NẤM BÀN CHÂN - Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội

NẤM BÀN CHÂN

Bệnh hay gặp thường lây trong các bể bơi, nhà tắm công cộng, hoặc do giày , bít tất bị nhiễm nấm (gặp ở người hay đi giày , bàn chân hay ra mồ hôi).

Bàn chân là vị trí hay gặp nhất của nhiễm nấm. Hầu hết dân số đều từng bị nhiễm nấm hoặc biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm da bàn chân. Bệnh hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và mức độ nhiễm nấm da bàn chân ở nam và nữ thường tương đương nhau. Do bàn chân không có tuyến bã và môi trường ẩm nên khi sử dụng giày là điều kiện thuận lợi nhất dễ bị nấm da bàn chân.

Căn nguyên phần lớn gây bệnh do nấm ngoài da có tên là Trichophyton rubrum, ngoài ra còn do loại nấm khác đôi khi là nhiễm nấm Candida( kẽ ngón).

Biểu hiện nhiễm nấm da bàn chân ta thường thấy là:

  • Dạng bong vẩy da chân khi đó bàn chân có màu đỏ kèm bong nhiều vẩy trắng. Vẩy bong từng đám nhỏ hay lan rộng toàn bộ bàn  chân. Đôi khi bệnh có thể xuất hiện tổn thương các mụn nước nhỏ.
  • Hình thái dạng viêm kẽ bàn chân: hay gặp kẽ ngón chân thứ 3,4,5 hoặc các kẽ bàn chân ở người có bàn chân các ngón khít hoặc khi bị nấm da bàn chân nặng. Các kẽ chân bị viêm, tiết dịch, da mủn có vảy trắng.
  • Bệnh nhiễm nấm da bàn chân lâu có thể gây bệnh nấm ở móng chân.
  • Cảm giác tại chỗ bàn chân bị nấm ngứa có thể kèm theo đau nhẹ.

Đối với nấm ở vùng mu bàn chân được coi như là nhiễm nấm thân.

  •  Tình trạng nghiêm trọng nhất của bệnh nấm da bàn chân là lở mụn mủ, loét nông, dày sừng đau đớn. Các tổn thương này đặc biệt phổ biến giữa các ngón chân, nhưng có thể bao gồm toàn bộ duy nhất lòng bàn chân. Do vậy tổn thương thường bị nhiễm vi khuẩn kết hợp. Loét bàn chân xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị bệnh tiểu đường và những người có hệ thống miễn dịch yếu.

    Một số điều kiện làm cho bàn chân dễ bị nhiễm nấm:

    • Sống trong khí hậu ấm áp, khí hậu ẩm ướt

    • Sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm.

    • Mang giày dép chặt và không thông thoáng.

    • Ra mồ hôi chân nhiều.

    • Mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu

  • CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊNếu bạn nghi ngờ rằng bàn chân của bạn nhiễm nấm thì bạn nên tới các cơ sở khám bệnh có phòng khám da liễu để khám và điều trị cho kết quả tốt nhất. Nếu không có điều kiện bạn có thể bôi kem chống nấm gồm các loại như sau: Terbinafine,Clotrimazole,Miconazole vào tổn thương nấm ở giữa các ngón chân và lòng bàn ít nhất 2 tuần.Ngoài ra, cố gắng giữ cho bàn chân của bạn khô ráo tạo ra môi trường hạn chế các loại nấm phát triển.• Rửa chân hàng ngày và lau khô cẩn thận

• Dùng khăn riêng cho đôi chân của bạn, không dùng chung khăn với bất cứ ai khác.• Mang vớ (tất) làm bằng sợi bông hoặc len, và thay đổi chúng một hoặc hai lần một ngày, hoặc thường xuyên hơn nếu chúng bị ẩm ướt.Tránh đi những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su .• Hạn chế đi giày cần đi dép càng nhiều càng tốt.• Khi bị nấm chân phòng tái phát nên bôi bột chống nấm vào  chân và bên trong đôi giày của bạn mỗi ngày.

• Mang giày dép bảo vệ trong phòng thay đồ, hồ bơi, hay phòng tắm công cộng.

Nếu các tổn thương không cải thiện sau 2 tuần bôi kem chống nấm hoặc ngứa dữ dội hoặc đau thì cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn. Nếu bạn có mụn nước, mụn mủ, loét ở bàn chân thì cũng cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số hình ảnh nhiễm nấm da bàn chân:

N%E1%Ba%A5M%20Ch%C3%A2N%201

N%E1%Ba%A5M%20Ch%C3%A2N%203N%E1%Ba%A5M%20Ch%C3%A2N%202

BSCKII. Lâm Văn Cấp  – Khoa Khám bệnh

Từ khóa » Các Bệnh Ngoài Da ở Ngón Chân