Mục Tiêu SMART Là Gì? Thiết Lập Mục Tiêu SMART - Nef Digital

Trong bất cứ lĩnh vực cuộc sống nào, con người cũng cần xây dựng mục tiêu cụ thể để có xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp.

Trong kinh doanh, marketing, việc xác định mục tiêu càng cụ thể, chi tiết càng hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất.

Mục tiêu SMART là thuật ngữ được nói đến nhiều trong xây dựng chiến lược marketing, kinh doanh. Vậy mục tiêu SMART là gì? Có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp? Cách thiết lập mục tiêu SMART ra sao?

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Hiểu về thuật ngữ mục tiêu SMART là gì?
    • Mục tiêu SMART là gì?
    • Cách thiết lập mục tiêu bằng mô hình SMART như thế nào?
  • Phân biệt mô hình SMART với OKR
  • Một vài ví dụ cụ thể về mô hình SMART
  • Công Ty CP. Nef Digital

Hiểu về thuật ngữ mục tiêu SMART là gì?

Mô hình SMART được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, kinh doanh, marketing, với tính ứng dụng cao. SMART hỗ trợ xây dựng mục tiêu lý tưởng hiệu quả trong mọi công việc, được các doanh nghiệp chọn là kim chỉ nam xây dựng chiến lược marketing.

Mục tiêu SMART là gì?

Trước tiên, người dùng cần hiểu mục tiêu SMART là gì? Lại có tính ứng dụng cao và được sử dụng phổ biến đến vậy.

Bản chất của mô hình SMART là giúp bạn xây dựng mục tiêu hiệu quả, có độ chính xác cao, chi tiết theo năng lực và từng hoàn cảnh.

Dựa trên mô hình SMART, bạn có thể định hình được mục tiêu một cách rõ ràng, từ đó xây dựng chiến lược và các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đặt ra.

muc tieu SMART 1
Mục tiêu SMART

Công thức SMART là viết tắt của: Specific (Cụ thể) – Measurable (Đo lường được) – Actionable (Mức độ khả thi) – Relevant (Sự liên quan) – Time bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).

Mô hình SMART có tính ứng dụng dụng cao trong: học tập, kinh doanh, xây dựng chiến lược marketing, các vấn đề trong cuộc sống…

Cách thiết lập mục tiêu bằng mô hình SMART như thế nào?

Mô hình SMART được ứng dụng nhiều, mang lại hiệu quả cao. Vậy làm như thế nào để thiết lập mục tiêu SMART hiệu quả, đúng mức. Bạn có thể thiết lập mục tiêu SMART dựa trên các bước sau:

  • Specific (Cụ thể) – Mọi mục tiêu đặt ra cần cụ thể và dễ hình dung. Đây là tiêu chí hàng đầu để mục tiêu có thể đạt được và thực hiện hiệu quả. Bạn không thể đặt một mục tiêu quá chung chung như trở thành người giàu có, trở nên xinh đẹp hay đi du lịch được nhiều nơi. Các mục tiêu cần phải chi tiết hơn, để chính bạn thấy rõ được mục tiêu và có chiến lược thực hiện, hành động để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ như: có được 1 tỷ trước 30 tuổi, giảm được 10kg để xinh đẹp hay được đi du lịch 3 nước Đông Nam Á trong năm nay.
  • Measurable (Có thể đo lường) – Mục tiêu cần được quy đổi và đo lường cụ thể để chính bạn thực hiện nghiêm túc những hành động đặt ra, từ đó đạt được mục tiêu cụ thể. Ví dụ như muốn học giỏi tiếng anh, thi ielt 8.0 thì cần học tối thiểu 1h/ mỗi ngày. Có các con số chính xác, bạn sẽ đánh giá được hiệu suất công việc của mình để đạt được mục tiêu, từ đó cải thiện chiến lược để đạt đến đích cuối cùng.
  • Actionable hay Attainable (có thể hành động/ trong khả năng) – Các mục tiêu cần nằm trong khả năng và năng lực của mỗi người. Tuy nhiên, bạn nếu mục tiêu của bạn cao hơn, vẫn nên đặt mục tiêu vượt ngoài khả năng của mình 1 chút, nhưng chia nhỏ các mục tiêu để nâng cao năng lực bản thân, vượt qua giới hạn. Tăng dần thời gian, mức độ đo lượng, năng lực để đạt được mục tiêu dài hạn.
  • Relevant (Sự liên quan) – Xây dựng các chiến lược với những mục tiêu nhỏ nhưng sẽ liên quan và thống nhất với mục tiêu dài hạn. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh các hoạt động để đạt được mục tiêu nhỏ hơn nhưng vẫn đang trên đường tiến đến đích đến là mục tiêu cuối cùng và duy nhất.
  • Time bound (Thời gian cụ thể) – Giới hạn thời gian để đạt được mục tiêu sẽ giúp bạn đưa mình vào kỷ luật, nghiêm khắc để đạt được mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn. Nếu không có thời gian cụ thể, có lẽ kế hoạch của bạn sẽ mãi đình trệ và không bao giờ đạt được.

