Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn Cóc Hiệu Quả & An Toàn - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mụn cóc là gì?
- Nguyên nhân bị mụn cóc
- Đặc điểm của mụn cóc
- Cách chẩn đoán tình trạng này
- Cách trị mụn cóc như thế nào?
- Phòng ngừa lây nhiễm mụn cóc
Mụn cóc là bệnh lý thường gặp ở da do một loại vi rút gây nên. Những nốt này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, chúng có thể lây truyền vì vậy mọi người mắc bệnh nên được điều trị để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cơ bản về nguyên nhân, đặc điểm của các loại mụn cóc cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hay hạt cơm (theo dân gian) là từ dùng để chỉ tình trạng mọc mụn ở trên da. Tình trạng này gây ra do nhiễm một loại vi rút có tên là Human Papilloma Virus (HPV). Bệnh có thể gặp ở cả giới nam và giới nữ, ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp hơn ở người già hay trẻ em. Chúng có khả năng lan ra những vùng khác của cơ thể hoặc gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Vì vậy, việc điều trị cho người bệnh là cần thiết để giúp phòng tránh lây nhiễm bệnh. Theo dõi đoạn video sau để biết cách phòng ngừa và điều trị các loại mụn cóc:
Nguyên nhân bị mụn cóc
Nguyên nhân chính gây nên hạt cơm là do một loại vi rút có tên là Human Papiloma Virus (HPV). Hiện nay có khoảng 100 týp vi rút khác nhau. Trong đó khoảng 40 týp gây bệnh ở đường sinh dục và một số týp gây bệnh ở da. Các týp gây bệnh ở da khác nhau sẽ gây ra các dạng mụn cóc có đặc điểm khác nhau.
Mụn cóc có khả năng lây lan, các con đường lây truyền bao gồm:
Tiếp xúc trực tiếp
Tại vị trí các mụn cóc có sự hiện diện của vi rút HPV. Vì thế nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh qua bắt tay hay cọ xát sẽ làm cho chúng ta bị nhiễm vi rút. Ngoài ra, người bệnh đụng chạm vào mụn cóc cũng có thể gây lây nhiễm sang các vị trí khác của cơ thể.
Tiếp xúc gián tiếp
Chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm bệnh nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Các đồ dùng như khăn tắm, giày dép, dụng cụ cầm tay… có thể tiềm ẩn vi rút.
Tổn thương da
Vi rút HPV sẽ dễ dàng xâm nhập qua bề mặt da bị tổn thương. Vì thế, các vết cào, vết trầy xước do chấn thương hay thói quen cắn móng tay sẽ tạo điều kiện cho vi rút tấn công cơ thể khi tiếp xúc với chúng.
Đặc điểm của mụn cóc
Có nhiều loại mụn cóc khác nhau, mỗi loại do các týp vi rút HPV khác nhau gây ra và có những đặc điểm cũng khác nhau.
Mụn cóc mụn cóc ở tay
Loại mụn cóc này thường do vi rút HPV týp 24, 27 và 29 gây nên. Nó thông thường là những nốt tròn nhỏ nhô lên khỏi bề mặt da. Chúng thường cứng, chắc và bề mặt hơi sần sùi, thô ráp.
Những nốt này có thể mọc ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Hay gặp nhất là ở mu bàn tay, mu bàn chân, ngón tay hoặc ngón chân. Người bệnh thường bị đau khi ta bóp hoặc ấn mạnh vào chúng.
Mụn cóc ở chân
Loại mụn ở lòng bàn chân thường do vi rút HPV týp 1 gây nên. Đúng như tên gọi, những nốt này chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân của người bệnh.
Mụn cóc lòng bàn chân thường do vi rút HPV týp 1 gây nên. Đúng như tên gọi, những nốt này chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân của người bệnh.
Không giống với loại thông thường, mụn cóc lòng bàn chân không nhô cao khỏi bề mặt da mà nằm ẩn bên dưới. Trên bề mặt có các gai nhỏ và xung quanh có viền da dày màu vàng. Những nốt ở lòng bàn chân thường bị đau khi bóp vào. Đồng thời người bệnh thường cảm giác đau nhức khi đi lại như dẫm vào vật gì đó.
