Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Bình Phước2017-10-05T16:45:48+07:002017-10-05T16:45:48+07:00https://binhphuoc.gov.vn/vi/syt/Tin-tuc/muc-tieu-phat-trien-thien-nien-ky-22.htmlhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/syt/2017_10/1_cq5dam.web.699.470.jpgBình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.pngThứ năm - 05/10/2017 14:58 Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu – ví dụ Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói – mặc dù còn rất lâu nữa mới đến thời hạn năm 2015. Việt Nam cũng đang trong tiến trình hướng tới hoàn thành một số mục tiêu khác nữa. Nếu Việt Nam muốn đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên cơ sở đảm bảo bình đẳng, thì điều quan trọng là cần duy trì những tiến bộ đã đạt được, hướng tới giải quyết những sự chênh lệch đang gia tăng, tính đến các nguy cơ và giải quyết những thiếu hụt còn tồn tại. MTPTTNK 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở mục tiêu thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỉ lệ nghèo, từ 58.1% năm 1990 xuống còn 14.5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24.9% năm 1993 xuống còn 6.9% năm 2008. Mặc dù tỉ lệ nghèo nói chung đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại những chênh lệch rất lớn. Ví dụ, hơn một nửa các nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo. Đã bắt đầu xuất hiện các dạng nghèo mới, bao gồm nghèo lâu năm, nghèo thành thị, nghèo ở trẻ em và người di cư nghèo. Để giải quyết các tình trạng nghèo này cần phải có các phương pháp tiếp cận đa chiều và riêng biệt, trong đó có ghi nhận nghèo đói là một vấn đề không chỉ dừng ở mức độ thu nhập hộ gia đình trong mối quan hệ với chuẩn nghèo tính theo tiền tệ. MTPTTNK 2: Phổ cập giáo dục tiểu học Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2009, tỉ lệ nhập học tiểu học là 97% và 88.5% trẻ em đi học đã hoàn thành 5 năm tiểu học. Trong số này, hơn 90% tiếp tục học trung học cơ sở, và không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ về giới cũng khá đồng đều, với gần một nửa học sinh là trẻ em gái ở cả cấp tiểu học lẫn trung học. Để tiếp tục phát huy thành tích này và đảm bảo giữ vững thành tựu, trong 5 năm tới cần chú ý đến một số lĩnh vực, đặc biệt là chất lượng và chi phí cho giáo dục. MTPTTNK 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ Việt Nam đã rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ em gái học tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh nữ bậc tiểu học là 48,2%, bậc trung học cơ sở là 48,1% và trung học phổ thông là 49,1%. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hộ: 25,8% đại biểu Quốc hộ là phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại to lớn – bao gồm nghèo đói, thiếu tiếp cận với giáo dục ở các bậc cao hơn và thiếu cơ hội việc làm, cũng như những thái độ và hành vi phân biệt đối xử còn tồn tại dai dẳng. Bên cạnh đó, hiện tượng yêu thích con trai hơn và hạ thấp giá trị con gái được thể hiện qua tỉ lệ nam : nữ khi sinh ngày càng tăng, và bạo lực giới đã được ghi nhận là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. MTPTTNK 4: Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuôi và trẻ sơ sinh, cả hai tỉ lệ này đều giảm một nửa từ năm 1990 đến 2006. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4 trên 1.000 ca sinh năm 1990 xuống còn 16 trên 1.000 ca sinh năm 2009. Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cũng được giảm đáng kể, từ 58 trên 1.000 ca sinh năm 1990 xuống còn 24,4 năm 2009. Hơn nữa tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm 2009. Để phát huy những thành tựu này và đảm bảo rằng tỉ lệ tử vong trẻ em tiếp tục được cải thiện, một số lĩnh vực cần được chú ý, đặc biệt là tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi và tỉ lệ trẻ còi cọc. MTPTTNK 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 233 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 1990 xuống còn 69 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2009, giảm khoảng 2/3 số ca tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường khả năng tiếp cận sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi người bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; xây dựng các chương trình, chính sách và luật pháp về sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản, cũng như các dịch vụ có chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương Mặc dù sức khoẻ bà mẹ đã được cải thiện một cách đáng kể nhưng tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) vẫn không thay đổi trong giai đoạn 2006-2009. