Năm 2015: Ngành Nông Nghiệp Vượt Khó, Nỗ Lực Duy Trì đà Tăng ...
Có thể bạn quan tâm
- Liên hệ
- Thư điện tử
- Văn phòng điện tử
- Lịch làm việc
- Sơ đồ cổng
- Liên kết website
- English
Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệuCơ cấu tổ chứcChức năng & Nhiệm vụPhân công công tác Lãnh đạo BộDanh bạ điện thoạiCSDL Lãnh đạo BộCác sở nông nghiệp
- Tin tức, sự kiện
- Tin hoạt độngTin chuyên ngànhTin địa phươngTin video
- Hệ thống văn bản
- VB chỉ đạo điều hànhVB quy phạm pháp luật
- Chiến lược - Kế hoạch
- Kế hoạch hàng nămKế hoạch trung hạnChiến lượcQuy hoạchĐiều tra cơ bảnCSDL Đầu tư
- Hợp tác quốc tế
- Hội nhập quốc tếQuan hệ song phươngCác dự án ODA
- Công nghệ thông tin
- Khoa học công nghệ
- Số liệu, báo cáo
- Báo cáo thống kêKết quả điều tra
(Mard-05/01/2016): Năm 2015, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, lớn nhất là El Nino gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường;Thị trường xuất khẩu nông, thủy sản gặp nhiều khó khăn; giácả nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lựccủa nước ta giảm. Vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với nhu cầu… đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành.
Page ContentVới sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt và hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương và sự nỗ lực vượt khó, sáng tạo của doanh nghiệp và nông dân, toàn ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả khá toàn diện, cụ thể: 1. Duy trì đà tăng trưởng, xuất khẩu Việc triển khai tái cơ cấu kịp thời, đúng hướng nên đã duy trì tăng trưởng với chất lượng ngày càng được cải thiện. Tốc độ tăng GDP đạt 2,41%; giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) tăng 2,62%, trong đó, nông nghiệp tăng 2,28%, lâm nghiệp tăng 7,92%, thuỷ sản tăng 3,06%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,73% (tăng 0,4% so với năm 2014); số xã đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 715 xã, số tiêu chí bình quân/xã tăng thêm 2,9 so với năm 2014. Ước cả năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với năm 2014; trong đó, nhóm hàng nông sản đạt 13,95 tỷ USD (giảm 2,6%), thủy sản đạt 6,53 tỷ USD (giảm 16,5%), lâm sản và đồ gỗ đạt 7,1 tỷ USD (tăng 8,2%). Cả giai đoạn 2011-2015, kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 140,6 tỷ USD, bình quân tăng 9%/năm. So với năm 2010, tổng kim ngạch đã tăng từ 19,5 tỷ USD lên 30,38 tỷ USD năm 2014 và 30,14 tỷ USD năm 2015, tăng 54,6%. Có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và đồ gỗ). Bình quân cả giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành đạt 3,13%, vượt mục tiêu đề ra (từ 2,8 - 3%). Giá trị sản lượng tăng bình quân 3,68%/năm. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 64,7% năm 2013, 67,8% năm 2014 và dự kiến khoảng 68% năm 2015; năng suất lao động xã hội ngành NLTS tăng 1,75 lần từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31triệu đồng năm 2015. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và ước năm 2015 đạt 82 triệu đồng/ha, tăng 50% so với 2010;1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha lên 177,4 triệu đồng/ha. 2. Điều chỉnh sản xuất, phát huy lợi thế thị trườngTrong năm 2015, sản lượng các loại nông sản có thị trường tiêu thụ tốt đều tăng trưởng mạnh. Các cây công nghiệp có giá trị cao tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều mô hình trồng trọt có thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm ở các hộ làm giỏi như: hồ tiêu, cam, thanh long, hoa... Các sản phẩm chăn nuôi chính đều tăng, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả cao. Thủy sản không chỉ khẳng định được là ngành kinh tế, đem lại thu nhập cho ngư dân, nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước mà đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Lâm nghiệp đã phát triển mạnh cả về diện tích rừng trồng mới, năng suất và chất lượng rừng được cải thiện, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Dịch vụ môi trường rừng đã từng bước thực hiện thành nề nếp và đang trở thành nguồn thu quan trọng cho tái đầu tư. Trong năm 2015, nhiều địa phương đã thực hiện chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, khó