Trẻ Bị Mọc Mụn ở Hậu Môn Nên Xử Lý Ra Sao? - Diệp An Nhi
Trẻ bị mọc mụn ở hậu môn là hiện tượng cảnh báo bệnh lý gây tổn thương vùng này, đặc trưng là bệnh áp xe hậu môn. Đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi bé yêu gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ bị mọc mụn ở hậu môn
Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời thường rất dễ mắc phải những vấn đề vùng hậu môn – trực tràng nếu như cha mẹ không chú ý theo dõi. Trẻ bị mọc mụn ở hậu môn không chỉ đơn thuần là viêm nhiễm ngoài da mà có thể là áp xe hậu môn.
3 nguyên nhân chính dẫn tới trẻ bị mọc mụn hậu môn:
- Da bé bản chất rất mỏng manh và nhạy cảm, trẻ sơ sinh hầu như mặc tã cả ngày, vùng da hậu môn thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng da, từ đó sinh ra hiện tượng hăm đỏ hậu môn. Ngoài ra, việc sử dụng loại bỉm cho bé không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến vùng hoặc môn của bé bị nổi mụn.
- Do cha mẹ vệ sinh hậu môn cho bé không sạch sẽ: Trẻ sơ sinh rất hay đi đại tiện và tiểu tiện trong ngày, nếu cha mẹ không rửa hậu môn sạch sẽ cho bé rất dễ để vi khuẩn lây lan, phát triển gây ra mụn.
- Nguyên nhận chính khiến cho trẻ bị mọc mụn ở hậu môn chính là bệnh áp xe. Áp xe hậu môn hình thành do nhiễm trùng, viêm nhiễm khiến hậu môn bé xuất hiện dịch mủ, mẩn đỏ.
Biểu hiện và triệu chứng
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh hình thành do các mô mềm xung quanh ống hậu môn, trực tràng bị nhiễm khuẩn chứa mủ cấp tính. Căn bệnh này có những triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện mụn nhọt ở hậu môn: Những mụn nhọt này ban đầu rất nhỏ, bề mặt hơi nhẵn, sưng đỏ, ấn vào thấy cứng và hơi nóng đầu ngón tay, dần dần sẽ có hiện tượng tích chứa mủ, mủ to lên và lan rộng ra vùng xung quanh hậu môn.
- Hậu môn trẻ bị đỏ: Hiện tượng này xuất hiện ở vùng da xung quanh lỗ hậu môn, khe hậu môn.
- Trẻ sốt cao: Bé có tình trạng sốt toàn thân, cơn sốt có thể lên tới 39-40 độ, trẻ quấy khóc, bỏ bé mẹ, khò khè khó thở và nôn ói.
Một số biến chứng trẻ có thể gặp khi mọc mụn ở hậu môn
Nếu cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé, phát hiện mụn tại hậu môn của trẻ, cần đặc biệt lưu ý vì chủ quan bệnh sẽ phát triển ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của trẻ. Một số biến chứng từ mụn ở hậu môn có thể xảy ra ở trẻ:
- Biến chứng thành rò hậu môn: Trường hợp áp xe hậu môn phát tác, bị vỡ và chảy mủ, thậm chí phá vỡ kết cấu hậu môn. Xuất hiện lỗ rò khiến tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Khi xuất hiện lỗ rò hậu môn khiến trẻ bài tiết qua lỗ rò khiến tình trạng nặng càng thêm nặng, việc chữa trị càng thêm khó khăn, có nhiều trường hợp phải can thiệp ngoại khoa để cắt và bịt lỗ rò. Việc này tác động tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân, đặc biệt với trẻ sơ sinh.
- Nhiễm trùng lan rộng: Áp xe hậu môn có thể phát tác ra phạm vi rộng nếu không được điều trị đúng cách ngay từ ban đầu. Đặc biệt khi áp xe đã vỡ và chảy mủ sẽ khiến phạm vi lan rộng, khiến vi khuẩn có môi trường phát triển, tấn công sang những vị trí xung quanh. Điều này vừa làm bệnh thêm nặng, vừa gây khó khăn cho việc điều trị.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh: Mụn nhọt do áp xe hậu môn sẽ gây đau đớn cho bé, ảnh hưởng nặng nề tới phát triển tâm sinh lý. Ngoài việc đau đớn khiến bé quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ, áp xe hậu môn còn khiến bé bỏ ăn bỏ bú, ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất. Trầm trọng hơn, nó còn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bài tiết không tự chủ, ỉa són…
Chính vì những lý do trên, cha mẹ nên cảnh giác với các biểu hiện mụn nhọt tại khi vực hậu môn của bé. Khi có phát hiện nên đưa bé tới bệnh viện hay các trung tâm y tế để thăm khám kịp thời, chữa trị càng sớm càng tốt.
Cách xử lý khi trẻ bị mọc mụn hậu môn
Đối với trẻ sơ sinh thì không thể sử dụng thuốc kháng sinh và phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh áp xe hậu môn cho bé. Cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng thăm khám để nhận lời khuyên hiệu quả từ các chuyên gia y tế. Trong trường hợp trẻ bị áp xe hậu môn nặng hoặc biến chứng thành rò hậu môn thì buộc phải dùng đến phương pháp mổ cắt mở đường rò. Chính vì vậy, để việc điều trị được thuận lợi, cha mẹ nên đưa con em mình đi thăm khám sớm để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều như sau:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé hàng ngày, tránh sử dụng giấy ướt có mùi nồng lau hậu môn cho bé, nên sử dụng khăn mềm, sạch.
- Tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để bù đắp chất dinh dưỡng bị hao hụt.
- Người mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thực đơn hàng ngày cho chính mình.
Trên đây là những thông tin làm rõ hơn trường hợp trẻ bị mọc mụn ở hậu môn. Hi vọng cha mẹ đã được cung cấp thêm về kiến thức chăm sóc bé yêu để quá trình nuôi dưỡng con đơn giản hơn.
Từ khóa » Gần Hậu Môn Nổi Mụn
-
Chú ý Khi Bị Nổi Mụn Nhọt ở Hậu Môn | Vinmec
-
Mụn ở Hậu Môn: Phân Loại Và Nguyên Nhân Gây Ra
-
7 Loại Mụn ở Hậu Môn Mà Bạn Không Nên Chủ Quan - Hello Bacsi
-
Nổi Mụn ở Hậu Môn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?
-
Mụn Mọc ở Hậu Môn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Gần Hậu Môn Mọc Mụn Mủ Nổi Mụn Thịt Là Bị Bệnh Gì? - On Health
-
Hậu Môn Nổi Mụn Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Đừng Chủ Quan Với Hiện Tượng Mụn Cạnh Hậu Môn
-
Mụn Nhọt ở Hậu Môn: Cảnh Báo Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu ...
-
Nổi Mụn Nước ở Hậu Môn: Triệu Chứng Nhận Biết Và Chữa Trị
-
Cục U Gần Hậu Môn Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì? [ 9 Bệnh Phổ ...
-
Mụn Mọc ở Gần Hậu Môn Làm Sao để Mụn Mất đi? - CSTY
-
Nỗi đau Không Phải Ai Cũng Hiểu - Tuổi Trẻ Online
-
Mụn Nhọt Bình Thường Và áp Xe Hậu Môn Khác Nhau Thế Nào?