MVC Là Gì? Tìm Hiểu Về Lợi ích Và Hạn Chế Của MVC - Bizfly Cloud

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản
MVC là gì? Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của MVC Bizfly Cloud247825-07-2024
MVC là gì? Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của MVC

MVC chắc chắn là cái tên đã quá quen thuộc với dân lập trình hay những người đã tiếp cận lập trình web bởi mô hình MVC xuất hiện và được ứng dụng nhiều trong hầu hết các dự án web.

Nếu bạn chưa hiểu biết hết mô hình lập trình MVC là gì hay đang muốn ứng dụng nó trong dự án của mình thì bạn không nên bỏ qua bài tổng hợp các thông tin liên quan được Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây.

Mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC (Model - View - Controller) là một mô hình thiết kế được chủ yếu sử dụng trong kỹ thuật phần mềm. Đây được xem là một mẫu kiến trúc phần mềm tạo lập giao diện người dùng trên máy tính có thể thông qua việc tách biệt các mối quan tâm để khuyến khích tổ chức cải tiến các ứng dụng.

Mô hình MVC với mục tiêu giúp cấu trúc các mối quan tâm riêng biệt của ứng dụng thành ba phần được kết nối với nhau bao gồm Model (dữ liệu), View (giao diện) và Controller (bộ điều khiển):

  • Model là bộ phận lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng và là cầu nối giữa View và Controller. Nó có thể là file XML bình thường, một đối tượng đơn giản hay cơ sở dữ liệu. Trách nhiệm của View là nhận đầu vào của người dùng từ bộ điều khiển và quản lý toàn bộ dữ liệu của ứng dụng.
  • View là bản trình bày của mô hình với một định dạng cụ thể dành cho người dùng. Nó được xem là phương tiện hiển thị các đối tượng trong ứng dụng như văn bản từ cửa sổ khác, nút, cửa sổ,...
  • Controller giữ nhiệm vụ phản hồi đầu vào của người dùng và thực hiện tương tác trên các đối tượng mô hình dữ liệu. Ngoài ra, bộ điều khiển này còn nhận đầu vào, xác nhận các tùy chọn và chuyển đầu vào cho mô hình.

MVC sẽ thực thi việc cách ly dữ liệu kinh doanh (Model) khỏi giao diện người dùng (View) với bộ điều khiển (Controller) quản lý logic. MVC cũng thường được dùng để phát triển giao diện người dùng với khả năng cung cấp những thành phần cơ bản phục vụ cho việc thiết kế một chương trình cho điện thoại di động, máy tính hay các ứng dụng web.

Mô hình MVC là gì

Mô hình MVC là một mô hình thiết kế được chủ yếu sử dụng trong kỹ thuật phần mềm

Lịch sử hình thành mô hình MVC

Mô hình MVC (Model-View-Controller) là một trong những mô hình thiết kế phần mềm phổ biến nhất trong lĩnh vực phát triển ứng dụng. Được phát triển vào cuối những năm 1970 bởi Trygve Reenskaug tại Xerox PARC, mô hình này đã trở thành một chuẩn mực trong việc tổ chức cấu trúc và phân chia công việc trong dự án phần mềm.

Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng mô hình MVC?

1. Quá trình phát triển nhanh hơn

Với mô hình MVC, các thành phần của ứng dụng được phân chia rõ ràng, giúp các nhà phát triển có thể làm việc song song trên các phần khác nhau của ứng dụng mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này giúp tăng tốc quá trình phát triển và giảm thiểu thời gian hoàn thành dự án.

2. Hỗ trợ các kỹ thuật không đồng bộ

MVC hỗ trợ tốt các kỹ thuật không đồng bộ, giúp cải thiện hiệu suất của ứng dụng. Các yêu cầu không đồng bộ giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng tốc độ phản hồi của ứng dụng, từ đó tạo ra trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.

3. Tổ chức các ứng dụng web quy mô lớn đơn giản hơn

Với các ứng dụng web quy mô lớn, việc tổ chức và quản lý mã nguồn trở nên phức tạp hơn. MVC giúp tách biệt các phần liên quan đến dữ liệu, giao diện và logic điều khiển, từ đó giúp việc quản lý mã nguồn trở nên dễ dàng và khoa học hơn.

4. Dễ dàng mở rộng và thay đổi linh hoạt

Khi cần mở rộng hoặc thay đổi chức năng của ứng dụng, mô hình MVC cho phép các nhà phát triển thực hiện mà không gây ảnh hưởng đến các phần khác của ứng dụng. Điều này giúp việc bảo trì và nâng cấp hệ thống trở nên đơn giản hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh lỗi.

5. Trả về dữ liệu mà không cần định dạng

MVC cho phép trả về dữ liệu mà không cần phải định dạng trước, giúp việc tích hợp với các ứng dụng khác trở nên linh hoạt hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần phát triển các API hoặc các dịch vụ web.

