Mỹ Học đại Cương CÁI BI - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Mỹ học đại cương CÁI BI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.76 KB, 27 trang )

BÀI LUẬN NHÓM 3LỚP : GIÁO DỤC CÔNGDÂNKHOA:GIÁO DỤC CHÍNHTRỊCÁI BI1.Phân tích bản chất thẩm mĩ của cái bi trong truyện ngắn ChíPhèo của nhà văn Nam Cao và truyền thuyết Mị Châu TrọngThủyTruyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam CaoTruyện ngắn “ Chí Phèo” của tác giả Nam Cao được xem như là đỉnh cao vănhọc bởi nó phản ánh những tư tưởng nhân đạo cũng như giá trị hiện thực cùngsâu sắc và mới mẻ . Tác phẩm xoay quoanh cuộc đời nhân vật Chí Phèo vớinhững tấn bi kịch lớn :- Bi kịch của đứa con hoang bị bỏ rơi. Từ khi sinh ra chưa bao giờ được lọtlòng mẹ, Chí nhỏ lúc bấy giờ đã phải chịu thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác: “hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai tuổithì làm canh điền cho nhà Bá Kiến”. Rồi Chí lớn lên trở thành anh canh điềnhiền lành, tốt bụng ; nhưng oái oăm thay cái xã hội cũ nát ấy đã đẩy Chí sangcon đường tội lỗi - nhà tù thực dân.-Bi kịch bị tha hóa. Sống trong nơi dơ dáy, ô uế đó, Chí đã bị tàn phá cả ngoạihình lẫn cả những phẩm chất “thiên lương”. Để rồi cái nhận lại cuối cùng chỉ làsự khinh miệt, coi thường của mọi người.-Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Là con người, ai cũng có quyền mưu cầuhạnh phúc, nhưng quyền cơ bản đó lại không đúng với Chí Phèo. Tìm được tìnhyêu, ánh sáng, hi vọng cũng bị dật tắt cũng bởi vì cái xã hội thực vọng hoànlương của đời mình nhưng tất cả dân nửa phong kiến lúc đó.- Sau những chuỗi bi kịch đó Chí chọn cho mình cái chết. “ Tức nước vỡ bờ’’những nỗi đau, sự dằn xé, sự tủi nhục cũng đã được giải thoát. Chi tiết Chí trảthù Bá Kiến được xem như một viên ngọc làm sáng bừng giá trị nhân văn củatác phẩmThông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao đã thể hiện những giá trị nhân văncao đẹp :• Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lêntiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lươngthiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứngđáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phinhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.• Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thểhiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bikịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thựcdân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).• Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thểhiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Caohơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.Truyền thuyết Mị Châu Trọng ThủyAn Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là truyền thuyết đẹp của người xưavới chủ đề dựng nước và giữ nước, để lại cho đời sau bài học cảnh giác chính trịsâu sắc và thấm thía. Nhưng có phải câu chuyện chỉ chứa dựng một tấn bi kịchlà mất nước hay không? Theo tôi câu chuyện là sự đan xen giữa cả hai bi kịchmất nước và tình yêu. Chính khi bi kịch mất nước đã tạo nên bi kịch tình yêu vàbi kịch tình yêu đã mở đường cho bi kịch mất nước.Nhìn chung về tác phẩm ta có thể thấy được hai bi kịch lớn :--Bi kịch mất nước. Mị Châu vì tình riêng mà không tuân thủ kỉ cương,phép tắc. An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địchcủa mình. Bản thân vua mong mỏi sự hòa bình giữa hai quốc gia, chấmdứt cảnh chiến tranh loạn lạc từ tình yêu con trẻ. Nhưng trớ trêu thayđiều đó lại tạo nên khe hở cho những toan tính của cha con Triệu Đàlen lỏi vào và bi kịch mất nước bắt nguồn từ đó.Bi kịch tình yêu.Tình yêu khi đặt nhầm chỗ sẽ gây ra hậu quả vô cùngnghiêm trọng nhất là đó là kẻ địch của mình, và Mị Châu đã mắc phảisai lầm đó. Kết quả mất nước, nhà tan, Mị Châu đã phải trả giá đắt chotình cảm sai lầm đó và Trọng Thủy cũng vậy. Sau khi phản bội tìnhcảm, Trọng Thủy mới nhận ra hậu quả kinh khủng nhưng đã quá muộn.Bên cạnh nỗi đau, sự mất mát,những bài học đáng giá, truyền thuyết MịChâu Trọng Thủy đã giơ cao lá cờ nhân ái, bao dung của nhân dân ta :•Nhân dân thương tiếc vị vua anh dũng của mình nên không muốnông bất tử. Chi tiết biển cả bao dung đón người anh hùng trở về đãthể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của