tiêu thụ sang các loại cây trồng có thị trường và đem lại thu nhập cao hơn. Các địa phương đã chuyển đổi khoảng 34,6 ngàn ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, các cây màu và cây làm thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Việc thay đổi cơ cấu giống, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhân rộng. Kết quả, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50,5 triệu tấn (tăng 301 nghìn tấn). Đáng chú ý, trong năm 2015 cây ăn quả phát triển nhanh cả về sản lượng và chủng loạivàđang trở thành hướng chuyển đổi hiệu quả trong tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Nhiều địa phương đã phát triển vùng cây ăn quả hàng hóa tập trung đem lại thu nhập cao cho người dân. Năm nay kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng tới 23,4% so với năm 2014. Trong năm, nhiều loại trái cây như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản…, góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh. Có thêm thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Ngành lâm nghiệp trong năm 2015 cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống kê của các địa phương, tổng diện tích rừng trồng gỗ lớn của cả nước là 157,1 nghìn ha, chiếm 4,4% diện tích rừng trồng cả nước. Nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây giống đạt khoảng 80%; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn: 1.936 ha; trồng rừng thâm canh gỗ lớn: 29.296 ha. Một số địa phương trọng điểm xuất khẩu dăm gỗ đã ban hành kế hoạch giảm hoặc không cấp phép mới xây dựng nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu từ năm 2015 nhằm tạo nguyên liệu gỗ lớn cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu hoặc chế biến ra sản phẩm viên nén năng lượng. Năm nay, giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp tăng 7,9%, mức cao nhất của toàn ngành nông nghiệp; rừng đã được bảo vệ tốt hơn, tổng diện tích rừng bị thiệt hại giảm 53,1%. 3. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được các cấp, các ngành, địa phương chỉ đạotriển khai mạnh mẽ; được nhân dânnhiệt tình ủng hộnên đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua tổng kết 5 năm cho thấy, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được hưởng ứng mạnh mẽ ở tất cả các địa phương, các cấp, ngành. Hết năm 2015, cả nước đã có 1526 xã đạt chuẩn NTM (đạt 17,04% số xã trên cả nước), bình quân mỗi xã đạt 12,9 tiêu chí (tăng 2,9 tiêu chí so với năm 2014); có 11 huyện được công nhân đạt chuẩn NTM [1], 8 huyện, thị xã đã có tờ trình của UBND tỉnh, thành phố đề nghị công nhận. Dự kiến đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn (theo chuẩn nghèo mới) còn 9,3% và ở các huyện nghèo 30a khoảng 30%, giảm bình quân 1,5% so với năm 2014. 4. Mục tiêu phấn đấu năm 2016 và 2016-2020Mục tiêu tổng quát của ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2016 và 2016-2020 là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng caonhanhthu nhập vàcải thiệnđời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng”. Trong năm 2016, tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3-3,5%, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 2,5-3%; giá trị sản xuất năm 2016 tăng 3,5-4%, bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 3,5-4%. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 31 tỷ USD năm 2016 và khoảng 39-40 tỷ USD năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% vào năm 2020. Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 25% năm 2016 và 50% năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2016, ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, tạo được chuyển biến rõ rệt hơn trên thực tiễn, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2015. Trong đó, Bộ sẽ tập trung triển khai quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế của từng địa phương, của cả nước và diễn biến của thời tiết, thị trường; Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, các tổ chức tín dụng, lấy doanh nghiệp làm nòng cốt trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cho hợp tác xã nông nghiệp;Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệtạo đột phá trong tái cơ cấu:ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quan giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; Tiếp tục rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách; trọng tâm là nhóm các chính sách về đất đai, thương mại, tiền tệ tín dụng, thuế. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo nội dung tích hợp nhiều chương trình trước đây, đã được Quốc hội thông qua cho giai đoạn 2016-2020. Năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; trong đó tập trung kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp và đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình; Tăng cường thu hút các nguồn lực cho Chương trình, ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn trực tiếp gắn với phát triển đời sống hàng ngày của người dân; tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất… Phấn đấu đến hết năm 2016 nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM lên25% (tăng 8,2% so với năm 2015); đạt bằng được mục tiêu 50% xã đạt 19 tiêu chí vào năm 2020. Năm 2016 được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là năm tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, tăngcường năng lực quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ hàng nông sản; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề ATTP, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; Tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩmnông lâm thủy sản nhập khẩu theo quy định./.(Omard.gov.vn)
Tin khác 24290TIN MỚI
- Các nhà khoa học ăn mừng thành công trong việc nuôi cá ốt vảy nhỏ (capelin)
- Đẩy mạnh quản lý chăn nuôi qua nền tảng số
- Sản phẩm OCOP - Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’
- Nấm xâm chiếm rễ cây như thế nào
- Hơn 7.500 đảng viên Bộ NN&PTNT tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng...
- Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều trong 60 năm qua
- Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp...
- VINACHEM EXPO 2024: Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp hóa chất
- Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp hóa chất...
- Nghiên cứu tìm ra cơ chế di truyền đằng sau cây táo năng suất cao
Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN | Công khai ngân sách Nhà nước | Công khai giải quyết kiến nghị DN | Thi đua khen thưởng | Đào tạo bồi dưỡng | Vì sự tiến bộ của phụ nữ | Thông tin Doanh nghiệp |
Bộ Pháp điển điện tử | CSDL Thống kê | CSDL Xuất nhập khẩu | SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM | Sản phẩm xử lý chất thải CN | Thư viện Điện tử | C.Trình - Đề tài KHCN |
- Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN
- Công khai ngân sách Nhà nước
- Công khai giải quyết kiến nghị DN
- Thi đua khen thưởng
- Đào tạo bồi dưỡng
- Vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Thông tin Doanh nghiệp
- Bộ Pháp điển điện tử
- CSDL Thống kê
- CSDL Xuất nhập khẩu
- SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM
- Sản phẩm xử lý chất thải CN
- Thư viện Điện tử
- C.Trình - Đề tài KHCN
Từ khóa » Thị Trường Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam 2015
-
Năm 2015 Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Giảm 0,8% So Với Năm Trước
-
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015 đạt 30 ... - Báo Công Thương
-
Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông Sản Suy Giảm 6 Tháng đầu Năm 2015 (28 ...
-
Xuất Khẩu Nông Lâm Và Thủy Sản Năm 2015 đạt 30,14 Tỷ USD
-
NHÌN LẠI NĂM 2015: Nông Nghiệp Việt Nam - Từ BTA đến TPP
-
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015 đạt 30,14 Tỷ ...
-
Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Xuất Khẩu Nông Thủy Sản
-
Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Sản Năm 2015: Giảm, Nhưng Vẫn Thành ...
-
Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Nông Sản Chính Của Việt Nam Sang Các ...
-
Xuat Khau Nong Lam Thuy San 6 Thang Dau Nam 2015 Giam 2,8%
-
Xuất Khẩu Nông Sản Vững Vàng Vượt Khó - Báo Nhân Dân
-
Nông Nghiệp Và Thủy Sản | Open Development Vietnam
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý IV Và Năm 2015
-
Xuất Khẩu Nông Sản: Vượt Qua Thách Thức, Giữ đà Tăng Trưởng