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ (xuống còn 58,3 ca tử vong trên 100.000 ca sinh). Vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền mà chúng ta cần phải giải quyết. Tỷ lệ tử vong mẹ còn khá cao ở các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. MTPTTNK 6: Ngăn chặn HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách trong những năm gần đây. Việt Nam có một chiến lược quốc gia tốt và 9 kế hoạch để ứng phó với HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong tất cả các nhóm tuổi vào năm 2010 ước tính là 0,28%. Độ bao phủ của dịch vụ điều trị kháng virus đã tăng từ khoảng 30% năm 2007 lên đến 53,7% vào năm 2009. Các bước tiến rất ấn tượng của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống sốt rét cho thấy Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phòng, chống sốt rét. Việt Nam cũng được công nhận là đã khống chế rất tốt các dịch bệnh khác như SARS, H5N1 và H1N1. Mặc dù đã có tiến bộ trên nhiều lĩnh vực và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để ứng phó với HIV trong vòng 10 năm qua nhưng tỷ lệ nhiễm HIV hiện vẫn tiếp tục gia tăng. Để có thể duy trì các thành quả đã đạt được và đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm chặn đứng và đẩy lùi sự lan tràn của HIV, Việt Nam sẽ cần sử dụng ưu tiên nguồn lực để tập trung vào hai lĩnh vực trọng yếu là dự phòng HIV và bảo đảm tính bền vững của ứng phó quốc gia với HIV. MTPTTNK 7: Đảm bảo bền vững môi trường Việt Nam cam kết giải quyết các vấn đề môi trường ở cấp quốc tế và chính sách, và đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc thực hiện Mục tiêu 7. Chẳng hạn, diện tích rừng bao phủ tăng từ 27,8% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010. Ngày nay có khoảng 83% dân số vùng nông thôn có thể tiếp cận nước sạch, tăng so với 30% vào năm 1990. Để có thể phát huy những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cần chú ý hơn nữa một số lĩnh vực để có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu số 7, đặc biệt về nước sạch và vệ sinh môi trường, và biến đổi khí hậu. Vẫn còn sự khác biệt về khả năng tiếp cận với nước sạch giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía bắc, đồng bằng sông Mê kông và Tây Nguyên. Việt Nam rất dễ phải hứng chịu các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện mỗi năm đã có hơn 1 triệu người ở Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, và thảm họa khí hậu có chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn. MTPTTNK 8: Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển Công tác giảm nghèo và phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại xóa nợ và viện trợ, và có thể được thúc đẩy tốt hơn thông qua việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu. Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển kể từ năm 2000, trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, mở rộng hợp tác với ASEAN, làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong một nhiệm kỳ (2008-2009), và tham gia trong một số hiệp định thương mại tự do mới. Để đảm bảo công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước, cần có những mối quan hệ đối tác liên tục và mở rộng ở tất cả các lĩnh vực trong những năm sắp tới. Nguồn từ: http://www.unicef.org/
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 7 đánh giá
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Xếp hạng: 2.1 - 7 phiếu bầu 5Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Đại hội đảng bộ sở y tế lần thứ 5
(05/10/2017)
Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44
(05/10/2017)
Khám chữa bệnh nhân đạo tại xã Đoàn kết huyện Bù Đăng
(09/04/2018)
Thuốc giả zinnat 500mg
(23/04/2018)
