Muốn Tăng Sức đề Kháng Cho Trẻ, Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua điều Này
Có thể bạn quan tâm
1. Hiểu về sức đề kháng ở trẻ
1.1. Khi nào sức đề kháng của trẻ phát triển?
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp của các tế bào bạch cầu, đại thực bào và protein có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ nhận ra và tạo ra phản ứng chống lại chúng bằng cách tạo ra kháng thể. Đây chính là các protein chống nhiễm trùng để ngăn ngừa bệnh tật.
Sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể trẻ trước sự tấn công của tác nhân có hại bên ngoài
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ sẽ truyền cho thai nhi các kháng thể cần thiết qua nhau thai, nhờ đó mà bé có thể an toàn trong quá trình sinh nở. Loại và số lượng kháng thể mà thai nhi nhận được phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của chính cơ thể mẹ.
Trẻ sinh ra thường được hưởng các vi khuẩn có lợi của mẹ nên đường ruột của trẻ sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn giúp cho sức đề kháng được tăng cường. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời cũng sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Đặc biệt, sau khi chào đời, nếu trẻ được bú mẹ ngay thì sẽ được truyền nhiều kháng thể nhất vì sữa non của mẹ được sản sinh ngay sau sinh chứa rất nhiều kháng thể mạnh mẽ để giúp con có khả năng chống lại nhiễm trùng.
Như vậy, ngay từ khi còn trong bào thai, trẻ đã có được khả năng miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ có tính chất tạm thời và trong khoảng vài tuần đến vài tháng nó sẽ giảm dần.
1.2. Dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu
Để nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu mẹ có thể căn cứ trên một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Hay bị ốm vặt
Sau khi chào đời, trẻ được bú mẹ tức là sẽ nhận được một lượng kháng thể lớn. Theo quá trình phát triển của cơ thể trẻ, hệ miễn dịch sẽ dần dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên rất nhạy cảm trước các tác động từ bên ngoài. Kết quả là trẻ có hệ miễn dịch kém sẽ thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi và dễ bị ốm vặt.
Khi con hay bị ốm vặt mẹ nên theo dõi để hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng sức đề kháng cho trẻ
- Bị mất nước
70% trọng lượng của cơ thể là nước nên trẻ bị mất nước cũng sẽ có sức đề kháng yếu. Nếu mất nước, trẻ thường có biểu hiện: tiểu ít, da khô, khóc không nước mắt, niêm mạc nhợt nhạt,…
- Thèm đồ ngọt
Nhiều mẹ muốn tìm hiểu dấu hiệu để tăng sức đề kháng cho con nhưng lại ít ngờ tới rằng việc trẻ thèm ăn đồ ngọt cũng là biểu hiện của sức đề kháng bị suy yếu. Không những thế, nếu trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì đây cũng là tác nhân làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi.
- Biếng ăn
Trẻ bỏ bú, biếng ăn trong thời gian dài cần được theo dõi kỹ bởi đây cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng của trẻ đang suy giảm.
- Tiêu hóa kém
Trẻ có sức đề kháng kém thì hệ tiêu hóa cũng phát triển kém dẫn đến kém hoặc không có khả năng hấp thụ thức ăn. Trường hợp này trẻ thường có biểu hiện đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu hóa kém kéo dài, trẻ sẽ không hấp thụ được dưỡng chất nên bị suy dinh dưỡng.
- Khả năng chịu đựng kém
Khi trẻ không có năng lượng cho các hoạt động, không tích cực vận động, thường xuyên mệt mỏi, không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất thì mẹ cũng cần xem xét. Lúc này, trẻ sẽ bơ phờ, hay có biểu hiện thèm ngủ. Nguyên nhân của tình trạng ấy là do sức đề kháng của trẻ bị suy yếu.
2. Tăng sức đề kháng cho trẻ - cha mẹ cần nhớ
2.1. Tại sao cần tăng đề kháng cho trẻ?
Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, sức đề kháng là yếu tố rất quan trọng. Nhờ có sức đề kháng mà cơ thể trẻ có khả năng để chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của trẻ yếu, khi gặp các tác nhân này, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh.
