khác biệt giữa mục tiêu chương trình GDPT năm 2006 và 2018 là:

  • Mục tiêu chương trình GDPT 2006: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Mục tiêu chương trình GDPT 2018: Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Có thể thấy được điểm mới trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là:

  • Thứ nhất, Tập trung chủ yếu để học sinh làm chủ kiến thức và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống. Vì trong chương trình mục tiêu cũ chỉ tập trung vào giáo dục mà không chú trọng vào thực hành khiến cho việc vận dụng kiến thức vào đời sống còn hạn chế. Mà mục tiêu giáo dục là phục vụ cho mọi hoạt động đời sống.
  • Thứ hai, Giúp các em có định hướng nghề nghiệp phù hợp. Còn trong chương trình giáo dục cũ chỉ chuẩn bị cho các em kiến thức để học lên và lao động mà không có hoạt động định hướng. Đây là điểm mới quan trọng vì có thể thấy độ tuổi của học sinh còn khá trẻ, chưa hiểu được khả năng của bản thân, nhiều trường hợp học tập theo xu hướng và phong trào. Từ đó khiến cho các em không phát huy hết khả năng của bản thân mà còn tạo ra lực lượng lao động các ngành nghề bị chênh lệch.
  • Thứ ba, hướng tới việc xây dựng cho các em cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú từ đó có đóng góp tích cực cho đất nước. Đây là điểm mới trong chương trình giáo dục cũ không đề cập đến. Vì việc quan tâm đến nhân cách, cá tính và đời sống tâm hồn là môt việc quan trọng. Bởi mỗi con người đều có những định hướng, tâm hồn, tính cách khác nhau, nếu không phát triển hoặc phát triển không phù hợp sẽ sinh chán nản và mất định hướng.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Từ khóa » Mục Tiêu Giáo Dục Tiểu Học