Mụn Nhọt ở Hậu Môn: Cảnh Báo Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu ...

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Cảnh báo các nguyên nhân khiến nổi nhọt ở hậu môn
    • Mụn nhọt ở hậu môn do tắc lỗ chân lông
    • Mụn nhọt ở hậu môn do thói quen sinh hoạt không đúng
    • Mụn nhọt hậu môn do vết nứt hậu môn
    • Nhọt ở hậu môn do bệnh trĩ
    • Nhọt ở hậu môn do mụn cóc sinh dục
    • Mụn thịt dư ở hậu môn
    • Nhọt ở hậu môn do bệnh u mềm lây
    • Mọc nhọt ở hậu môn do ung thư hậu môn
  • 2. Cách chẩn đoán mụn nhọt ở hậu môn
  • 3. Cách chữa trị mụn nhọt ở hậu môn
    • Cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
    • Sử dụng thuốc điều trị nhọt ở hậu môn

Nổi mụn nhọt ở hậu môn là tình trạng thường xảy ra và khiến nhiều người lo lắng. Đây là vị trí nhạy cảm nên nhiều người e ngại việc đi thăm khám, tuy nhiên chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại mụn nhọt ở hậu môn và cách điều trị hiệu quả nhất. 

Xem thêm:

  • Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
  • Các biện pháo kéo dài sự sống cho người ung thư hậu môn
  • Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh do đâu ? xử lý thế nào

1. Cảnh báo các nguyên nhân khiến nổi nhọt ở hậu môn

Nhọt ở hậu môn không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh nếu bạn vô tình hay cố ý làm mụt nhọt ở hậu môn vỡ ra, thì chúng còn gây nhiễm trùng hoặc gặp những biến chứng nặng hơn. 

Nếu bạn bị mọc nhọt ở hậu môn, bạn sẽ thấy mụn có vết sưng, mềm, bên trong chứa nhiều mủ. Chúng sẽ khiến bạn đau và khó chịu khi gặp kích ứng. Dưới đây là nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở hậu môn mà bạn không nên chủ quan:

Mụn nhọt ở hậu môn do tắc lỗ chân lông

Mọc nhọt ở hậu môn có thể do lỗ chân lông ở khu vực này bị bít tắc, lấp đầy mủ. Lỗ chân lông là những lỗ nhỏ có thể nhìn thấy rõ ở trên bề mặt da, có chứa nang lông và lớp dầu tự nhiên. Nếu các tuyến dầu đó hoạt động quá mức, sẽ tạo ra một lượng bã nhờn lớn sẽ khiến lỗ chân lông dễ bị tắc. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến vùng da của bạn tiết ra nhiều bã nhờn:

  • Mồ hôi bị giữ lại lâu trên da: Mồ hôi bị giữ lại trên da gây ra tình trạng da ẩm ướt có thể mọc mụn ở hậu môn.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn từ phân hay hoạt động tình dục ở trong lỗ chân lông phản ứng với hệ thống miễn dịch trong cơ thể nên kích hoạt các hoạt động trong tuyến dầu.
  • Thay đổi về hàm lượng hormone: Cơ thể bạn có thể bị đổ nhiều bã nhờn do sự thay đổi hormone, nội tiết tố trong cơ thể như dậy thì, mang thai, có kinh nguyệt, căng thẳng…
nguyen-nhan-mun-nhot-o-hau-mon-1
Mụn nhọt ở hậu môn do tắc lỗ chân lông gây ra

Mụn nhọt ở hậu môn do thói quen sinh hoạt không đúng

Nếu có thói quen sinh hoạt của không hợp lý, bạn có thể bị mọc nhọt ở hậu môn. Có nhiều trường hợp khiến vùng kín nổi mụn do thói quen không tốt, bao gồm:

  • Dùng các sản phẩm rửa vệ sinh vùng kín không đúng cách.
  • Nổi mụn nhọt ở hậu môn do ăn nhiều thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đường và sữa tinh chế.
  • Bị kích ứng vùng da hậu môn do ngồi lâu, mặc quần áo bó sát người, quần lót bị ẩm ướt, chất liệu không thông thoáng.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ gây ra bựa sinh dục và nhiều vấn đế khác ở hậu môn.

Nếu thấy xuất hiện mụn nhọt ở hậu môn, bạn hãy nhớ luôn làm sạch vùng kín, lau khô hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh và không tẩy lông hay nặn mụn để tránh tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn đồ lót bằng vải cotton thông thoáng, không mặc quần áo ẩm ướt và ăn uống đảm bảo dinh dưỡng phù hợp để mụn không tái phát. Nếu áp dụng các biện pháp này mà tình trạng mụn ở hậu môn không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Mụn nhọt hậu môn do vết nứt hậu môn

Vết nứt ở hậu môn là những vết nứt nhỏ ở bên trên hoặc trong ống hậu môn. Nguyên nhân bạn bị tình trạng này có thể là do táo bón nên phân cứng, trong quá trình đào thải phân ra ngoài sẽ làm rách da của hậu môn. Khi vết nứt bắt đầu lành, da sẽ tạo thành những nốt giống mụn nhưng sưng to hơn bình thường.

