Quốc Kỳ Myanmar – Wikipedia Tiếng Việt

Quốc kỳ Myanmar
Sử dụngQuốc kỳ, Cờ hiệu dân sự và nhà nước
Tỉ lệ2:3
Ngày phê chuẩn21 tháng 10 năm 2010; 14 năm trước (2010-10-21)
Thiết kếHình chữ nhật có ba dải màu ngang (theo thứ tự từ trên xuống: vàng, xanh lá và đỏ) với một ngôi sao năm cánh lớn màu trắng ở trung tâm.

Quốc kỳ Myanmar (tiếng Miến Điện: မြန်မာနိုင်ငံ၏ အလံတော်) đã được thông qua vào ngày 21 tháng 10 năm 2010[1] để thay thế lá cờ cũ được sử dụng từ năm 1974. Quốc kỳ được giới thiệu cùng với việc thực hiện các thay đổi đối với tên quốc gia, được quy định trong Hiến pháp năm 2008.

Lá cờ này có ba sọc ngang từ trên xuống gồm: – Màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết của giai cấp công nhân Myanmar – Màu xanh lá cây là sự hòa bình và yên bình của đất nước – Màu đỏ tượng trưng và dũng cảm và quyết đoán của người dân Myanmar – Ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự hòa hợp chủng tộc và sự kết hợp của năm nhóm dân tộc chính - Burman, Karen, Shan, Kachin, và Chin.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc kỳ Myanmar cũ được sử dụng từ 3 tháng 1 năm 1974 đến 21 tháng 10 năm 2010 có hình chữ nhật (tỷ lệ 2 cạnh là 5:9) nền đỏ có một hình chữ nhật khác màu xanh ở góc bên trái trên cùng. Ở giữa hình chữ nhật màu xanh, có một bánh răng màu trắng (tượng trưng cho giai cấp công nhân), lồng vào bánh răng là một giạ lúa cũng màu trắng (tượng trưng cho giai cấp nông dân). Bao quanh bánh răng và giạ lúa là 14 ngôi sao tượng trưng cho 14 đơn vị hành chính của Myanmar. Về màu sắc, màu đỏ tượng trưng cho lòng can đảm, màu xanh tượng trưng cho hòa bình và thống nhất còn màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch.

So với lá cờ trước (từ 1948 đến 1974), lá cờ này có cùng kích thước, tỷ lệ và cách bố trí màu. Chúng chỉ khác nhau ở hình trong hình chữ nhật màu xanh: đó là sáu ngôi sao gồm một ngôi sao ở giữa và năm ngôi sao bên cạnh.

Tuy nhiên, chúng đều là hình chữ nhật (tỷ lệ 2 cạnh là 5:9) nền đỏ có một hình chữ nhật màu xanh ở góc bên trái trên cùng.

Đề nghị thay cờ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề xuất quốc kỳ Myanmar năm 2006

Năm 2006, người ta đã đề nghị thay thế lá cờ hiện hành băng một lá cờ khác gồm 3 dải màu đỏ, vàng và xanh có cùng chiều rộng lần lượt từ dưới lên trên. Dải trên cùng màu xanh có một sao trắng ở góc bên trái[2]. Tuy nhiên, đề nghị này bị bác bỏ. Và lá cờ được chấp nhận là lá cờ hiện nay (gồm 3 dải màu vàng, xanh lá, đỏ với sao trắng ở giữa).

Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Myanmar, lá cờ ba màu như hiện nay nhưng chỉ có hình tròn trắng với hình con công bên trong là quốc kỳ của nhà nước Myanmar được Nhật Bản hậu thuẫn.

Hệ màu Vàng Xanh lục Đỏ Trắng
Pantone 116 361 1788 Safe
RGB 254-203-0 52-178-51 234-40-57 255-255-255
HTML #FECB00 #34B233 #EA2839 #FFFFFF
CMYK 0, 20, 100, 0 71, 0, 71, 30 0, 83, 76, 8 0, 0, 0, 0

Các lá cờ trước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1300-1500 Quốc kỳ sử dụng từ 1300-1500
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1500-1752 Quốc kỳ sử dụng từ 1500-1752
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1752-1886 Quốc kỳ sử dụng từ 1752-1886
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1939-1941 Quốc kỳ sử dụng từ 1939-1941
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1941-1943 Quốc kỳ sử dụng từ 1941-1943
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1943-1945 Quốc kỳ sử dụng từ 1943-1945
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1945–1948 Quốc kỳ sử dụng từ 1945–1948
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1948-1974 Quốc kỳ sử dụng từ 1948-1974
  • Quốc kỳ sử dụng từ 1974-2010 Quốc kỳ sử dụng từ 1974-2010
  • Quốc kỳ sử dụng từ 2010 Quốc kỳ sử dụng từ 2010

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Myanmar gets new flag, official name, anthem
  2. ^ “Bài báo về lá cờ dự định thay thế lá cờ hiện nay”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quốc kỳ Myanmar.
  • x
  • t
  • s
Cờ châu Á
Quốc gia có chủ quyền
  • Ả Rập Xê Út
  • Afghanistan
  • Ai Cập
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ấn Độ
  • Bahrain
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Brunei
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
  • Campuchia
  • Đông Timor
  • Gruzia
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Iran
  • Iraq
  • Israel
  • Jordan
  • Kazakhstan
  • Kuwait
  • Kyrgyzstan
  • Lào
  • Liban
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Nga
  • Nhật Bản
  • Oman
  • Pakistan
  • Philippines
  • Qatar
  • Singapore
  • Síp
  • Sri Lanka
  • Syria
  • Tajikistan
  • Thái Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Bắc Triều Tiên
  • Trung Quốc
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
  • Việt Nam
  • Yemen
Quốc gia đượccông nhận hạn chế
  • Abkhazia
  • Bắc Síp
  • Đài Loan
  • Nam Ossetia
  • Palestine
Lãnh thổ phụ thuộcvà vùng tự trị
  • Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh
  • Quần đảo Cocos (Keeling)
  • Đảo Giáng Sinh
  • Hồng Kông
  • Ma Cao
  • Thể loại Thể loại
  • icon Cổng thông tin châu Á

Từ khóa » Cờ Myanmar Hiện Nay