Mụn Cóc ở Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi

Tìm hiểu chung

Mụn cóc ở bàn chân là bệnh gì?

Mụn cóc ở bàn chân thường xuất hiện ở những khu vực chịu nhiều áp lực cơ thể như gót chân hoặc lòng bàn chân. Những vị trí này có thể là nguyên nhân khiến mụn cóc phát triển ở bên dưới lớp da biểu bì dày và cứng (mô sẹo). Mụn cóc ở bàn chân không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng bệnh có thể gây khó chịu và đau đớn. Nếu tự điều trị mụn cóc ở bàn chân không hiệu quả, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Các triệu chứng phổ biến của mụn cóc ở bàn chân là:

  • Mụn nhỏ, rộp và sưng lên ở dưới lòng bàn chân;
  • Có các mảng mô sẹo trên da, nơi mà mụn cóc đã phát triển vào phía trong;
  • Đầu đen hay còn gọi là mụn cơm, thực tế là các mạch máu nhỏ đã bị vón cục lại;
  • Tổn thương làm gián đoạn các đường vân và các sống trong da bàn chân;
  • Đau hoặc đau nhói khi đứng lên hoặc đi lại.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Các tổn thương gây đau đớn hoặc có sự thay đổi về hình dạng, màu sắc;
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu do thuốc ức chế miễn dịch, HIV/AIDS, tiểu đường hoặc rối loạn miễn dịch khác;
  • Bạn có mụn ở trên mặt hoặc ở các bộ phận nhạy tế nhị khác trên cơ thể (ví dụ như bộ phận sinh dục, miệng, mũi).

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Mụn cóc ở bàn chân gây ra bởi bởi các bệnh nhiễm trùng u nhú ở người (HPV).

Virus xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt nhỏ, vế rách hoặc những điểm yếu khác trên da trong môi trường ấm áp, ẩm ướt, chẳng hạn như một sàn phòng tắm. Bạn cũng có thể nhiễm các loại virus mụn cóc thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Khi  vào bên trong da, các virus có thể phát triển và lây lan, kích thích nhanh chóng các tế bào trên bề mặt da.

Thường khó để biết khi nào hoặc nơi mà bạn đã tiếp xúc với các  vi sinh vật. Tuy nhiên, thời kỳ ủ bệnh HPV có thể lên đến ba tháng, mặc dù một mụn cóc có thể ẩn đi trong nhiều năm.

Có hơn 60 chủng loại HPV khác nhau. Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, trong đó có một tên khác nhau như mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual nhưng chỉ có những người xuất hiện trên lòng bàn chân được gọi là mụn cóc ở bàn chân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Tình trạng sức khỏe này thường ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 16.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh mụn cóc ở bàn chân, chẳng hạn như:

  • Trẻ em và trẻ vị thành niên;
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch;
  • Người đã mắc mụn cóc bàn chân;

Việc đi lại bằng chân trần khi chân có các vết thương hở miệng ở những môi trường có nguy cơ mắc cao, như nhà tắm công cộng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Kiểm tra các tổn thương;
  • Cắt lấy một phần ở chỗ thương tổn bằng dao mổ và kiểm tra các dấu hiệu xem có chấm đen – mạch máu nhỏ bị vón cục;
  • Cạo sinh thiết và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Hầu hết các mụn cóc ở bàn chân tự mất đi mà không cần điều trị trong một hoặc hai năm. Nếu các phương pháp tự điều trị không hiệu quả, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thử những phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như:

  • Axit salicylic: salicylic axit hoạt động bằng cách loại bỏ những mụn cơm từng chút một. Nó cũng có thể kích thích khả năng hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại mụn cóc;
  • Phương pháp áp lạnh: cách xử lý này sẽ sử dụng nitơ lỏng nên được thực hiện tại cơ sở y tế. Một số nghiên cứu cho thấy điều trị này có hiệu quả hơn khi kết hợp với các phương pháp điều trị axit salicylic;
  • Tiểu phẫu: bác sĩ cắt bỏ hoặc phá hủy các mụn cóc bằng cách sử dụng kim điện;
  • Điều trị bằng laser: dùng phương pháp đốt laser để đóng các mạch máu nhỏ. Các mô bị nhiễm bệnh cuối cùng bị chết và mụn cóc rụng đi;
  • Vắc xin phòng HPV: vắc-xin phòng (HPV) đã được sử dụng thành công để điều trị mụn cóc.

Trong trường hợp bạn bị tiểu đường, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên từ bất cứ vấn đề gì với da chân hoặc ngón chân, bất kể mức độ của vấn đề như thế nào. Các biện pháp phòng ngừa và các bước sau đây có thể được khuyến cáo bởi bác sĩ, nhưng không nên được thực hiện mà không có sự giám sát và đồng ý của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mụn cóc ở bàn chân?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh mụn cóc ở bàn chân nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ chân sạch sẽ và tránh khỏi các bề mặt mà trên đó có thể có virus HPV;
  • Tránh đi chân trần và đi dép hoặc một số đồ dùng bao bọc chân tại các hồ bơi và trong phòng thay đồ và khu vực ấm và ẩm ướt khác, nơi mọi người đi chân đất;
  • Thay đổi giày và vớ hàng ngày và để giày khô giữa mỗi lần đi. Không nên đi giày hoặc vớ của người khác, kể cả với những người bạn gần gũi;
  • Không chọc, kéo hoặc nặn mụn cóc;
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc khu vực bị tổn thương và không chạm vào bất cứ đâu trước gì rửa tay.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nhất đâu là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Từ khóa » Hình ảnh Mụn Cóc ở Chân