Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn - Thư Viện Hoa Sen
Có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU SÁCH
Giáo sư Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, tác giả của cuốn “Coming to Our Senses”đã viết:
“MỘT NHÂN VẬT quan trọng trong việc truyền tải Thiền tông đến phương Tây, đó là Đại Thiền sư Sùng Sơn, được biết ngài với phong cách giáo hóa trực tiếp Thiền đốn ngộ, đáng ngạc nhiên và thường hài hước. Ngài dạy rằng Thiền không phải là việc ham muốn đạt được sự tỏ ngộ, mà là thực hành từ ‘Tâm không-biết’. Nó có ‘trước khi suy nghĩ’, phát huy lòng Từ bi chân thật và phụng sự tha nhân một cách phát khởi tự nhiên.”
Bộ sưu tập này là những câu chuyện giảng dạy qua các cuộc pháp thoại và thỉnh vấn của những thiền sinh khi ngài còn hiện tiền. Nó cung cấp cho độc giả sự mới mẻ và cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị với một trong những Thiền sư vĩ đại của thế kỷ Hai mươi.
Mặc dù Thiền sư Sùng Sơn thường trú rất lâu tại Hoa Kỳ từ năm 1972, nhưng ngài không thi lấy Quốc tịch Mỹ, ngài vẫn là một công dân Hàn Quốc. Khi mãn duyên hóa độ, ngài trở về quê hương chốn Tổ tịnh dưỡng trong những ngày tháng cuối đời. Ngài đã nhập diệt vào sáng 30 tháng 11 năm 2004, tại Nam Hàn. Nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thân. Trụ thế 77 tuổi, Tăng lạp 56. Kế thừa Đạo nghiệp Tông phong Tổ vị 55 năm.
Để tưởng niệm công ơn giáo hóa và sự hoằng truyền Chánh pháp Nhãn tạng khắp nơi trên thế giới mà ngài đã lưu dấu trên vạn nẻo đường nhân gian sanh tử. Sư THÍCH HUYỀN GIÁC (Hyon Gak Sunim) đã bỏ công biên soạn tập sách này khá lâu và chỉnh sửa một số văn bản tiếng Anh của Thiền sư Sùng Sơn, bao gồm Thiền Tông Chỉ Nam (Compass of Zen) và Chỉ Không biết (Only Don’t Know). Ông đã nhận được Ấn khả (Inka) từ Thiền sư vào năm 2001, và hiện đang là Giáo thọ linh hướng của Trung tâm Thiền Quốc tế tại Tổ đình chùa Hoa Khê, thủ đô Seoul, Nam Hàn.
Ông là một người Mỹ, tên được sanh ra là Paul Muenzen, ở Rahway, New Jersey. Ông đã học Đại học Yale và tốt nghiệp Cao học Thần học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Sùng Sơn vào năm 1992 tại chùa Nam Hoa, nơi thờ nhục thân Lục Tổ Huệ Năng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ông đã hoàn thành hơn hai mươi khóa thiền, mỗi khoá chín mươi ngày chuyên sâu và trải qua gian khổ ba trăm ngày tĩnh tâm thiền định một mình trên vùng núi cao của Hàn Quốc.
Chúng tôi dịch xong cuốn Thiền Tông Chỉ Nam và nghĩ rằng đã hoàn tất lời phát nguyện trong việc chuyển ngữ trọn bộ sáu cuốn sách Thiền của ngài. Sau đó sẽ được nghỉ ngơi an dưỡng. Nhưng nhận thấy công trình sưu tập của Thiền sư Huyền Giác qua đề tựa Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn trong cuốn sách này thật tuyệt diệu. Tôi liền phát tâm chuyển ngữ tiếng Việt để ấn tống cúng dường một ngàn cuốn tại Hoa Kỳ, nhân dịp tưởng niệm 10 năm ngày Đại Sư phụ của chúng tôi viên tịch (30.11.2004 – 30.11.2014). Thành kính đãnh lễ ngài với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc mà ngài đã thấu hiểu tâm tôi và đã ban ơn tế độ trong một lần chết đi sống lại.
California - cuối Thu, 20 tháng 11, 2014
Thích Giác Nguyên
Khể thủTừ khóa » Tỏ Ngộ Là Gì
-
Tỏ Ngộ - Thiền Tổ Sư - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Tỏ Ngộ - Chùa Bửu Châu - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Tỏ Ngộ Là Gì Và Làm Sao đạt Tới Nó? - OSHOVIETNAM
-
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN - - Chùa Xá Lợi
-
Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn - Cội Nguồn
-
Ngộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiền Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đi Tìm Tự Tánh | Giác Ngộ Online
-
Ý Nghĩa Giác Ngộ Trong đạo Phật - .vn
-
Tinh Tấn Trong đạo Phật Khác Với Nỗ Lực, Cố Gắng Của Thế Gian
-
6 Vấn đề Giải Thoát Trong đạo Phật | Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
-
Thiền Tông Đốn Ngộ - Tâm Yếu Nhà Thiền - HT Thích Thông Phương
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Làm Sao để Giác Ngộ "Tự Tánh" ? (Giác Ngộ "Tự Tánh" Trong THIỀN ...