Những vết nứt hậu môn có thể khiến bạn gặp phải hiện tượng chảy máu và cảm thấy nóng rát khi đi vệ sinh trong vài ngày. Nếu vết nứt hậu môn kéo dài mà không có dấu hiệu lành, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm botox hoặc làm phẫu thuật cắt cơ thắt ở hậu môn.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị các vết nứt hậu môn tại nhà bằng cách ăn chế độ nhiều chất xơ, uống thuốc nhuận tràng tạm thời, bôi thuốc mỡ diltiazem, ngâm hậu môn trong nước ấm…

Nhọt ở hậu môn do bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện là sự mở rộng của mô hậu môn do các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng và hậu môn ở bên trong hoặc bên ngoài. Người bệnh có thể cảm thấy xung quanh hậu môn mình có những vết sưng to và dễ hiểu lầm chúng là mụn.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ đó là chảy máu trực tràng nhưng không đau, ngứa, khó chịu ở hậu môn, đặc biệt là trong và sau khi đi đại tiện. Phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với những đối tượng khác.

Nếu đến giai đoạn bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, bác sĩ cũng điều trị bệnh cho bệnh nhân bằng cách thắt dây cao su để cắt nguồn máu cung cấp cho búi trĩ hoặc sử dụng liệu pháp đông máu có sử dụng ánh sáng hồng ngoại để ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà bệnh trĩ nếu đang ở tình trạng nhẹ. Dưới đây là một số cách thực hiện:

  • Người bệnh cần bổ sung thêm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, khoảng 2 – 2,5 lít.
  • Thực hiện ngâm hậu môn trong nước ấm và cho thêm vài hạt muối.
  • Tránh tình trạng cọ xát vùng kín sau khi đi đại tiện.
  • Hãy dành thời gian để thư giãn cơ thể và tránh căng thẳng.
  • Sử dụng các loại kem bôi trĩ để giảm triệu chứng đau, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen nhưng lưu ý không nên dùng trong thời gian dài.
  • Không sử dụng các sản phẩm rửa hậu môn có chứa hoá chất.
bo-sung-chat-xo
Nếu nổi mụn nhọt ở hậu môn do bệnh trĩ, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ vào bữa ăn

Nhọt ở hậu môn do mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do chủng virus HPV gây ra. Mụn cóc hậu môn thường có kích thước khoảng 5mm hoặc nhỏ hơn nhưng chúng có khả năng phát triển và lan rộng sang lỗ hậu môn.

Những nốt mụn cóc thường có màu da cùng một số triệu chứng như chảy máu, cảm thấy khó chịu ở hậu môn, ngứa, tiết dịch nhầy…

Nếu bạn nghi ngờ mình bị mụn cóc ở hậu môn, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc bôi có chứa podophyllin và axit bichloracetic hoặc đề xuất bạn phẫu thuật lạnh, trong đó bao gồm phương pháp đóng băng mụn cóc.

Mụn thịt dư ở hậu môn

Mụn thịt dư ở hậu môn là những cục u lồi nhỏ mọc trên da ở vị trí hậu môn, chúng thường xuất hiện dưới dạng đốm tròn. Loại mụn này khá phổ biến, hầu hết là lành tính và không đau khi chạm vào nhưng nếu chà xát quá mạnh thì nó có thể gây khó chịu hoặc chảy máu nhẹ. Đối với những mụn thịt dư lớn hơn, chúng có thể gây ra các triệu chứng khác.

Mụn thịt dư ở hậu môn thường lành tính nhưng nếu bạn muốn trị mụn thịt để không bị mất thẩm mỹ, bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán nguyên nhân cơ bản gây ra mụn. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để quyết định bạn có nên can thiệp ngoại khoa loại bỏ mụn thịt dư không.

Nhọt ở hậu môn do bệnh u mềm lây

Bệnh u mềm lây là một bệnh da liễu do một loại virus gây ra các tổn thương, được gọi là mụn sẩn. Các mụn sẩn này thường có màu sắc khác nhau như trong suốt, vàng, đỏ hoặc hồng. Các u mềm lây này thường khá chắc chắn, trơn tru và có hình vòm.