họ. Không ai phủ nhận••sự mất cảnh giác dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của An DươngVương nhưng cũng không ai xem đó là tôi trạng và kết án ngài.Xét đến cùng, việc An Dương Vương không chết mà đi xuống biểnlà cách thức nhân dân ta bất tử hóa hình tượng mà họ đã suy tôn,kính trọng.Mặc dù rất nghiêm khắc trước hành động của Mị Châu nhưng nhândân ta cũng rất khoan dung với nàng bởi lẽ Mị Châu không cố ýgây lên nỗi lầm của mình. Để minh oan, chiêu tuyết cho tâm hồnngây thơ, trong trắng của người con gái ấy, truyền thuyết đã để cholời nguyền của nàng linh ứng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòngphản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu mộtlòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết sẽ trở thành châu ngọcđể rửa sạch mối nhục thù”. Máu Mị Châu chảy xuống biển, loàitrai ăn phải biến thành hạt châu là minh chứng cho sự vô tình gâytội của Mị Châu và thể hiện thái độ thương xót của nhân dân ÂuLạc đối với nàng. Hình ảnh ngọc trai biểu trưng cho sự quý giá,trong sáng, thanh cao – đó cũng chính là những nét đẹp trong tâmhồn của Mị Châu.Về Trọng Thủy, hành động nhảy xuống giếng tự vẫn thể hiện lònghối hận chân thành . Rõ ràng dân gian đã không quá cực đoan khikết án tội trạng của nhân vật này. Giếng nước Trọng Thủy trẫmmình khi đem ngọc trai rửa vào thì ngọc càng trong sáng thêm.Điều đó chứng tỏ nỗi oan của Mị Châu được hóa giải trong sự hốihận của Trọng Thủy. Đồng thời, tình yêu, niềm xót thương củaTrọng Thủy chỉ được chứng thực bởi Mị Châu . Lỗi lầm của TrọngThủy đã tìm được lời hóa giải trong tình yêu thương của Mị Châu.2.Khái niệm cái biCái bi là phạm trù cơ bản của mỹ học phản ánh giá trị thẩm mỹ của con ngườiđấu tranh cho những mục đích, lý tưởng nhân đạo đã bị thất bại trước các lựclượng đối lập.Khách thể thẩm mỹ là một phương tiện hợp thành mối quan hệ thẩm mỹ của conngười với hiện thực. Đó là những sự khái quát những hiện tượng thẩm mỹ kháchquang trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật thành các phạmtrù thẩm mĩ cơ bản như: cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài.Trong “ Giáo trình mỹ học đại cương” tác giả Lê Hồng Vân nêu khái niệm cái bitrong mỹ học là: một phạm trù mĩ học tồn tại bên cạnh cái đẹp, cái cao cả, cáihài, là sự phản ánh một phẩm chất thẩm mĩ của thực tại khách quan, là mộtphương diện đặc biệt trong quan hệ thẩm mỹ của con người.Nói cách khác, cái bi là phạm trù thẩm mĩ cơ bản của mỹ học chỉ sự thất bại haychính cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh với cái xấu hay với lực lượng đốilậpCái bi được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất trong kịch – một thểloại hình kịch ( VD: Rômêô và juliet – William Shakespeare ). Ngoài ra, văn họccũng có nhiều tác phẩm mang đặc trưng của cái bi như tác phẩm Chí Phèo củaNam Cao hay Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.3.Cái bi và phạm trù có liên quanCái bi cũng giống như cái đẹp xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Theo nhưAristotle – người được coi là có công đầu trong việc nghiên cứu sâu sắc và có hệthống về bản chất bi kịch, thì bi kịch là hiện tượng quan trọng trong xã hội và bikịch là đỉnh cao của nghệ thuật. Nhân vật chủ thể của bi kịch là những người tốt,có hành động đẹp đẽ và cao thượng. Tuy nhiên, trong khi đấu tranh chống lại cáixấu họ phải chịu thất bại hay đánh đổi bằng cả tính mạng. Bi kịch ấy không phảilà để dập tắt những cái đẹp mà nó là một trong những phương tiện cao nhất đểthể hiện sự cao đẹp.Nói cách khác, bản chất cái bi cũng gắn với cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng.Cái đẹp, cái cao cả là mảnh ghép rõ nhất để có thể định nghĩa được cái bi4.Bản chất cái bia)Cái bi là sự xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc khôngđủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn.Bản chất thẩm mĩ của cái bi là sự xung đột dẫn đến mất mát đau thương. Song,không phải mọi sự xung đột dẫn đến mất mát đau thương đều là cái bi. Cơ sở đểxem xét việc nảy sinh cái bi là sự xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sửvới việc không đủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn (C. Mác).Như vậy, những xung đột thông thường của đời