Mụn cóc phẳng
Loại này do vi rút HPV týp 3, 10, 28 và 49 gây nên. Chúng thường mọc thành số lượng lớn vài chục đến vài trăm cái. Vị trí thường bị ảnh hưởng là mặt, cổ, ngực, mu bàn tay, cẳng tay và cẳng chân.
Những nốt này hơi gờ nhẹ trên bề mặt da và có kích thước nhỏ khoảng 1-5 mm. Mụn cóc phẳng ít sần sùi hơn so với hai loại trên. Đồng thời chúng không gây bất kỳ triệu chứng nào khác. Khi người bệnh vô tình cào gãi lên vị trí bị bệnh sẽ làm cho chúng lan theo vết gãi. Các nốt sắp xếp thành đường thẳng, tạo nên hình ảnh đặc trưng có tên gọi Koebner.
Mụn cóc sinh dục
Còn được gọi là sùi mào gà. Đây là tình trạng mụn nguy hiểm và khó chữa dứt điểm. Những thông tin về sùi mào gà được trình bày chi tiết trong bài “Sùi mào gà”. Bạn đọc hãy tham khảo để biết thêm thông tin nhé.
Cách chẩn đoán tình trạng này
Có thể chẩn đoán dựa vào yếu tố gợi ý và các đặc điểm trên da mà không cần đến bất kỳ xét nghiệm nào khác.
Yếu tố gợi ý
Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bị bệnh gợi ý mắc bệnh do lây nhiễm.
Biểu hiện
- Nốt nổi gồ trên bề mặt da, cứng chắc, bề mặt sần sùi thô ráp.
- Nốt ẩn dưới bề mặt da lòng bàn chân, bề mặt có gai và viền da dày xung quanh.
- Nhiều nốt hơi gồ nhẹ lên bề mặt da, ít sần sùi và dấu hiệu Koebner.
Cách trị mụn cóc như thế nào?
Với cách chữa mụn cóc ở đối tượng trẻ em, mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm xảy ra và đa số bị tái phát trở lại sau khi điều trị. Ngoài ra, nó còn có khả năng lan ra những vùng khác của cơ thể hoặc gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Vì thế, cần phải điều trị mụn cóc để hạn chế đến mức tối thiểu khả năng lây lan cho bản thân người bệnh và cho cộng đồng.
Khi bị tình trạng này, mọi người nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cá nhân người bệnh. Tránh tự ý điều trị bằng các “bài thuốc dân gian” chưa được chứng minh có hiệu quả để không bị tác dụng phụ như nhiễm trùng hay lây nhiễm nhiều hơn.
Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi khám bác sĩ về Mụn cóc là cách tốt nhất để bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra phương pháp hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị mụn cóc hiệu quả. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian mắc bệnh, vị trí, số lượng và mức độ lan rộng của nó là điều kiện để lựa chọn cách thức điều trị. Ngoài ra độ tuổi và sự hợp tác của người bệnh cũng ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp phù hợp.
Thuốc bôi trị mụn cóc
- Tại các mụn cóc có hiện tượng tăng sinh sừng (tế bào da) làm cho vùng da ở đó dày lên. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc bôi có chứa thành phần Acid Salycylic, Imiquimod, Tretinoin giúp làm giảm tăng sinh sừng và làm mỏng các lớp da dày này đi.
- Người bệnh phải thực hiện bôi thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị.
- Trichloroacetic acid (TCA): Trichloroacetic là một loại acid được sử dụng để hủy mụn cóc.
- Hạn chế của phương pháp này là có thể gây tổn thương ở các khu vực xung quanh nếu không điều chỉnh liều lượng acid. Ngoài ra cần phải thực hiện lặp lại hàng tuần để đạt được hiệu quả điều trị.
Áp lạnh
- Ni tơ lỏng có nhiệt độ -1960 C áp vào mụn cóc sẽ hủy các thương tổn.
