Mũi Khoằm – Wikipedia Tiếng Việt

Hình vẽ nghệ thuật so sánh chiếc mũi người
Minh họa chiếc mũi khoằm

Mũi khoằm (còn gọi là mũi quặp hoặc mũi két) là loại mũi người với phần xương sống mũi nhô ra với chóp mũi hơi quặp xuống, làm cho chiếc mũi khi nhìn giống vết sưng hoặc hơi cong. Từ tiếng Anh: aquiline xuất phát từ tiếng Latin aquilinus, có nghĩa ám chỉ giống mỏ của một con đại bàng.[1][2][3] Trong khi một nhóm người tuỳ theo văn hóa, chủng tộc các quốc gia đã gán tướng số cho chiếc mũi và trong một số trường hợp liên quan đến các đặc điểm phi vật lý khác (ví dụ: trí thông minh, địa vị, tính cách, v.v.), không có nghiên cứu khoa học hoặc bằng chứng hỗ trợ bất kỳ mối liên kết như vậy.

Đôi khi hình dạng sống mũi được coi là một khiếm khuyết thẩm mỹ, có thể được thay đổi bằng phương pháp phẫu thuật bằng cách làm thẳng sống mũi và nâng mũi như một phần của phẫu thuật thẩm mỹ.

Nguồn gốc tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Mũi của Constantinus Đại đế, biểu thị chiếc mũi khoằm đã trở thành mục tiêu của cả sự ngưỡng mộ và lạm dụng

Các nhà khoa học cố gắng hiểu tổ tiên của loài người bằng cách cho rằng mũi người là kết quả của sự thích nghi với môi trường khí hậu thay đổi,[4] khi con người di cư ra khỏi châu Phi vào vùng khí hậu lạnh hơn. Mũi hẹp hơn, nhọn của người châu Âu được đề xuất đã tiến hóa để thích nghi với khí hậu khô, lạnh để không khí lạnh có thể được làm ấm và làm ẩm qua đường mũi trước khi đến phổi. Tương tự như mũi rộng hơn, phẳng hơn ở Đông Á và Siberia, là tổ tiên của thổ dân da đỏ, cũng được giải thích là một sự thích nghi khí hậu để giảm thiểu mất nhiệt trong môi trường lạnh.[5]

Biến thể di truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù mũi khoằm được tìm thấy ở những người gần như mọi nơi trên thế giới, nhưng thường được liên kết di truyền và được cho là thường xuyên hơn ở một số nhóm dân tộc có nguồn gốc từ Nam Âu, Ban-căng, Cáp-ca-dơ, Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và bán đảo Somalia. Mũi khoằm cũng thường được thấy trong chủng tộc khu vực Địa Trung Hải và chủng tộc Dinaric, nơi được gọi là "mũi người La Mã" khi được tìm thấy giữa những người Ý, miền nam nước Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.[6]

Gen

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khác biệt về hình dạng mũi giữa các châu lục là khác nhau, một số đoạn gen mũi người được xác định cũng chứng thực lịch sử tiến hóa hình dạng mũi dẫn đến sự thay đổi sắc tộc ngày nay.

Phần trên của mũi người được làm bằng xương trong khi phần dưới được làm từ sụn. Chiều rộng của sống mũi, điểm cuối của phần xương mũi có liên quan đến gen RUNX2,[7] có liên quan đến sự phát triển của xương. Gen RUNX2 có liên quan đến sống mũi rộng.

Ngoài ra, chiều rộng cánh mũi, chiều rộng mũi qua lỗ mũi được liên kết với các gen GLI3 và PAX1.[8][9] Trong khi đó, các đặc điểm khác nhau của mũi người như gù xương mũi, độ nghiêng sống mũi và góc chóp mũi có liên quan đến DCHS2,[10] và liên quan đến sự phát triển của sụn. Tất cả các gen này trước đây được biết đến liên quan đến sự phát triển của xương hoặc sụn, và các biến thể hiếm của chúng đã được đặc trưng với dị tật hộp sọ và khuôn mặt ở người hoặc động vật khác. Gen di truyền thực sự đóng một phần trong biến thể khuôn mặt bình thường.

Thuyết phân biệt chủng tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong diễn ngôn phân biệt chủng tộc, đặc biệt là sau Thời kỳ Khai sáng, các nhà khoa học và nhà văn phương Tây cho rằng một cá nhân hay một dân tộc sở hữu chiếc mũi khoằm được đặc trưng như một dấu ấn của vẻ đẹp và sự quý phái.[11] Bản thân khái niệm này đã được tìm thấy sớm ở nhà sử học La Mã cổ đại Plutarchus, trong mô tả của ông về chính trị gia Marcus Antonius.[12]

Nhưng lịch sử của lý tưởng sở hữu chiếc mũi đẹp đã thay đổi; Mặt khác, Đức Quốc Xã đã coi thường điều đó và coi đó là một đặc điểm của người Do Thái.[13][14] Tuy nhiên, đúng hơn là nhà nhân học vật lý người Mỹ gốc Do Thái Maurice Fishberg đã viết trong cuốn Người Do Thái, Chủng tộc và Môi trường [Jews, Race and Environment (1911)] cho thấy chiếc mũi khoằm tiến hoá trong tất cả các dân tộc trên thế giới.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cook, Eliza (1851). Eliza Cook's Journal. J. O. Clark. tr. 381.
  2. ^ Fredriksen, John C. (ngày 1 tháng 1 năm 2001). America's Military Adversaries: From Colonial Times to the Present. ABC-CLIO. tr. 432. ISBN 978-1-57607-603-3. He matured into a powerfully built man, tall, muscular, with an aquiline profile that gave rise to the name Woquni, or "Hook Nose." The whites translated this into the more familiar moniker of Roman Nose. In his early youth, Roman Nose...
  3. ^ Neuman, Henry; Baretti, Giuseppe Marco Antonio (1827). Neuman and Baretti's Dictionary of the Spanish and English Languages: Spanish and English. Hilliard, Gray, Little, and Wilkins. tr. 65. Aquiline, resembling an eagle; when applied to the nose, hooked.
  4. ^ Vaidyanathan, Gayathri (ngày 13 tháng 4 năm 2010). “How Have Hominids Adapted to Past Climate Change?”. Scientific American. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ isita-org.com/jass/Contents/2013vol91/vonCromon/24038629.pdf
  6. ^ Czekanowski, Jan (1934). Człowiek w Czasie i Przestrzeni (eng. A Human in Time and Space) - The lexicon of biological anthropology. Kraków, Poland: Trzaska, Ewert i Michalski - Bibljoteka Wiedzy.
  7. ^ “RUNX Family Transcription Factor 2”. The GeneCards human gene database. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ “GLI Family Zinc Finger 3”. The GeneCards human gene database. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “PAX1 paired box 1 [Homo sapiens (human)]”. The National Center for Biotechnology Information. ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ “Dachsous Cadherin-Related 2”. The GeneCards human gene database. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ Adams, Mikaëla M. (2009), “Savage Foes, Noble Warriors, and Frail Remnants: Florida Seminoles in the White Imagination, 1865-1934”, The Florida Historical Quarterly, 87 (3): 404–35, JSTOR 20700234
  12. ^ Jones, Prudence J. (2006). Cleopatra: A Sourcebook. U of Oklahoma P. tr. 94. ISBN 9780806137414.
  13. ^ Preminger, Beth (ngày 7 tháng 11 năm 2001), The "Jewish Nose" and Plastic Surgery: Origins and Implications, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020
  14. ^ “Hooknose”. Merriam-Webster. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ Fishberg, Maurice. Jews, Race and Environment. Transaction. tr. 83. ISBN 9781412826952.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Barolsky, Paul (2007). Michelangelo's Nose: A Myth and Its Maker. John Wiley & Sons. ISBN 9780271032726.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • A genome-wide association scan implicates DCHS2, RUNX2, GLI3, PAX1 and EDAR in human facial variation

Từ khóa » Khoằm Là Gì