Ngộ – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Một phần của loạt bài về |
Thiền tông |
---|
Các bài viết chính
|
Nhân vậtThiền tông ở Trung Quốc
Zen
Seon
Thiền tông ở Hoa Kỳ
|
Giáo lý
|
Truyền thống
|
Sự giác ngộ
|
Lời dạy
|
Phương pháp tu tập
|
Dòng thiền
|
Tông phái có liên quan
|
|
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Lịch sử
|
Khái niệm
|
Kinh điển
|
Tam học
|
Niết-bàn
|
Tông phái
|
Ở các nước
|
Cổng thông tin Phật giáo |
|
Ngộ (zh. wù 悟, ja. satori 悟 り), là một thuật ngữ của Thiền tông, được dùng để chỉ sự "nhận thức", "trực nhận", "thấu hiểu xuyên suốt". "Nhận thức" ở đây không phải là sự hiểu biết thông thường hoặc nhận thức theo các hệ thống triết lý mà chính là sự trực nhận chân lý không có sự phân biệt giữa "người nhận thức" và "vật được nhận thức" (nhân vật bất nhị 人物不二). Một danh từ khác đồng nghĩa với ngộ là Kiến tính (ja. kenshō). Từ Đại ngộ triệt để cũng thường được sử dụng để chỉ sự Giác ngộ tột cùng, viên mãn.
Danh từ Ngộ được thông dụng khi Thiền tông bắt đầu hưng thịnh. Trước đó, các Cao tăng hay dùng chữ Bồ-đề (zh. 菩提), cách phiên âm chữ Bodhi của Phạn ngữ hoặc cách dịch nghĩa của nó là Giác, Giác ngộ (覺悟) hơn. Có lẽ các vị Thiền sư muốn thống nhất hoá tư tưởng "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự", chủ trương đem danh từ Ngộ vào pháp ngữ.
Nếu nghiên cứu kĩ cách sử dụng danh từ Ngộ và Giác (Bồ-đề) trong các kinh luận, thiền ngữ Trung Quốc, người ta có thể thấy được một sự khác biệt tinh tế trong cách sử dụng. Ngộ thường được dùng để chỉ cái kinh nghiệm thức tỉnh trong ý nghĩa ngay tức thì của nó trong khi Giác được dùng với nghĩa "Ngộ thường trực". Người đã có kinh nghiệm Ngộ cần phải tu tập thêm để đạt đến mức toàn vẹn của Giác.
Trong thời gian Thiền tông phát triển tại Nhật, các vị Thiền sư tại đây lại phân biệt giữa hai danh từ Ngộ (ja. satori) và Kiến tính (zh. 見性, ja. kenshō) và sự khác biệt giữa hai danh từ này cũng giống như trường hợp giữa Giác và Ngộ. Trong những khóa thực hành thiền căn bản, các vị Lão sư thường dùng danh từ Kiến tính để chỉ những kinh nghiệm ngộ đạo ban sơ của thiền sinh, rất ít khi dùng chữ Ngộ.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Tra ngộ, 悟 trong từ điển mở Wiktionary.Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |
Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Tỏ Ngộ Là Gì
-
Tỏ Ngộ - Thiền Tổ Sư - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn - Thư Viện Hoa Sen
-
Tỏ Ngộ - Chùa Bửu Châu - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Tỏ Ngộ Là Gì Và Làm Sao đạt Tới Nó? - OSHOVIETNAM
-
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN - - Chùa Xá Lợi
-
Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn - Cội Nguồn
-
Thiền Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đi Tìm Tự Tánh | Giác Ngộ Online
-
Ý Nghĩa Giác Ngộ Trong đạo Phật - .vn
-
Tinh Tấn Trong đạo Phật Khác Với Nỗ Lực, Cố Gắng Của Thế Gian
-
6 Vấn đề Giải Thoát Trong đạo Phật | Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
-
Thiền Tông Đốn Ngộ - Tâm Yếu Nhà Thiền - HT Thích Thông Phương
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Làm Sao để Giác Ngộ "Tự Tánh" ? (Giác Ngộ "Tự Tánh" Trong THIỀN ...