6. Thân thiện với SEO

Một trong những ưu điểm lớn của MVC là khả năng tạo ra các URL thân thiện với công cụ tìm kiếm (SEO). Điều này giúp cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập và tương tác từ người dùng.

7. Giúp làm việc nhóm đơn dễ dàng hơn

Với mô hình MVC, các thành viên trong nhóm phát triển có thể làm việc độc lập trên các phần khác nhau của ứng dụng mà không gây xung đột. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cộng tác trong nhóm.

Mục đích của MVC

Khung phần mềm của MVC có khả năng tách biệt các khía cạnh khác nhau của ứng dụng đồng thời cung cấp cho các phần tử này một khớp nối. Tất cả những điều này sẽ phục vụ cho các mục đích sau của MVC:

  • Phát triển đồng thời: Các nhà phát triển có thể dễ dàng làm việc song song trên các thành phần khác nhau mà không có bất kỳ lo lắng nào về khả năng va chạm hay ảnh hưởng lẫn nhau của chúng bởi MVC tách rời các thành phần này.
  • Khả năng tái sử dụng: Vì chế độ xem chỉ đơn giản là xử lý các dữ liệu được hiển thị cho người dùng nên chế độ xem tương tự hoặc giống nhau của một ứng dụng có thể dễ dàng tái sử dụng cho một ứng dụng khác với dữ liệu khác.
  • Khả năng nâng cấp: Nếu ứng dụng của bạn gặp phải vấn đề về hiệu suất do khả năng truy cập cơ sở dữ liệu chậm thì bạn có thể tiến hành nâng cấp phần cứng thực hiện chạy cơ sở dữ liệu mà không lo ảnh hưởng đến các thành phần khác.
  • Khớp nối thấp: Bản chất của mô hình MVC là sự kết hợp thấp giữa khung hình, mô hình hoặc với bộ điều khiển.
  • Khả năng mở rộng tốt: Vì mức độ phụ thuộc vào nhau của các thành phần là rất thấp nên việc thực hiện các thay đổi (sửa lỗi hoặc thay đổi chức năng) đối với một thành phần sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến các thành phần khác.
Mục đích của MVC

Mô hình MVC được kết hợp thấp giữa khung hình, mô hình hoặc với bộ điều khiển

Luồng xử lý dữ liệu trong MVC

Bạn có thể dễ dàng hình dung một cách cụ thể và chi tiết luồng xử lý dữ liệu trong MVC qua các bước dưới đây:

  • Khi máy khách (Client) gửi một yêu cầu đến máy chủ (Server) thì Controller trong MVC sẽ tiến hành chặn lại để xem xét và xác định yêu cầu được gửi đến là sự kiện hay URL request.
  • Sau đó, input của người dùng sẽ được Controller xử lý rồi thực hiện việc giao tiếp với Model trong MVC.
  • Model tiến hành chuẩn bị dữ liệu và gửi trở lại cho Controller.
  • Sau khi đã xử lý xong các yêu cầu, Controller sẽ thực hiện bước gửi các dữ liệu đã được xử lý cho View và hiển thị chúng cho người dùng trên trình duyệt web.

Tại đây, View và Model sẽ không giao tiếp một cách trực tiếp với nhau. Controller sẽ đảm nhận vai trò xử lý các tương tác giữa View và model.

Ưu, nhược điểm của MVC là gì?

Ưu điểm

  • Tối ưu băng thông do không sử dụng viewstate, hỗ trợ website hoạt động ổn định hơn.
  • Các phần Model, View và Controller được tách ra độc lập, giúp cho việc kiểm soát và khắc phục lỗi dễ dàng hơn trước khi bàn giao sản phẩm cho người dùng.
  • Khi kết hợp với các ngôn ngữ lập trình như Javascript, CSS hay HTML, mô hình MVC có vai trò tối ưu bộ control trên các nền tảng ngôn ngữ.
  • Có thể chia nhiều lập trình viên làm việc cùng lúc mà không ảnh hưởng đến phần công việc của nhau.
  • Hỗ trợ TTD (test-driven development), người dùng có thể tạo ứng dụng bằng unit test cũng như viết các won test case
  • Phiên bản mới nhất của MVC hỗ trợ thiết kế responsive website mặc định và các mẫu dành cho mobile. Người dùng có thể tạo công cụ View với cú pháp đơn giản hơn so với các công cụ truyền thống khác.

Nhược điểm

Do có tính phân tách cao giữa các thành phần nên MVC phù hợp để ứng dụng cho các dự án lớn. Nếu sử dụng trong các dự án nhỏ lẻ sẽ dễ gặp tình trạng cồng kềnh, tốn thời gian và công sức để phát triển dự án. Đồng thời, thời gian trung chuyển dữ liệu cũng cần được cân nhắc kỹ khi triển khai dự án nhỏ.