sống không phải cơ sở nảy sinhcái bi. Chẳng hạn, những xung đột giữa những anh chàng nghiện rượu, tranhgiành đất đai để rồi chém giết nhau. Do đó, những chết chóc đau khổ thườngtình không nằm trong phạm trù cái bi của mỹ học. Nghệ sĩ Anh thế kỷ XIX,John Ruskin phân biệt:Thơ chỉ có thể lên tiếng với nỗi buồn của cô gái khóc chotình yêu trong trắng bị tan vỡ, chứ không thể viết về giọt nước mắt của kẻ hàtiện đánh mất tiền. Ở đây có hai loại nước mắt, nước mắt cúa cái bi (nước mắtcủa cô gái) và nước mắt của cái hài (nước mắt của anh chàng hà tiện). Chỉ thuộcvề cái bi những hy sinh tổn thất có ý nghĩa xã hội mang tính quy luật trong sựphát triển lịch sử.Bi kịch cá nhân xảy ra trong tình yêu, trong gia đình, ngoài xã hội cũng có thể làcái bi, nếu đằng sau nó cũng chứa những xung đột xã hội, mang tầm vóc lịch sử.Chẳng hạn bi kịch số phận Chí Phèo (trong Chí Phèo), Hămlét (trong Hămlét),Mácbet (trong Mácbét), Lỗ Thị Phượng (trong Lôi vũ)... Các bi kịch xã hội nhưthoái trào cách mạng, tổn thất lớn lao của cuộc chiến đấu của quần chúng cáchmạng cũng thuộc về cái bi. Chẳng hạn, phong trào Công xã Pari, 1871 ở Pháp.b)Bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúcBi kịch có tác dụng to lớn trong việc thanh khiết hóa tâm hồn con người.Aristốt, nhà triết học, mĩ học thời Hylạp cổ đại cho rằng: Bi kịch là sự bắt chướccác hành động nghiêm túc và cao thượng, hành động này có một quy mô nhấtđịnh, Bi kịch nhằm miêu tả những con người tốt nhất. Nhân vật và lực lượng bikịch có sức mạnh lớn lao, có ý chí mạnh mẽ, có lý tưởng đẹp đẽ, có khát vọngchân chính. Nhân vật bi kịch thất bại thậm chí bị tiêu diệt. Nhưng đặc trưngthẩm mĩ của cái bi lại không bi. Aristốt cũng đã từng khẳng định: bi kịch làmtrong sạch hóa những cảm xúc thông qua sự khêu gợi sự xót thương và khủngkhiếp. Cảm xúc thẩm mĩ đối với cái bi vẫn là tình cảm tích cực, vẫn là vui,phấn chấn... Chứ không phải là cảm xúc bi quan, tiêu cực.Mỹ học tôn giáo nhấn mạnh tính chất công bằng của việc trừng phạt con ngườivà những tội lỗi muốn mưu toan chống lại thế giới. Cách giải thích này tạo ra ởcon người trạng thái nhẫn nhục, chịu đựng, phục tùng số mệnh, định mệnh. Mỹhọc tư sản quan niệm cái bi như là sự bi đát của con người trước cuộc đời; nhưlà sự xung đột vĩnh hằng giữa thân phận nhỏ nhoi của con người và sự vĩnh hằngbất tận của tạo hóa. Mĩ học Phong kiến phương Ðông, cũng bị chi phối khá nặngnề của tư tưởng định mệnh. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều từng giải thích vềtiếng khóc chào đời của con người lúc sơ sinh:Thảo nào khi mới chôn rauÐã mang tiếng khóc ban đầu mà raThực ra, xung đột bi kịch dấy lên ở con người những rung động thẩm mĩ sâusắc. Nó khơi dậy ở con người tình cảm cao cả, lành mạnh, kích thích nhữnghành động mãnh liệt, thúc đẩy con người đấu tranh vì hạnh phúc, tôi luyện conngười.c)Cảm xúc thẩm mĩ của cái bi là cảm xúc vuiTại sao cảm xúc thẩm mĩ trong bi kịch lại là cảm xúc vui? Khi nhìn những diễnviên trình diễn những bi kịch, ta nhỏ lệ biểu lộ sự đồng tình hay lòng trắc ẩn, màmặt mày như tươi tỉnh sáng lạn, tâm tư dàn trải thoải mái. Máu và nước mắtthường đem lại cho ta những ý nghĩ ngọt ngào tươi mát hơn là những nụ cườihoan hỉ. Vậy cảm xúc vui tươi trong bi kịch do đâu mà có?Phương Tây có nhiều cách giải thích khác nhau.Platon, với quan điểm của mình là xuất phát điểm cho thuyếtVui cười trước tai họa của thiên hạ, ông cho rằng nỗi sầumuộn là những đức tính yếu kém của con người, cần phải vứtbỏ. Âúy vậy mà bi kịch lại kích thích nó lên. Như thế làkhông đạo đức. J. J. Rousseau tiếp tục thuyết này, cho rằng bikịch là biểu lộ niềm hân hoan khoái lạc trước tai họa. Chonên, ông khuyến cáo người ta chớ nên mở kịch trường. Sau này E. Faguet khaitriển tư tưởng của J. J. Rousseau, cho rằng: con người là một mãnh thú, tìmkhóai lạc trước đau khổ của kẻ khác. Ông chứng minh điều đó ơ: những cuộc thiđấu giữa người và thú trong thời Lamã; những cuộc đấu bò rừng ở Tâyban nha,những vụ hành hình tàn khốc đối với kẻ khác tôn giáo thời Trung cổ; người tathích đọc báo về những tin tức các vụ đâm chém nhau... Thực ra, nếu đúng nhưvậy thì việc gì phải bỏ tiền ra xem những cảnh tưởng tượng mà không tìm đếnnhững cảnh thực.E. Burker (Anh quốc thế kỉ XVIII) đưa ra thuyết ngược lạivới thuyết tính ác, là thuyết tính thiện. Cảm giác vui trongbi kịch là do lòng trắc ẩn, hay đồng tình tâm. Chính nhữngsự rủi ro bất hạnh ấy cũng khiến ta cảm thấy khoan khoái.Con người ta thích pháp trường hơn kịch trường. Nghĩa là,chúng ta thương xót cho Hămlét, nên rất vui khi thấy nhânvật này chết một cách bi thảm.Dubos (Pháp quốc, thế kỉ XVII), Thomas (đại học Colombia) lại giải thích bằngnguyên nhân tâm lí. Theo họ, bản tính con người vốn hiếu động, thích nhữngcảm giác mạnh. Sự kích thích càng mạnh thì cảm xúc vui càng đậm. Bi kịch làliều thuốc công hiệu giúp con người vui. Bi kịch lấy chết chóc làm đề tài. Mà,chết là tai họa khủng khiếp. Do đó, bi kịch là đá nam châm mạnh nhất gây kíchđộng cho óc tưởng tượng. Nhưng thế thì, tại sao tai họa thực ngoài đời khônglàm cho con người thích. Nhưng tai họa tưởng tượng trong nghệ thuật lại làmngười ta thích. Fontenelle cho rằng khoái lạc và đau khổ tuy khác nhau nhưngnguyên nhân chỉ là một. Giống như sự gãi cào ngoài da, gãi cào mạnh thì đau,nhẹ thì thích thú. Bi kịch là đem những sự đau khổ thực lên sân khấu. Tuy đó làthực tại, nhưng lại không phải là thực tại. Những cảm giác đau khổ khi đứngtrước những nạn nhân vô cớ bị tai họa giảm bớt đi, thành ra những nỗi vui thích.Schiller & Hegel (Ðức quốc thế kỉ XVIII) dùng quan điểm triết học để giảithích. Sự xung đột vũ trụ là điều tất yếu. Có xung đột thì có đấu tranh, đấu tranhmới có ý thức đạo đức, có ý thức đạo đức mới tìm thấy khoái lạc. Nguồn vui lớnnhất sẽ đạt được từ sự phấn đấu cam go với nghịch cảnh, trong đó chứa đựngđau khổ. Vũ trụ là một khối lý tính vừa xung đột, vừa hàihòa. Ví dụ sự xung đột của con người vừa muốn làm trungthần, vừa muốn làm người con hiếu thảo. Mâu thuẫn nàykhông thể dung hoà, trở thành bi kịch. Ðứng trên quan điểmvũ trụ thì bi kịch là luật của tạo hóa, là công lý vĩnh cửu.Khi xem kịch ta thấy được tính chất công lý vĩnh cửu, dođó ta khoái. Những người này viện dẫn vở bi kịch Ăngtigôncủa Sôphốcl: Polinice con của quốc vương xứ Thèbes sau khi cha chết, mượnlính nước địch để giành ngôi vua. Tân vương Créon giết kẻ phản bội, cho chophơi thây, cấm mai táng. Antigon, em ruột của Polinice, cháu ruột Créon khôngnỡ nhìn thi hài anh ruột phơi, nên tìm cách che đậy. Nàng đính hôn với con traiCreon là Hemon. Antigon bi xử chém. Hemon tự treo cổ cho vẹn tình. TheoHegel, Créon đại diện cho lý tưởng pháp luật, Antigon đại diện cho lí tưởng anhem. Hai lý tưởng đều chính đáng nhưng trên quan điểm vũ trụ thì mâu thuẫn.Schopenhauer lại cho rằng đời là bể khổ, con người ngụp lặn trong tai họanghiệp chướng nhưng không chịu khước từ bởi doý dục sinh tồn kiềm chế. Bikịch dạy cho con người biết ý thức tất cả đều hư không để thoạt nhiên đại ngộ.Nhân vật bi kịch khác người ta ở chỗ biết rõ tình thế màbuông tay đầu hàng, biết khước từ. (Còn ta bị dục vọngkìm hãm). Nhưng chính khước từ là thắng lợi. Quả lànhiều nhân vật bi kịch trước khi hấp hối đã khước từ.Nhưng không phải mọi nhân vật bi kịch đều khước từ.Macbeth chết than trời, Othello trong khi tự sát cũnghận người (không khước từ). Triết gia Ðức thế kỉ XIX,Nietzsche cho rằng thế giới đầy tai họa nghiệp chướngnhưng nếu ta vứt bỏ được những ràng buộc, bủa vây của thế giới thực tại đầyhẹp hòi để đứng trên cao nhìn lại, thì lại thấy nó là một bức tranh kỳ vĩ, đẹp lạlùng. Cũng như Thượng đế sau khi sáng tạo ra vũ trụ, tự mình nhìn lại, nó nhưmột tác phẩm nghệ thuật.Freud với lí luận về mặc cảm Oedipus, cho rằng văn minhlà cái vỏ che đậy 5tâm địa dã man của con người. Tâm địachứa chất dục vọng, mà mãnh liệt nhất là tính dục. Nhưngdục vọng và đạo đức, pháp luật mâu thuẫn dẫn đến dục vọngbị dồn ép thành mặc cảm. Mặc cảm không phát tiết được cóthể phát sinh bệnh thần kinh hay thác loạn. Có lúc dục vọngcó thể hóa trang để có thể vượt khỏi sự kiểm soát của ý thức. Bi kịch là một hiệntượng, một biểu hiện. Mặc cảm này được gọi mặc cảm Oedipus. Mỗi người đềucó mặc cảm Oedipus. Khi xem vở kịch này dục vọng ta được thỏa mãn một cáchgián tiếp, cho nên ta phát sinh niềm vui trong khi xem kịch.Tất cả những kiến giải vừa nêu đều không giải thích được một cách đúng đắnnguyên nhân cái vui trong bi kịch. Vậy nguyên nhân đúng đắn là ở đâu? Bi kịchlà một thứ tác phẩm nghệ thuật, xem bi kịch là một thứ kinh nghiệm mĩ cảm.Kinh nghiệm mĩ cảm xuất hiện khi ta trực giác hình tướng sự vật. Trong lúcthưởng ngoạn ta quên hẳn lợi hại của thực tế mà đứng ở địa vị khách quan đểquan sát, coi vũ trụ và đời sống là một bức tranh. Tai họa thực trong đời sốngkhiến ta thương xót và lo sợ, nhưng tai họa trong kịch, sau giây phút lo sợ lànguồn vui. Sở dĩ như vậy là vì, khoảng cách tâm lý giữa người xem và nhữngcảnh trên sân khấu có một khoảng cách không quá xa, không quá gần. Khôngquá xa, để thấy rằng sự kiện trên sân khấu là hợp lý, hợp tình. Không quá gần,để xem không ngộ nhận bi kịch trên sân khấu là cuộc sống thực tế. Phàm bi kịchchân chính thì không được tả thực. Phàm khán giả kịch chân chính thì khôngcho tình cảm thực dụng xen lấn vào mĩ cảm. Những tình cảm phát tán trong bikịch khác tình cảm phát tiết trong thực tế. Trong tâm tư khán giả, thế giới kịch làbiệt lập, không liên can đến lợi hại thực tế. Khi thưởng ngoạn kịch, khán giả hộitụ tinh thần, bị sức lôi cuốn của sân khấu, do đó cũng sống hăng say, cũng hoạtđộng phát tán tình cảm. Nhưng phát tán này kèm theo sự sảng khoái, khác kinhnghiệm thường nhật là đèo bòng phiền lụy, bực bội, lo âu.Hơn nữa, cảm xúc vui trong bi kịch, xuất phát từ chỗ, không phải cái chất, haysự thất bại của con người. Mà là, ở chỗ con người dám chấp nhận thất bại, dámhi sinh vì những lí tưởng cao cả.5.Ý nghĩa cái bi trong đời sống sinh viên hiện nay:Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữgìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giátrị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giảiquyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹnhững giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lànhmạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnhtrung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàngngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập,những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớpnhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc,quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của conngười trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởiniềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khíacạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Namtrong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đólà tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là nhữngngười quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuâncủa xã hội” .Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốnkiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là mộtsinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịchHồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vôdụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Ngườicoi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết địnhkết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻlà tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp nhưngười ta tưởng không?Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo nhữnggiá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sốngbuông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằngchứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thựctrạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hànhhung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ranhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ lànhững tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người tachoáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet.Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừachửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồichễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảmkhông thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạolực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phươngtiện truyền thông.