Mục Tiêu Của Giáo Dục Hiện Nay - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Sư phạm
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.9 KB, 7 trang )
Câu 1: Mục tiêu giáo dục hiện nay? Môn Giáo Dục Công Dân có vai trògì trong việc đạt được mục tiêu đó?- Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen củamột nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông quagiảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướngdẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệmnào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hayhành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường đượcchia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dụctrung học, và giáo dục đại học- Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhâncách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó làmột hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giaiđoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục.Mục tiêu giáo dục trong các nhà trường hiện đạiChúng ta định đưa ra cho xã hội những mẫu người có những kiến thức, kĩ năngvà phẩm chất gì để sống và làm việc trong tương lai? Trả lời câu hỏi trên chínhlà xác định rõ mục tiêu giáo dục.Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nóđịnh hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọnlọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành các bậchọc và toàn bộ phương pháp dạy và học.Có thể nói vắn tắt: Sản phẩm của giáo dục là năng lực và chất lượng nguồnnhân lực tương lai của một đất nước.Có nhiều cách hiểu và quan niệm về mục tiêu giáo dục, theo những tiếp cậngiáo dục hiện đại, có thể tóm tắt mục tiêu giáo dục ở các nhà trường phổ thônghiện nay bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ (hay kiến thức, kỹ năng trí tuệ,kỹ năng sống - nhân cách).Năng lực của con người hiện nay được đánh giá trên cả ba khía cạnh: Kiếnthức, kỹ năng và thái độ, vậy mục tiêu của bậc học phổ thông là: Hình thành vàphát triển được nền tảng tư duy trí tuệ của con người trong thời đại mới.Như vậy mục đích hay mục tiêu cuối cùng của giáo dục không phải là khẩuhiệu chung chung mà phải là cái đích cụ thể, cái đích ấy phải hình dung được,xác định được, kiểm nghiệm được, đánh giá được...Ví dụ, năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,vậy xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần những mẫu người như thế nào?Mẫu người ấy cần những loại hình kiến thức gì? Cần các kỹ năng tư duy vàphẩm chất trí tuệ gì? Cần các kỹ năng sống và phẩm chất đạo đức gì? Đó chínhlà chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội tương lai. Đó chính là các tiêu chítuyển chọn nhân sự của các nhà sản xuất kinh doanh và cũng chính là mục tiêugiáo dục mà nhà trường cần theo đuổi.Mục tiêu giáo dục ngày nay được tóm tắt như sau:Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến về kết quả đạt được của mộtquá trình giáo dục nhất định. Những mong muốn này có tính chất lý tưởng, làcái mà con người đang hướng tới, đang phấn đấu để đạt được. Nó có tác dụngđịnh hướng, điều khiển hoạt động giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhấtđịnh. Có thể phân biệt mục đích và mục tiêu qua một số dấu hiệu:Mục đíchMục tiêu1. Có tính định hướng, tính lí 1. Có tính cụ thể với hành động vàtưởng2. Thời gian thực hiện dài3. Tính rộng lớn khái quát củavấn đề4. Không thể đo được kết quả5. Cấu trúc phức tạp, được tạothành do nhiều mục tiêu kết hợplạiphương tiện xác định2. Thời gian thực hiện ngắn, xác định3. Tính xác định của vấn đề4. Kết quả có thể đo được5. Là một bộ phận của mục đíchTrước đây, ở Việt Nam người ta thường nói: Đào tạo ra những con người vừahồng vừa chuyên, hoặc: Đào tạo ra những con người có đủ tài đức, hoặc: Mụctiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động.... Và để đạt được cácmục tiêu ấy thì: Tiên học lễ, Hậu học văn... Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáodục và các giáo viên hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệtnếu hỏi về các kĩ năng kiến thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được làgì, Lễ bây giờ là gì? Văn bây giờ là gì?... thì chắc chắn sẽ có rất nhiều cách hiểuvà giải thích khác nhau. Vì vậy việc đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu giáodục để tất cả các cấp quản lí giáo dục, tất cả các thầy cô giáo và toàn xã hộicùng thống nhất hiểu đúng đắn về mục tiêu giáo dục từ đó mọi cấp giáo dục vàtoàn xã hội đều hướng tới thực hiện được mục tiêu ấy.Môn giáo dục công dân có vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu đó?Chúng ta biết rằng môn giáo dục công dân về thực chất là giáo dục conngười, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Nhưng giáo dục nhưthế nào để hiệu quả, giáo dục như thế nào là đủ, là đúng thì chúng ta vẫn chưacó câu trả lời chính xác.Những năm gần đây hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật ngày càng có chiềuhướng gia tăng, với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng đó là do sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh.Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn và có những bước điđúng đắn để giải quyết tình trạng trên.Nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng của việc dạy và học môn giáodục công dân trong nhà trường chúng ta thấy:Học sinh thường có tư tưởng xem nhẹ môn học coi đó là môn phụ, thấymôn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng, khó hiểu, những điều học xongthường không được thực hành. Việc học môn học này đối với học sinh thườngmang tư tưởng đối phó, học vẹt. Một tuần chỉ học có một tiết mà môn học lạikhông thi tốt nghiệp nên học sinh thờ ơ, xem nhẹ. Học sinh thường tỏ ra khônghứng thú, thiếu đầu tư cho môn học, thiếu nghiêm túc khi học.Chính giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy môn học này cũng có tưtưởng coi đây là môn phụ nên ít trau dồi,tìm tòi kiến thức, những phương phápmới phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy. Qúa trình dạy và học của giáo viênvà học sinh ngày qua ngày đi theo lối mòn, làm cho sự nhàm chán càng giatăng. Chính việc ít có thời gian tìm hiểu học sinh trên lớp cũng là một trở ngạilớn đối với giáo viên. Bởi vậy cần phải thay đổi suy nghĩ không chỉ của họcsinh mà cả những giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạyViệc quan trọng hiện nay là làm cho học sinh và chính những nhà giáo dụchiểu được vai trò cũng như hiệu quả mà môn học này. Thay đổi lối suy nghĩ vàcái nhìn đối với một môn học mang sứ mệnh quyết định đến tình cảm,tâm hồn,đạo đức, lối sống của người học. Biến môn giáo dục công dân trở thành vũ khítinh thần có sức mạnh to lớn chống lại sự suy thoái đạo đức của một bộ phậngiới trẻ hiện nayGiáo dục công dân đóng vai trò rất quan trọng nó được thể hiện:Thứ nhất: Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhhình thành nhân cách học sinh. Khi sinh ra mỗi học sinh giống như tờ giấytrắng, chính sự dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội mà hình thành nênnhân cách một con người. Nhà trường là nơi mà trẻ em được giáo dục đầy đủnhất về các mặt như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ….Trong đó môn giáo duc côngdân đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo duc đạo đức cho học sinh. Môn giáodục công dân hình thành cho các em những tri thức, niềm tin đạo đức, từ đóhình thành nên các hành vi đạo đức, và động cơ đạo đức tương ứng. Nhữnghành động sai thường bắt nguồn từ những quan điểm sai lệch, chính vì vậy màngay từ dầu chúng ta phải hướng các em học sinh đến những quan điểm đạo đứcđúng đắn, phù hợp với quan niện đạo đức của xã hội, để hình thành nên nhữngthói quen đạo đức tốt. Giáo viên trực tiếp là người uốn nắn những tư tưởng sailệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng là phù hợp với quan niệmđạo đức của xã hội, điều gì là chưa đúng để các em kịp thời sửa chữa.Thứ hai: Giáo dục công dân là môn học cung cấp cho học sinh cáinhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan. Trong cuộc sống biết nhìnnhận mọi vấn đề một cách khách quan, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình.Nhận thức đúng đắn quá trình hình thành và phát triển của thế giới. Tin tưởngvào sự phát triển của xã hội, tránh xa những hủ tục, lạc hậu và mê tín dị đoan.Trở nên bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống. Có thái độ cầu thị tronghọc tập,rèn luyện và lao động sản xuất. Tránh cho học sinh tư tưởng chủ quan,coi thường việc nhỏ. Đây là những đức tính tốt giúp ích rất nhiều trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu của học sinh sau này. Là con đường để hình thành nhâncách con người xã hội chủ nghĩaThứ ba: Giáo dục công dân là phương tiện hữu hiệu để giúp học sinhhình thành kỹ năng sống. Kỹ năng sống của học sinh là khả năng vận dụngnhững kiến thức ( khái niện, cách thức, phương pháp…) để giải quyết mộtnhiệm vụ. Bất cứ kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết. Những kiến thứcmà môn giáo dục công dân đã cung cấp cho học sinh chính là những cơ sở đầyđủ và mang tính khách quan nhất. Kỹ năng quan trọng mà học sinh tiếp nhậnđược khi học môn giáo dục công dân là những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp,kỹ năng ứng xử, kỹ năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng nhận biết, kỹ năng phánđoán, kỹ năng phân tích, kỹ năng phản hồi thông tin,…. Nhờ những kỹ năngnày mà học sinh có thể tự tin hơn trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bảnthân gia đình và xã hội.Như vậy có thể nói môn giáo duc công dân có một vai trò vô cùng to lớnđối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nó giúp cho học sinh cónhững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Việc dạyhọc có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hộiđang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Xây dựng môi trường văn hóahọc đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình trạngbạo lưc trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòabình, hạnh phúc.II. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn GDCD.1. Mục tiêu của môn GDCD. Mục tiêu của nền giáo dục XHCN là đào tạonhững con người tích cực xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, có văn hóa cao,phát triển toàn diện. Mục tiêu giáo dục & đào tạo trả lời câu hỏi: Giáo dục, dạyhọc để làm gì ? Đáp ứng yêu cầu gì của xã hội ? Môn GDCD có mục tiêu giáodục học sinh THPT trở thành người công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam . Nói cụ thể hơn, mônGDCD góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích cho xã hội, hìnhthành ở họ những phẩm chất, năng lực, nhân cách của người công dân mới. 8Để đạt mục tiêu đó, quá trình dạy học, giáo dục phải hướng tới việc nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách cho thế hệtrẻ. Mục tiêu giáo dục theo điều 2 của Luật giáo dục năm 2005 đã xác định:“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, sức khỏe, thẩmmỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứngyêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”….Điều 27 của Luật giáo dụccũng xác định, mục tiêu đối với giáo dục phổ thông: “Giúp học sinh phát triểntoàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách conngười Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ tổ quốc. Môn GDCD hướng vào ba mục tiêu cơ bản + Trang bịtri thức công dân trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, kinh tế, phápluật. + Hình thành ý thức công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ, giáo dục tinhthần, trách nhiệm, tình cảm lành mạnh của công dân. + Rèn luyện hành vi, thóiquen, ý thức, tình cảm, đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức đã tích lũy, giải quyết những vấn đề trong thực tiễncuộc sống.2. Nhiệm vụ: Mục tiêu của giáo dục và mục tiêu đào tạo