Thu hồi toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm do Chi nhánh Công ty TNHH mỹ phẩm Hoa Việt sản xuất, tại địa chỉ: 60/18, tổ 28, khu phố 5, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
(19/06/2018)
Đình chỉ lưu hành thuốc viên nang cứng Neopeptine (Anpha amylase 100mg, Papain 100mg, Simethicone 30mg) không đạt tiêu chuẩn chất lượng
(19/06/2018)
Phục vụ y tế Lễ hội giao thừa " Mừng đảng, mừng xuân Kỷ hợi năm 2019"
(20/12/2018)
Đảm bảo an ninh trật tự và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019
(25/12/2018)
Tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV
(31/01/2020)
Thủ tướng chỉ thị: Cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4 trên phạm vi toàn quốc
(31/03/2020)
Những tin cũ hơn
Nội dung tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
(05/10/2017)
Bình Phước: Kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam
(05/10/2017)
Chính quyền
Thông tin đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số
Đại hội Đảng các cấp
Phòng chống tham nhũng, lãng phí
Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
Chuyển đổi số IPv6
Thống kê kinh tế - xã hội
Xây dựng nông thôn mới
Phổ biến pháp luật
An toàn giao thông
Phòng chống dịch bệnh
Khen thưởng - Xử phạt
Thủ tục hành chính
Triển khai kiến trúc ICT phát triển địa phương thông minh
Danh sách người phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí
Công bố kế hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách nhà nước
Chương trình, đề tài khoa học
Thông tin cần biết
Dịch vụ công Quốc gia
Dịch vụ công Bình Phước
Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 Bình Phước
Pháp điển điện tử
Văn phòng thừa phát lại tại Bình Phước
Tra cứu thông tin mộ liệt sĩ
Dịch vụ điện lực Bình Phước
Các ngân hàng trên địa bàn Bình Phước
An toàn an ninh thông tin
Hướng dẫn về PC-Covid, quét mã QR
Hệ thống văn bản
Công báo Bình Phước
Hệ thống QLVB và HSCV
Hệ thống thư công vụ Bình Phước
Họp không giấy eCabinet
Hệ thống văn bản trực tuyến Chính phủ
Công dân
Lịch tiếp xúc cử tri
Việc làm Bình Phước
Trả lời phản ánh, kiến nghị
Nghị quyết các kỳ họp của HĐND tỉnh
Giảm nghèo về thông tin
Thông tin thị trường, giá cả nông sản
Thông tin quy hoạch xây dựng
Tra cứu dữ liệu hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống đo chất lượng truy cập Internet
Phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ
Thư viện điện tử sách xã, phường, thị trấn
KÊNH TƯƠNG TÁC KHÁC CỦA CỔNG
Zalo "Binh Phuoc Today"
Fanpage "Binh Phuoc Portal"
Youtube "Binh Phuoc Portal"
Chuyên trang tiếng Anh
Doanh nghiệp
Chính sách ưu đãi đầu tư
Dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư
Công bố cấp phép
Đấu thầu, đấu giá, mua sắm công
Danh sách doanh nghiệp Bình Phước
Thống kê truy cập
Đang truy cập2,739
Hôm nay538,184
Tháng hiện tại19,095,426
Tổng lượt truy cập478,988,113
ỨNG DỤNG Huyện - Thị - Thành phố
Thành phố Đồng Xoài
Thị xã Bình Long
Thị xã Phước Long
Huyện Bù Đăng
Huyện Bù Đốp
Huyện Bù Gia Mập
Thị xã Chơn Thành
Huyện Đồng Phú
Huyện Lộc Ninh
Huyện Hớn Quản
Huyện Phú Riềng
Sở - Ban - Ngành
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Giao thông vận tải
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Sở Nội vụ
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài chính
Sở Xây dựng
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Y tế
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở - Ban - Ngành
Thanh tra tỉnh
Sở Ngoại vụ
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tư pháp
Sở Công Thương
Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch
Ban Dân tộc
Cục Hải quan
Cục Thống kê
Cục Thuế
Cục Quản lý thị trường
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Đơn vị khác
Công an tỉnh
Ban Quản lý khu kinh tế
Liên minh Hợp tác xã
Cổng thông tin phổ biến, GDPL tỉnh Bình Phước
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ban Dân vận Tỉnh ủy
Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư
Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh
Trang thông tin thời tiết và thiên tai tỉnh Bình Phước
Bệnh viện tỉnh
Tra cứu giấy phép lái xe trực tuyến
Công ty CP cấp thoát nước Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây ×