Mỹ - Trung Và Bàn Cờ Thế Myanmar - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
- Podcast
- YouTube
- Cần biết
- Rao vặt
- Cài đặt tài khoản
- Tin đã lưu
- Bình luận của bạn
- Lịch sử giao dịch
- Dành cho bạn
- Vào Tuổi Trẻ Sao
- Thoát Tuổi Trẻ Sao
- Đăng xuất
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Nhà đất
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
TTO - Chính quyền mới của Mỹ đang đứng trước một bài toán địa chính trị hóc búa. Bất kỳ bước đi sai lầm nào của Mỹ và phương Tây cũng có thể đẩy Myanmar ngã vào vòng tay Trung Quốc. Bài học đối với chính quyền dân sự San Suu Kyi vẫn còn chưa ráo mực.
Một chiếc xe quân đội trên đường phố ở Myitkyina, bang Kachin hôm 2-2-2021 - Ảnh: AFP
Trung Quốc đã gọi động thái của quân đội Myanmar là "đại cải tổ nội các" và thận trọng không bình luận gì thêm.
Đặt trong bối cảnh Myanmar đã bị quốc tế cô lập từ thời bà San Suu Kyi vì cuộc khủng hoảng người Rohingya, việc phương Tây gia tăng sức ép có thể đẩy chính quyền quân sự Myanmar đến việc xem Trung Quốc là lựa chọn duy nhất.
Các giả thuyết về sự liên quan của Trung Quốc đều không đúng. Với tư cách là một nước láng giềng thân thiện với Myanmar, chúng tôi luôn mong muốn các bên giải quyết sự khác biệt theo cách hợp lý và duy trì sự ổn định chính trị, xã hội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc VƯƠNG VĂN BÂN khẳng định tại họp báo ngày 3-2
Bài toán khó của ông Biden
Chính quyền Mỹ đã tuyên bố hành động của quân đội Myanmar có đủ yếu tố cấu thành "một cuộc đảo chính quân sự", đồng thời để ngỏ khả năng trừng phạt.
Đáng chú ý, trong cuộc họp báo qua điện thoại rạng sáng 3-2 (giờ Việt Nam), một quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ cũng tuyên bố chính phủ vừa bị lật đổ của bà San Suu Kyi là "chính phủ được bầu hợp lệ". Đó là một bước đi có thể tạo ra căng thẳng chính trị với chính quyền quân đội mới của Myanmar.
Bà Suzanne DiMaggio - một thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế - kêu gọi chính quyền Biden nên kiềm chế việc áp đặt ngay các lệnh trừng phạt và phép thử ngoại giao.
"Myanmar là một thử nghiệm bất ngờ đối với chính quyền Biden, vốn đã nhấn mạnh nhân quyền và dân chủ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ" - bà DiMaggio đặt vấn đề.
"Nhanh chóng cử một đặc phái viên cấp cao tới Naypyidaw với sự ủng hộ hiếm hoi của lưỡng đảng sẽ là một bước đi thích hợp tiếp theo" - bà DiMaggio nêu kiến nghị.
Tương lai Myanmar hậu đảo chính phụ thuộc vào lựa chọn của chính quyền quân sự và cách phương Tây (trong đó có Mỹ) phản ứng. Việc Washington xác định "quân đội Myanmar đảo chính" trước mắt sẽ chặn đứng nguồn tiền hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế (USAID).
Luật pháp Mỹ hạn chế việc hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nơi quân đội chiếm quyền của chính phủ dân cử. Kế đến, theo chuyên gia Murray Hiebert thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), Washington có thể trừng phạt một số công ty quân đội Myanmar và đó là tất cả những gì Mỹ nên làm.
Tuy nhiên, việc Mỹ và Myanmar không có sợi dây liên kết kinh tế khiến các lệnh trừng phạt của Washington gần như vô hiệu.
Tổng thống Biden đang đứng trước thế lưỡng nan khi vừa muốn thể hiện thái độ trước các hành động xâm phạm dân chủ, nhưng lại không thể quá mạnh tay nếu không muốn mất Myanmar vào tay Trung Quốc.
Trung Quốc có đắc lợi?
"Nếu chúng ta ngừng các chương trình hợp tác với quân đội Myanmar, quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Myanmar sẽ ngày càng xa cách các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Anh. Tôi nghĩ điều đó sẽ gây rủi ro cho an ninh khu vực" - Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama cảnh báo trong một cuộc họp báo ngày 2-2.
Thật vậy, Trung Quốc có thể hưởng được lợi ích bằng cách tận dụng các sai lầm của phương Tây. Việc các nước lên án chính quyền dân sự của bà San Suu Kyi vì cuộc khủng hoảng người Rohingya cho thấy sự hời hợt của phương Tây trong việc tìm hiểu Myanmar.
Chính phủ dân sự không hề có tiếng nói với quân đội - lực lượng đã phát động các chiến dịch quân sự khiến hàng trăm ngàn người Rohingya tháo chạy sang Bangladesh. Nhưng mọi tội lỗi dường như đều bị quy cho bà San Suu Kyi, với tư cách cố vấn nhà nước.
Myanmar có vị trí chiến lược quan trọng đối với Bắc Kinh, là con đường đi tắt của Trung Quốc để ra Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã đổ hàng tỉ USD cho các dự án cảng và nhà máy điện ở Myanmar thông qua sáng kiến "Vành đai, con đường".
Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc tại Myanmar là tìm cách tạo ra sự cân bằng giữa chính phủ dân sự và quân đội. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Myanmar vào tháng 1-2020, ông đã gặp riêng cả bà San Suu Kyi và tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.
Thế nhưng, một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và thống tướng Min Aung Hlaing hồi tháng trước đang bị đặt dấu chấm hỏi. Theo tờ Irrawaddy, trong cuộc gặp ông Min Aung Hlaing đã than phiền về những gian lận trong bầu cử và để ngỏ khả năng sẽ làm gì đó đối với chính quyền dân sự.
Không rõ ông Vương Nghị đã phản hồi như thế nào, bởi ngay trước đó ông đã gặp bà San Suu Kyi và bày tỏ sự hãnh diện khi trở thành ngoại trưởng nước ngoài đầu tiên thăm Myanmar sau tổng tuyển cử.
Nhà nghiên cứu Azeem Ibrahim thuộc Trung tâm Chính sách toàn cầu (Mỹ) nhận định có vẻ như quân đội Myanmar tin rằng họ đã bắt được tín hiệu ủng hộ ngầm của Bắc Kinh trước khi hành động.
"Các tướng lĩnh Myanmar sẽ do dự hành động trừ khi họ có được niềm tin rằng họ có thể dựa vào Bắc Kinh để bảo vệ khỏi những hậu quả không thể tránh khỏi từ Liên Hiệp Quốc và các quốc gia phương Tây, cũng như có thể bù đắp các biện pháp trừng phạt sắp tới bằng cách mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước láng giềng".
Bà Suu Kyi bị khởi tố tội buôn lậu
Trong thông báo được phát chiều 3-2, cảnh sát Myanmar cho biết Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi sẽ bị khởi tố theo luật xuất nhập khẩu Myanmar, Tổng thống Win Myint bị khởi tố theo luật quản lý tình trạng thảm họa tự nhiên.
Một tòa án ở thủ đô Naypyidaw đã chấp thuận lệnh bắt giữ bà Suu Kyi và ông Win Myint trong ngày 3-2. Cả hai sẽ tiếp tục bị giữ tại một địa điểm không xác định đến ngày 15-2.
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của cảnh sát cho biết họ tìm thấy các thiết bị liên lạc cầm tay "được nhập khẩu và sử dụng không phép" tại nhà của bà Suu Kyi.
Sự phản kháng của người dân Myanmar có thể tăng lên sau động thái khởi tố bà Aung San Suu Kyi. Hưởng ứng phong trào "bất tuân dân sự" để phản đối đảo chính, các nhân viên y tế và bác sĩ tại 70 bệnh viện ở 30 thành phố khắp Myanmar đã đình công ngày 3-2.
Chính quyền Biden xem Myanmar là 'vấn đề ưu tiên'TTO - Mỹ cảm thấy "lo lắng" trước các cáo buộc đối với nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi trong khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết sẽ huy động quốc tế gây sức ép lên cuộc đảo chính ở nước này.
DUY LINHBÌNH LUẬN HAY
Dòng sự kiện: Đảo chính ở Myanmar
Lãnh đạo quân đội Myanmar thừa nhận áp lực khi phe nổi dậy bắt sĩ quan cấp cao
06/08
Lần đầu tiên quân đội Myanmar để mất một bộ chỉ huy vùng
03/08
Bức tình thư gửi Myanmar
26/05
Thái Lan thúc giục ASEAN hành động sau vụ quân nổi dậy Myanmar áp sát biên giới
26/04
Myanmar bắt đầu huấn luyện quân sự cho lớp tân binh mới
09/04
Xem thêmTin liên quan
Chính quyền Biden xem Myanmar là 'vấn đề ưu tiên'
G7 ra tuyên bố chung lên án đảo chính tại Myanmar
Trung Quốc lên tiếng bác bỏ nhúng tay vào đảo chính Myanmar
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
- x1
- x5
- x10
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Chủ đề: Myanmar Mỹ - Trung Lệnh trừng phạtTin cùng chuyên mục
Thủ tướng Đức cảnh báo đừng chơi 'trò cò quay' Nga với Ukraine
LHQ cảnh báo giao tranh ở Syria đe dọa an ninh khu vực
Ông Zelensky: Ukraine cần lá chắn NATO để sống sót
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tin tưởng Việt Nam sẽ vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Thủ tướng Thái Lan phản đối vụ hải quân Myanmar nổ súng vào các tàu cá
Quan chức EU đến Kiev khi Nga đang tấn công Ukraine dồn dập
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Số sao có thêm 0
Thanh toán Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước Xem thêmTối đa: 1500 ký tự
Hủy Gửi bình luận- Trang chủ
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Khoa học
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
Tổng biên tập: Lê Thế Chữ
Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.
Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCMĐịa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn
Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848
Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSSĐăng ký email - Mở cổng thông tin
Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất
Đăng ký tại đây© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tênVui lòng nhập Họ & Tên.
Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công- Bình luận
- Đăng nhập
- Tạo tài khoản
Vui lòng nhập Tên hiển thị
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mã xác nhậnVui lòng nhập mã xác nhận.
Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạnVui lòng nhập Tên của bạn.
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩuXác nhận mật khẩu không khớp.
Mã xác nhậnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook Hoàn tấtMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Email (*)Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tên (*)Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ý kiến của bạn (*)Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Gửi ý kiếnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Đăng ký Tuổi Trẻ SaoNhập mã xác nhận
Mã capcha Hủy bỏ Hoàn tấtTừ khóa » Cờ Myanmar Hiện Nay
-
Quốc Kỳ Myanmar – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Hiệu Kỳ Tại Myanmar – Wikipedia Tiếng Việt
-
Myanmar Thay đổi Quốc Kỳ - PLO
-
Chính Xác, Quốc Kỳ Myanmar Có Màu Xanh Lá - VnExpress
-
Myanmar Thay Quốc Kỳ Trước Cuộc Tổng Tuyển Cử - Hànộimới
-
Myanmar Sử Dụng Quốc Kỳ Mới - Báo Thanh Niên
-
Myanmar Ra Mắt Quốc Kỳ Mới - Báo Lao Động
-
Cờ Của Lịch Sử Và ý Nghĩa Của Miến Điện - Thpanorama
-
Quốc Kỳ Myanmar – Wikipedia Tiếng Việt - Links Hay
-
Quốc Kỳ Myanmar
-
Lịch Sử Lá Cờ Myanmar Qua Các Thời Kỳ - YouTube
-
Game Cờ Bạc