ở bậc phổ thông trunghọc được cụ thể hóa qua nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao tri thức, kỹ năng, bồidưỡng và phát triển nhân cách tốt đẹp của học sinh. NHiệm vụ môn GDCDxuất phát từ mục tiêu môn học. Có thể nêu lên nhiệm vụ của môn GDCD nhưsau: 9 Một là, trang bị cho HS một hệ thống các tri thức khoa học cơ bản, phổthông, thiết thực, hiện đại về thế giới quan và phươn g pháp luận khoa học, vềthời đại, về kinh tế, đạo đức, pháp luật, về Đường lối, chính sách của ĐCSVN.Những tri thức nầy giúp HS có điều kiện để học tốt hơn các môn học khác, đặcbiệt là giúp học sinh có thêm điều kiện để học tốt hơn các môn học khác, đặcbiệt là giúp học sinh rèn luyện thêm tư tưởng, đạo đức. Hai là, trên cơ sở nhữngtri thức khoa học, môn GDCD bước đầu có nhiệm vụ hình thành và phát triển ởHS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, các phẩm chất, đạo đứccủa người công dân, người lao động mới, củng cố niềm tin vào lý tưởng CSCN,vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN, không ngừng động viên tính tích cực của họcsinh trong học tập, rèn luyện, trong tu dưỡng trong thực tiễn.. Ba là, từng bướchình thành cho HS thói quen, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vàocuộc sống, học tập, lao động, sinh hoạt, giúp họ có định hướng đúng đắn vềchính trị, tư tưởng, đạo đức trong hoạt động xã hội. trong cuộc sống…. Bốn là,bồi dưỡng cho HS cơ sở ban đầu về phương pháp tư duy biện chứng, về cácmối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, biết phân tích,đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm khoa học, tiến bộ, biết ủng hộcái mới, đấu tranh chống lại cái sai, lạc hậu, tiêu cực. Trên dây là những nhiệmvụ của bộ môn GDCD trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức đúng đắn, đầy đủnhiệm vụ đó sẽ giúp giáo viên tránh được những sai lầm như: tầm thường hóa,đơn giản hóa tri thức khoa học của môn học, tách rời lý luận với thực tiễn. Thựchiện tốt nhiệm vụ trên sẽ góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dụcở trường THPT, đồng thời là cơ sở để xây dựng nội dung và phương pháp dạyhọc bô môn.
Tài liệu liên quan
- bàn về 4 trụ cột của giáo dục hiện nay
- 3
- 2
- 41
- Gián án MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- 1
- 7
- 31
- Lời dạy của Bác và chiến lược giáo dục hiện nay
- 4
- 366
- 0
- Mục tiêu của giáo dục tiểu học
- 2
- 6
- 31
- Trình bày Định nghĩa, đối tượng và mục tiêu của Giáo dục so sánh
- 10
- 492
- 5
- Trình bày Định nghĩa, đối tượng và mục tiêu của Giáo dục so sánh
- 7
- 451
- 2
- Quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay
- 179
- 464
- 2
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
- 43
- 398
- 1
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
- 133
- 310
- 0
- Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại quận ngô quyền thành phố hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
- 119
- 371
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(149.7 KB - 7 trang) - Mục tiêu của giáo dục hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Mục Tiêu Giáo Dục Là Gì
-
Mục Tiêu Giáo Dục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giáo Dục Là Gì? Mục Tiêu Của Giáo Dục - Luật Hoàng Phi
-
Mục Tiêu Và Chương Trình Của Giáo Dục Phổ Thông Mới Nhất
-
Mục Tiêu Giáo Dục Tiểu Học Theo Luật Giáo Dục 2020 - Luận Văn 1080
-
Mục Tiêu Giáo Dục Và Phát Triển Giáo Dục Hiện Tại được Pháp Luật Quy ...
-
Khái Niệm Giáo Dục Là Gì? Mục đích, Vai Trò Của Giáo Dục
-
Khái Niệm Về Mục đích, Mục Tiêu Giáo Dục A. Mục đích, Mục Tiêu
-
GIÁO DỤC LÀ GÌ
-
Khái Niệm, Vai Trò Và Mục Tiêu Của Giáo Dục Tiểu Học Là Gì?
-
Giáo Dục Là Gì? Mục Tiêu Của Giáo Dục
-
Mục Tiêu, Tính Chất, Nguyên Lý Và Phát Triển Giáo Dục Là Gì?
-
Mục Tiêu Của Giáo Dục đại Học Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Mục Tiêu đến Năm 2030 Của Giáo Dục Là Phát Triển Toàn Diện Con ...
-
Câu 3: Mục đích Giáo Dục? - Hamsterdk