- Phương pháp áp lạnh tương đối hiệu quả, ít tai biến hơn so với phẫu thuật.
- Tác dụng không mong muốn của áp ni tơ lỏng là sưng đau, phồng rộp da và có thể để lại sẹo.
Phẫu thuật
- Bác sĩ có thể cắt bỏ trọn mụn cóc rồi sau đó khâu kín da lại.
- Ưu điểm của phương pháp này là làm mất sang thương ngay tức thì. Tuy nhiên hạn chế của phẫu thuật là nguy cơ chảy máu, dị ứng với thuốc tê và có thể để lại sẹo.
Laser
Tia laser phát ra năng lượng cao có thể đốt và hủy mụn cóc. Phương pháp này tương đối hiệu quả và ít tai biến hơn so với ni tơ lỏng và phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên điều trị cần có kỹ thuật cầm máu tốt khi đốt laser vì mụn cóc rất dễ bị chảy máu.
Ngoài các phương pháp kể trên người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp. Các thói quen sau đây giúp hạn chế sự lây lan của mụn cóc:
- Không cắt, cạo gãi mụn để tránh lây lan vi rút.
- Không cắn móng tay khi bị mụn ở khóe móng hay gần các móng.
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn. Luôn giữ bàn tay khô ráo vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển.
Phòng ngừa lây nhiễm mụn cóc
Loại mụn này có thể lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp sang cho người khác xung quanh. Vì thế, các phương pháp giúp hạn chế bị lây nhiễm từ người bệnh bao gồm:
Vắc xin
Tin vui là đã có một số loại vắc xin có thể giúp phòng ngừa một số týp vi rút HPV gây mụn cóc ở da và cơ quan sinh dục. Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc xin, một loại giúp phòng ngừa 2 týp (16,18) và loại còn lại giúp phòng ngừa 4 týp (6, 11, 16, 18).
Lịch tiêm ngừa gồm 3 mũi. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tháng. Mũi thứ ba cách mũi thứ hai 6 tháng. Vắc xin có hiệu quả bảo vệ bệnh ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tác dụng bảo vệ khỏi bệnh có thể duy trì trong khoảng 30 năm.
Hạn chế tiếp xúc
Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với mụn cóc của người bệnh. Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh. Các vật dụng như khăn tắm, găng tay, vớ, dụng cụ cắt móng… thường là nơi chứa vi rút HPV.
Hạn chế đi chân trần ở các nơi công cộng như hồ bơi, phòng tập… Những nơi này có thể tiềm ẩn vi rút từ mụn cóc lòng bàn chân của người bệnh. Các phương pháp điều trị mụn cóc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy khi bị bệnh chúng ta nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân người bệnh.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế lây nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh.
> Xem thêm: Cần hỏi bác sĩ những gì khi khám Mụn cóc?
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Từ khóa » Hình ảnh Mụn Cóc ở Chân
-
Mụn Cóc Dưới Bàn Chân Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Các Loại Mụn Cóc Thường Gặp, Cách Nhận Biết, Xử Lý
-
Đừng Coi Thường Mụn Cóc Lòng Bàn Chân | Medlatec
-
Mụn Cóc ở Chân Có Nguy Hiểm Không Và Cách Trị Nhanh Nhất
-
Mụn Cóc - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hình ảnh Mụn Cóc ở Tay Chân
-
Bệnh Mụn Cóc ở Bàn Chân
-
7 Loại Mụn Cóc Thường Gặp
-
Mụn Cóc (hột Cơm)
-
Mụn Cơm (mụn Cóc) Là Gì? Đâu Là Cách điều Trị Hiệu Quả?
-
Mụn Cóc ở Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
[Xem Chi Tiết] Hình ảnh Mụn Cóc ở Tay Và Chân Bệnh Nhân
-
Mụn Cóc Mọc ở Lòng Bàn Chân | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Bệnh Mụn Cóc Và Cách điều Trị đúng, Tránh Lây Lan - BookingCare