Lợi ích và hạn chế của MVC

Mô hình MVC phù hợp chủ yếu với với các dự án lớn hay các công ty chuyên về website hơn

Những mặt hạn chế của mô hình MVC

1. Độ phức tạp

Mô hình MVC (Model-View-Controller) có thể trở nên phức tạp khi được áp dụng vào những dự án lớn, với nhiều thành phần khác nhau cần được quản lý. Việc phân chia rõ ràng các thành phần Model, View và Controller đôi khi làm cho việc điều phối và duy trì dự án trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi có sự thay đổi hoặc cập nhật.

2. Không phù hợp cho những dự án, ứng dụng nhỏ lẻ

Đối với những dự án nhỏ lẻ hoặc ứng dụng có quy mô nhỏ, việc áp dụng mô hình MVC có thể là quá mức cần thiết. Việc cấu trúc và duy trì MVC trong trường hợp này có thể làm tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn so với việc sử dụng các mô hình đơn giản hơn.

3. Yêu cầu cập nhật thường xuyên

Mô hình MVC yêu cầu các thành phần phải được cập nhật và bảo trì thường xuyên để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả. Điều này đòi hỏi đội ngũ phát triển phải có kiến thức và kỹ năng vững vàng để thực hiện các cập nhật một cách chính xác và kịp thời.

Kỹ năng cần thiết để ứng dụng MVC vào lập trình

Để ứng dụng mô hình kiến trúc MVC vào lập trình một cách tốt nhất, bạn cần sở hữu cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

  • Nắm rõ những thông tin cần thiết nhất và quan trọng nhất có liên quan đến mô hình MVC.
  • Hiểu rõ cách sử dụng framework.
  • Có được những kiến thức cơ bản nhất về lập trình hướng đối tượng OOP.
  • Có khả năng hiển thị nội dung và logic để đảm bảo được tính độc lập với nhau giữa Model và View.

Ngoài ra, bạn cũng cần có nền tảng kiến thức về lập trình web, thực hành viết kịch bản và lập trình thường xuyên dựa trên các ngôn ngữ cơ bản như C#, Java, PHP hay Python để học cách sử dụng MVC tốt hơn.

Cách sử dụng mô hình MVC

Cách để bạn sử dụng và triển khai mô hình MVC hiệu quả nhất là nắm rõ được các chức năng, quy trình vận hành của ba thành phần tạo nên MVC:

  • Model: Nhiệm vụ chính của Model đơn giản chỉ là quản lý các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, JSON hay API.
  • View: Nhiệm vụ chính của View là quyết định những dữ liệu hay thông tin mà người dùng sẽ thấy được trên màn hình của họ.
  • Controller: Nhiệm vụ chính của Controller là lấy, sửa đổi và cung cấp cho người dùng những dữ liệu cần thiết. Về cơ bản, Controller chính là cầu nối cho sự tương tác và liên kết giữa Model và View.

Ứng dụng của MVC vào lập trình

Đối với mỗi mục đích nghề nghiệp, người làm lập trình viên sẽ có những lựa chọn riêng về ngôn ngữ lập trình và framework lập trình. Tuy nhiên nếu các lập trình viên muốn phát triển nghề nghiệp hơn nữa, thì MVC dưới dạng kiến trúc là một lựa chọn lý tưởng để sử dụng.

Chúng ta đang dần thay thế Dotnet MVC bằng Dotnet Core. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng MVC trong lập trình vẫn còn khá phổ biến, điển hình là nhu cầu về Django.

Đối tượng cần học mô hình MVC

Mô hình MVC được xem như mô hình kinh điển trên các nền tảng lập trình. Do đó, những cá nhân cần làm việc trực tiếp với các mã code hoặc chịu trách nhiệm phát triển code đều cần trang bị kiến thức cần thiết về MVC.

Bên cạnh đó, những người phụ trách thiết kế hình ảnh và giao diện cho website cũng cần nắm rõ về mô hình MVC để có thể phối hợp nhịp nhàng cùng với nhân sự IT để tối ưu website.

Framework và ngôn ngữ lập trình mà bạn sẽ sử dụng phụ thuộc nhiều hơn so với mục đích nghề nghiệp nhưng MVC luôn là sự lựa chọn khả thi hơn khi bạn muốn phát triển nghề nghiệp của mình. Khi đã hiểu rõ MVC là gì cũng như những kiến thức hữu ích mà Bizfly Cloud đã chia sẻ chắc chắn nó sẽ trở thành một kỹ năng quan trọng hỗ trợ bạn trong công việc lập trình.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: MVCSHAREFacebookTwitter

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Mvc