Phân biệt mô hình SMART với OKR

Xây dựng mục tiêu trong cuộc sống, công việc, kinh doanh đóng vai trò quan trọng, để mỗi người có được chiến lược và hành động cụ thể. Mô hình OKR và SMART là 2 công thức để xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể. Mục tiêu theo mô hình OKR và SMART có gì khác biệt?

Trong đó, OKR gồm 2 yếu tố: Objective and Key Results – Mục tiêu và kết quả then chốt. Để xây dựng mục tiêu theo mô hình OKR, bạn chỉ cần nắm rõ những yếu tố sau:

  • Mục tiêu cần là gì? Đại diện cho đích đến.
  • Mục tiêu cần có định hướng rõ ràng và truyền cảm hứng
  • Mục tiêu không bao hàm các đo lường cụ thể.

Cả 2 mô hình OKR và SMART đều đặt ra những mục tiêu cụ thể, khuôn khổ để hành động, thời gian linh hoạt phù hợp với mỗi đối tượng.

Sự khác biệt của mô hình OKR và SMART phải kể đến như:

  • Trong mô hình SMART, các mục tiêu được cụ thể hóa, dễ nhớ, dễ ghi nhận. Trong khi với mô hình OKR mục tiêu chung không phân biệt quá rõ ràng mà dựa trên kết quả then chốt để đánh giá quá trình hành động.
  • Mô hình SMART dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ hành động. Trong khi mô hình OKR mở rộng hơn, nâng cấp bối cảnh của toàn công ty, tổ chức lớn.

Một vài ví dụ cụ thể về mô hình SMART

Mục tiêu SMART có mức độ chi tiết hơn, phù hợp với các phòng ban riêng lẻ, lên kế hoạch cụ thể cho nhân viên và đạt được thành tựu mong muốn.

Nhiều doanh nghiệp, đơn vị vẫn chọn mô hình SMART là cơ sở để xác định mục tiêu rõ ràng, đặc biệt trong lĩnh vực marketing. Một vài ví dụ về mục tiêu SMART để làm rõ công thức này:

Ví dụ 1: Tôi muốn nâng cao hiệu suất làm việc

  • Cụ thể: Tôi không đạt KPI hàng tháng, bị sếp phê bình và có nguy cơ mất việc. Mục tiêu của tôi là đạt KPI theo quy định trong tháng tiếp theo.
  • Đo lường được: Tôi phải gặp được bao nhiêu khách trên ngày, khối lượng công việc một ngày là bao nhiêu, hiệu suất đạt được tối thiểu bao nhiêu %.
  • Có thể đạt được: Dành bao nhiêu % thời gian cho công việc, thời gian để gặp khách và chốt khách như thế nào?
  • Có liên quan: Cải thiện kỹ năng liên quan đến làm việc, quản lý thời gian tốt hơn…
  • Giới hạn thời gian: Thời gian 1 tháng sau đạt được KPI tiêu chuẩn.

Ví dụ 2 sử dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu học tiếng anh

  • Cụ thể: Tôi muốn đạt được kết quả ielt 7.5 để đi du học.
  • Đo lường được: thời gian mỗi ngày học tiếng anh tối thiểu 2 giờ và mỗi 30 phút cho nghe, nói, đọc, viết.
  • Có thể đạt được: Dựa trên trình độ tiếng anh để xác định điểm cụ thể cho mỗi phần thi nghe, nói, đọc, viết.
  • Có liên quan: Tối đọc thêm nhiều tài liệu tiếng anh về du học, tìm hiểu về văn hóa nước bạn, kinh nghiệm dụ học tiếng anh và những thứ cần chuẩn bị.
  • Thời gian giới hạn: Trong vòng 6 tháng.

Ví dụ 3: Xây dựng kế hoạch marketing đạt doanh số cao hơn 120% so với tháng trước.

  • Cụ thể: Tôi muốn nâng cao doanh số bán hàng thêm 20% so với tháng trước.
  • Đo lường được: Xác định khối lượng công việc, kênh bán hàng tiềm năng để tiếp thị truyền thông.
  • Có thể đạt được: Tăng cường chạy quảng cáo, đẩy mạnh chiến lược SEO, tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 20%.
  • Có liên quan: tối ưu website, nâng cao trải nghiệm người dùng, áp dụng chương trình khuyến mại.
  • Thời gian đạt được: 1 tháng.

Mô hình SMART là công cụ đắc lực để mỗi người xây dựng mục tiêu cụ thể, chiến lược để đạt được kết quả như mong muốn.

Mục tiêu SMART có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều mô hình, lĩnh vực. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm về cách thiết lập mục tiêu với SMART.

Trân trọng cảm ơn!

Công Ty CP. Nef Digital

  • VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email: Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn

Từ khóa » Thiết Lập Smart