Những trẻ thường xuyên bị ốm vặt thì sẽ biếng ăn và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ đó sức đề kháng kém dần. Cứ như vậy, trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn của các bệnh lý khác nhau xuất phát từ chính lý do là suy giảm hệ miễn dịch. Trường hợp này, không tăng sức đề kháng cho trẻ thì trẻ sẽ suy dinh dưỡng, chậm phát triển,...
2.2. Có nên tăng đề kháng cho trẻ bằng thuốc không và một số lưu ý
Thực tế hiện nay cho thấy rằng có không ít bậc phụ huynh khi thấy con mình thường xuyên ốm vặt liền tìm đến sự trợ giúp là thuốc tăng đề kháng. Thực ra, loại thuốc này chỉ nên dùng khi trẻ được bác sĩ thăm khám và chỉ định do bị thiếu hụt một vài yếu tố miễn dịch.
Phụ huynh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ
Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc tăng đề kháng khi chưa biết cơ thể con mình có cần đến nó không vì điều này rất dễ khiến trẻ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: hormone tăng cao nên dậy thì sớm, đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy,…
2.3. Một số cách tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ
Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả để trẻ khỏe mạnh hơn và có được hàng rào miễn dịch vững chắc chống lại các tác nhân bên ngoài thì tốt nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống cho trẻ. Một số cách dưới đây sẽ giúp đạt được mục đích ấy:
- Đảm bảo cho trẻ được uống đủ nước
+ Trẻ dưới 6 tháng bổ sung nước qua nguồn sữa mẹ nên tốt nhất hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
+ Trẻ từ giai đoạn ăn dặm có thể uống thêm nước trái cây, nước lọc,... để cải thiện đề kháng nhưng không được uống các loại nước có ga, nước ngọt.
- Bổ sung men vi sinh
Vi khuẩn đường ruột giữ vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng và nó có thể bị ảnh hưởng bởi việc dùng kháng sinh. Bởi vậy, sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, các bác sĩ nhi khoa thường ưu tiên khuyến nghị phụ huynh cho bé dùng men vi sinh. Tuy nhiên, trước khi dùng, các bậc phụ huynh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách và thời gian sử dụng.
- Dinh dưỡng hợp lý
Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách rất tốt để giúp trẻ có được hàng rào miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, mỗi ngày các bậc phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ rau xanh và trái cây như: khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, bưởi, dâu tây,...
- Tăng cường hoạt động thể chất
Trẻ sẽ có sức khỏe tốt hơn nếu được vận động thường xuyên. Vì thế, với trẻ mới biết đi, cha mẹ hãy cho bé chạy nhảy thoải mái, bơi lội, tập các động tác thể dục phù hợp.
Hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây là nguồn thông tin hữu ích đối với các bậc phụ huynh khi tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn đọc có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Từ khóa » Bỏ Mn
-
Bỏ Mẹ - Wiktionary
-
Bỏ Phiếu Sớm Với Một Lá Phiếu Khiếm Diện (Vote Early With An ...
-
Ghi Danh Bỏ Phiếu (Register To Vote) - Minnesota Secretary Of State
-
Cách đăng Ký Bỏ Phiếu ở Minnesota | Bằng Tiếng Việt
-
Nghiên Cứu Loại Bỏ Ion Mangan (Mn) Bằng Tảo Chlorella Vulgaris
-
Phải Trừ Bỏ Nhóm Mê Tín Dị đoan “Trừ Quỷ Bảo Lộc” - PLO
-
Cắt Bỏ 2 Khối U Buồng Trứng Lớn Khỏi Mẹ Bầu, Thai Nhi Vẫn An Toàn
-
Bắc Giang: Một Trẻ Nhỏ Bị Bỏ Rơi, Mẹ Viết Thư Nhờ Người Chăm Sóc
-
Khi Cha Mẹ Bỏ Tôi đi, Thì Đức Giê-hô-va Sẽ Tiếp-nhận Tôi.
-
BÍCH PHƯƠNG X MIRINDA - Chuyện Cũ Bỏ Qua (Official M/V)
-
Gây Mê Mask Thanh Quản Phẫu Thuật Mở Cung Sau Và Cắt Bỏ Mỏm ...
-
Đừng Bỏ Con Mẹ Ơi - Bé Tú Anh - Zing MP3
-
Mẹ Ơi Đừng Bỏ Con - Bé Bùi Hà My - Zing MP3