Viêm Da Cơ địa ở Chân: Cách Chung Sống "hòa Bình"với Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa ở chân không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, phiền toái trong cuộc sống và khó chịu cho người bệnh.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (bệnh chàm) là một loại bệnh da liễu có biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ trên các vùng da cơ thể. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống do khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Viêm da cơ địa thường bộc phát do da bị mất lớp bảo vệ tự nhiên, khiến da yếu hơn và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Bệnh không lây nhưng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Khu vực tay, chân thường có khuynh hướng phát triển viêm da cơ địa mạnh nhất, biểu hiện chung là ngứa ngáy, sưng tấy đỏ, nổi sần.
Viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa ở chân là bệnh mãn tính, có tính di truyền và phát triển theo thời gian. Khi gặp các yếu tố gây kích ứng, bệnh xuất hiện và lan rộng. Người mắc bệnh viêm da cơ địa thường mọc các mụn nước nhỏ ở bàn chân và lòng bàn chân, gây ngứa ngáy. Nếu mụn nước bị vỡ sẽ khiến bệnh lan rộng hơn. Biểu hiện viêm da cơ địa ở chân bao gồm:
– Nhiều cụm mụn nước nổi lên ở bàn chân, ngón chân, ngứa và nóng ran, tấy đỏ
– Khi tiếp xúc với nước, vùng da chân bị ngứa âm ỉ, bề mặt da chân khô ráp, nổi mẩn đỏ
– Vùng da bị viêm nhiễm, sưng tấy khi mụn nước tiết dịch và dễ bị vỡ
– Triệu chứng thường kéo dài từ 2-3 tuần sau đó tiến triển sang giai đoạn da khô, căng nứt
– Da chân có nguy cơ bị nhiễm trùng do lở loét, tiết dịch và tiếp xúc với nước, khói bụi
Ngoài ra, bệnh viêm da ở chân còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:
– Bội nhiễm, nhiễm trùng da: sốt cao, da sưng đỏ, nóng rát, mưng mủ, lở loét.
– Hoại tử da: Đây là giai đoạn bệnh trở nên trầm trọng và không thể phục hồi như ban đầu nếu chữa trị sai cách và không có sự chăm sóc cẩn thận.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở chân
Bệnh viêm da cơ địa ở chân thường xảy ra do 3 nguyên nhân sau:
1. Di truyền
Bệnh viêm da cơ địa do di truyền chiếm khoảng 60%. Nếu bố mẹ mắc bênh viêm da thì con cái có khả năng mắc bệnh rất cao.
2. Do kích ứng, dị ứng
Viêm da cơ địa ở chân là một trong những dạng dị ứng da. Những người bị viêm da thường có làn da nhạy cảm, đặc biệt là khi tiếp xúc với: hóa chất, kim loại, thực phẩm, sợi vải, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật, chất tẩy rửa… Do đó, người bị viêm da cơ địa ở chân nên hạn chế tiếp xúc với các nguy cơ này để tránh tái phát hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Các yếu tố về môi trường
Môi trường ô nhiễm, khói bụi, nước bẩn… là nguyên nhân gây viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Ngoài ra, bệnh cũng bùng phát mạnh khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột, khiến da bị mất độ ẩm, khô ngứa, mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân
Bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn nếu người bệnh không chăm sóc và chữa trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc điều trị hoặc chữa theo các phương pháp dân gian sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng. Hiện nay, bệnh viêm da ở chân thường được điều trị bằng thuốc tây, trong đó thường dùng chủ yếu là dạng uống hoặc bôi ngoài da, bao gồm:
Thuốc kháng sinh
Các sản phẩm bôi ngoài da điều trị loại bệnh này thường được điều chế từ kháng sinh, giúp phòng tránh viêm nhiễm, lan rộng bệnh và giảm ngứa trên da. Tuy nhiên thuốc bôi ngoài da không điều trị tận gốc bệnh viêm da mà chỉ hỗ trợ giảm nhẹ bệnh.
Thuốc chống viêm
Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên vùng da bị tổn thương, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc có thành phần corticoid. Loại thuốc này ngăn ngừa việc lây lan ra các vùng da khác.
Kem làm ẩm da: Da bị mất độ ẩm là nguyên nhân lớn gây ra bệnh viêm da. Vì vậy, cần thường xuyên cấp ẩm để giúp da phục hồi nhanh chóng, tránh tình trạng khô sần, nứt nẻ, thậm chí là rướm máu.
Lưu ý khi chăm sóc người bị viêm da cơ địa ở chân
Bệnh viêm da cơ địa đòi hỏi quá trình chữa trị lâu dài. Vì vậy, người bệnh cần kiên nhẫn và chuẩn bị tâm lý. Kết hợp với chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện những lưu ý sau để chăm sóc vùng da bị viêm một cách tốt nhất:
– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với nước và hóa chất. Lưu ý tránh để da bị ẩm ướt bởi đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
– Uống nhiều nước, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm an toàn để cấp ẩm cho da, hạn chế ngâm da trong nước quá lâu hoặc tắm nước nóng vì sẽ làm da bị mất nước.
– Giữ cho vùng chân thoáng mát, tránh tình trạng bí da, ẩm ướt
– Ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tuy viêm da cơ địa ở chân không gây nguy hiểm nhưng nó khiến bạn mất tự tin, mất thẩm mỹ và khó chịu. Đừng quá lo lắng, hãy làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ da liễu và lưu ý trong quá trình chăm sóc da để giúp bệnh được cải thiện tốt hơn.
Từ khóa » Các Bệnh Ngoài Da ở Ngón Chân
-
Viêm Da Bàn Tay Và Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Tổ đỉa ở Ngón Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Nhiễm Nấm Da Chân: Đừng Chủ Quan | Vinmec
-
Viêm Da Cơ địa ở Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Một Số Bệnh ở Bàn Chân Thường Gặp Và Cách Chữa
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Dứt điểm Nấm Kẽ Chân
-
Viêm Da Cơ địa ở Tay, Chân: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
6 Bệnh Ngoài Da Cần đề Phòng Trong Mùa Hè - Vejthani Hospital
-
Bệnh Nấm Da Bàn Chân: Triệu Chứng Và Cách Xử Lý
-
NẤM BÀN CHÂN - Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội
-
Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Chân: Hình Ảnh, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Móng Chân, Chuyện Nhỏ Nhưng Không Nhỏ!
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Nấm Kẽ Chân: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách điều Trị | BvNTP