Nếu u mềm lây nổi trên hậu môn hay bộ phận sinh dục thì đây là trường hợp bệnh bị lây truyền qua đường tình dục. Có một số trường hợp có thể nhận thấy một vài vết mụn sẩn trên da nhưng có một số trường hợp thì thấy mụn xuất hiện nhiều với những kích cỡ khác nhau.

U mềm lây có thể không cần điều trị và hết sau một vài tháng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám với bác sĩ để để tránh trường hợp nổi mụn nhọt ở hậu môn do các nguyên nhân khác. Bác sĩ có thể dùng điều trị bệnh bằng cách dùng thuốc mỡ tại chỗ có chứa thành phần như podophyllotoxin, axit salicylic hoặc kali hydroxit. Hoặc bác sĩ cũng có thể loại bỏ sẩn cho bệnh nhân bằng laser hoặc đóng băng chúng.

Mọc nhọt ở hậu môn do ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là căn bệnh có liên quan đến các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và di căn sang các vùng lân cận. Các tế bào này có thể tạo thành các vết sưng, nổi cục và thường có một số triệu chứng dưới đây:

  • Ngứa ngáy trực tràng.
  • Có dấu hiệu chảy máu trực tràng.
  • Hạch bạch huyết bị sưng.
  • Đau ở khu vực hậu môn.
  • Hậu môn tiết ra dịch nhầy
  • Có sự thay đổi trong nhu động ruột khiến phân khó thoát ra ngoài.

Mụn nhọt ở hậu môn là một vấn đề khá nhạy cảm ở vùng kín, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua việc điều trị bệnh. Nổi mụn nhọt ở vùng hậu môn cũng có thể là biểu hiện của các loại bệnh nghiêm trọng mà nếu bạn điều trị sớm thì khả năng phục hồi sẽ thành công cao.

nguyen-nhan-mun-nhot-o-hau-mon-2
Ung thư hậu môn cũng là bệnh lý nguy hiểm gây ra tình trạng mọc mụn ở hậu môn

2. Cách chẩn đoán mụn nhọt ở hậu môn

Khi thấy có triệu chứng nổi mụn nhọt ở hậu môn, người bệnh đi thăm khám, thường bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh, thăm khám bộ phận hậu môn – trực tràng và kiểm tra vị trí xuất hiện mụn.

Sau khi đã trải qua các bước thăm khám lâm sàng, người bệnh có thể sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: siêu âm, nội soi hậu môn trực tràng, làm xét nghiệm máu, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI…

Việc thực hiện làm các xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác được là người bệnh bị nổi mụn nhọt là do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sau khi đã có kết quả thăm khám.

3. Cách chữa trị mụn nhọt ở hậu môn

Cách tốt nhất để điều trị tình trạng nổi mụn nhọt ở hậu môn là người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán. Tùy vào tình trạng các nốt mụn mà bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị bao gồm:

Cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Nếu các nốt mụn nhọt ở hậu môn không có khả năng gây nguy hiểm, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tại nhà. Một số cách vệ sinh hậu môn đúng cách như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ bằng nước và thấm khô hậu môn bằng khăn mềm sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Vệ sinh hậu môn nước ấm hoà thêm một chút muối. 
  • Mặc đồ lót bằng cotton để hậu môn được thông thoáng và không bị cọ xát.
  • Không mặc đồ lót còn ẩm ướt. 

Người bệnh thực hiện các biện pháp chăm sóc và vệ sinh tại nhà sẽ giúp các nốt mụn tự cải thiện. Tuyệt đối không tự ý nặn mụn nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu nốt mụn không tự cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu tình trạng nhọt ở hậu môn không được cải thiện

Sử dụng thuốc điều trị nhọt ở hậu môn

Dưới đây là một số loại thuốc có thể cải thiện tình trạng nổi mụn nhọt ở hậu môn.

  • Retinoids đường uống bao gồm Soriatane (các loại thuốc này có nguồn gốc từ Vitamin A) thường được chỉ định để điều trị mụn nhọt ở hậu môn. Thuốc cũng thường được các bác sĩ kê cho các bệnh ngoài da khác.
  • Benzoyl peroxide: Hoạt chất này có sẵn ở dạng kem bôi và thuốc mỡ thoa ngoài da. Dạng thuốc có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây ra mụn nhọt. 
  • Axit salicylic: Có nhiều dạng bào chế như xà phòng, thuốc mỡ, kem và miếng lót hậu môn. Axit salicylic thường sẽ được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp mụn trứng cá, mụn cóc, bệnh vẩy nến và một số bệnh ngoài da khác.

Tất cả các loại thuốc sử dụng cho hậu môn, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần nhận được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ kê đơn, bởi có một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu hơn về các nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nhọt ở hậu môn, cũng như cách điều trị hiệu quả. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Từ khóa » Gần Hậu Môn Nổi Mụn