Đáng báo động hơn nữa hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viêncũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấutrong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sốngthử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm líHuỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm TP HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hônnhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa phương tây mà còn do lối sống quá dễdãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩagia phong, công dung ngôn hạnh, hiếu tiết lễ nghĩa,... Đồng thời tình trạng nạophá thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng –giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM – cho biết: “Thực trạng nạo pháthai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo pháthai. Riêng ở TP.HCM với khoảng 7 triệu dân mỗi năm có khoảng hơn 100nghìn ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại bệnh viện Từ Dũ,mỗi năm tổng số sinh khoảng 45 nghìn người nhưng nạo phá thai hơn 30 nghìnngười và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”.Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóatốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sexđược trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũtrường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạngđua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở nhiềunơi.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh- thànhphố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phépquanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnhsát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đuaxe ,tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn khônggiải tán .Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độnhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GSTiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìmđược phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinhviên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình đểđóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dùtrong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi,chơi hết mình. 50% sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ củamình. 40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự học. 70% sinh viêncho rằng mình không có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sựhứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ.Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Khôngnhững vậy, có những sinh viên còn tỏ thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn tronglớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiếnthoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiệnđại như điện thoại di động, truyền hình cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễmnhững tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số kháclại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ lâm truyền kì, Đột kích,Audition...).Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhâncách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông trong những bạn đó gia đình đâu có khágiả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đãphải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được

Tài liệu liên quan

  • Giáo trình mỹ học đại cương Giáo trình mỹ học đại cương
    • 43
    • 6
    • 30
  • Mỹ Học Đại Cương pdf Mỹ Học Đại Cương pdf
    • 244
    • 2
    • 44
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 10 docx Giáo trình mỹ học đại cương part 10 docx
    • 19
    • 1
    • 14
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 9 potx Giáo trình mỹ học đại cương part 9 potx
    • 25
    • 930
    • 7
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 8 ppt Giáo trình mỹ học đại cương part 8 ppt
    • 25
    • 954
    • 7
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 7 pps Giáo trình mỹ học đại cương part 7 pps
    • 25
    • 719
    • 10
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 6 potx Giáo trình mỹ học đại cương part 6 potx
    • 25
    • 678
    • 7
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 5 ppt Giáo trình mỹ học đại cương part 5 ppt
    • 25
    • 665
    • 7
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 4 pot Giáo trình mỹ học đại cương part 4 pot
    • 25
    • 638
    • 7
  • Giáo trình mỹ học đại cương part 3 docx Giáo trình mỹ học đại cương part 3 docx
    • 25
    • 676
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(779.09 KB - 27 trang) - Mỹ học đại cương CÁI BI Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cái Bi Trong Tác Phẩm Chí Phèo