Nấm Candida ở Nữ Giới Là Gì? Liệu Có Cách điều Trị Dứt điểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Nấm Candida ở nữ có tên khoa học là Candida Albicans, một loại nấm chiếm 90% nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ. Ở điều kiện bình thường, nấm Candida Albicans sẽ không gây bệnh, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida sẽ phát triển và gây tổn thương tại vùng kín, khiến chị em cảm thấy khó chịu với những triệu chứng đặc trưng. Vậy nấm Candida có dễ điều trị không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích về nấm Candida cũng như giải đáp những thắc mắc của bạn về căn bệnh này
Menu xem nhanh:
- 1. Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì?
- 2. Triệu chứng nhận biết nhiễm nấm Candida ở nữ giới
- 3. Nhiễm nấm Candida có thể tự khỏi không?
- 4. Thời gian điều trị nấm Candida trong vòng bao lâu? Có điều trị được dứt điểm?
- 4.1. Thời gian điều trị nấm Candida ở nữ bao lâu?
- 4.2. Có thể trị dứt điểm không?
- 4.3. Cách thức điều trị nhiễm nấm Candida ở nữ giới
- 5. Phòng bệnh nấm Candida thế nào cho hiệu quả?
1. Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì?
Nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida Albicans gây ra. Loại nấm này khi tăng sinh mạnh mẽ về số lượng có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục.
Khi độ pH âm đạo nằm trong ngưỡng 3,8 đến 4,5, môi trường âm đạo ổn định, hệ vi sinh cân bằng thì nấm Candida sẽ tồn tại với số lượng vừa đủ, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi môi trường axit mất cân bằng, độ pH cao ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi, lấn át lợi khuẩn, gây viêm nhiễm âm đạo.
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida gây ra rất phổ biến ở nữ giới, là nguyên nhân thứ hai gây bệnh viêm âm đạo, chỉ sau các loại vi khuẩn.
Nguyên nhân gây bệnh gồm một số nguyên nhân như sau:
– Vệ sinh vùng kín sai cách, để vùng kín thường xuyên ẩm ướt.
– Mặc quần áo chật, bó sát, không thoát được mồ hôi.
– Đồ lót không thoáng khí, gây bí bách.
– Vùng kín bị tổn thương, nhiễm nấm sau quan hệ tình dục.
– Phụ nữ trong thời gian mang thai, nội tiết tố bị rối loạn, ảnh hưởng đến dịch tiết âm đạo, pH tự nhiên.
– Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh.
2. Triệu chứng nhận biết nhiễm nấm Candida ở nữ giới
Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau như:
– Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không có mùi hôi.
– Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ.
– Khí hư ra nhiều.
– Đi tiểu nhiều, tiểu buốt.
– Khi quan hệ tình dục, người bệnh có cảm giác bị đau đớn, khó chịu.
– Vùng âm đạo bị nhiếm nấm thường tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn và các vùng lân cận.
– Nếu bị nặng, âm hộ, âm đạo có thể bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí lan tới bẹn và đùi.
3. Nhiễm nấm Candida có thể tự khỏi không?
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhân không thể tự khỏi hoàn toàn nếu như không được các bác sĩ chuyên khoa kê toa dùng thuốc đặc trị. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chống nhiễm nấm để dùng, vì như vậy sẽ khiến nấm Candida bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
Để cải thiện nấm tốt nhất, chị em cần thăm khám ngày từ khi có những biểu hiện bất thường tại vùng kín. Đặc trưng nhất là tình trạng ngứa ngáy, khí hư màu trắng, vón cục. Ngoài ra, khám và điều trị sớm cũng giúp hạn chế nấm Candida tái phát, giúp cho tình trạng của người bệnh tốt lên nhanh chóng, tránh được những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm phần phụ,…
4. Thời gian điều trị nấm Candida trong vòng bao lâu? Có điều trị được dứt điểm?
Để điều trị nấm âm đạo, người bệnh cần chú ý hai vấn đề chính.
4.1. Thời gian điều trị nấm Candida ở nữ bao lâu?
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida ở nữ có thể được chữa khỏi trong vòng 3-5 ngày hoặc 2-3 tuần trong trường hợp bệnh nặng, tùy theo phát đồ của bác sĩ điều trị.Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị kịp thời.
4.2. Có thể trị dứt điểm không?
Đây là một căn bệnh tương đối dễ chữa, nhưng lại hay bị tái phát nhiều lần. Vì thế bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, phòng bệnh đúng cách, và quan trọng là phải dùng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ để bệnh hoàn toàn khỏi bệnh dứt điểm và không tái phát trở lại.
4.3. Cách thức điều trị nhiễm nấm Candida ở nữ giới
Đối với nấm Candida âm đạo, cách điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc kháng nấm. Đối với những phụ nữ đang mang thai sẽ không áp dụng cách thức điều trị này. Những loại thuốc trị nấm Candida âm đạo gồm các loại thuốc sau đây:
– Thuốc đặt Clotriamazole 100mg: Sử dụng ban đêm trong vòng 1 tuần để loại bỏ tế bào nấm.
– Thuốc đặt Econazole 150mg: Dùng 1 viên/đêm trong vòng 3 ngày liên tục.
– Thuốc uống Fluconazol 150mg: Uống 2 viên/ngày, tối thiểu 5 ngày.
– Có thể dùng Gentian 0,5% để bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.
Ngoài ra, muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng. Nguyên nhân là vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm Candida có thể ký sinh và phát triển tại dương vật của người đàn ông, gây ra tình trạng lây nhiễm chéo.
5. Phòng bệnh nấm Candida thế nào cho hiệu quả?
Để hạn chế sự phát triển quá mức của bào tử nấm Candida, bạn nên ứng dụng các biện pháp chăm sóc vùng kín như:
– Tránh các dung dịch vệ sinh, các loại nước hoa không phù hợp với độ pH âm đạo, dễ khiến âm đạo bị kích ứng.
– Không thụt rửa âm đạo, khiến nấm dễ tấn công sâu hơn, lan rộng hơn tới các cơ quan sinh dục khác.
– Tránh mặc các loại quần chip có chất liệu thô, không thấm hút tốt, gây bí bách cho “cô bé”.
– Quan hệ tình dục cần chú ý sử dụng các biện pháp “bảo hộ” an toàn.
– Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, phơi quần áo lót nơi có ánh nắng mặt trời.
– Nếu bệnh tái đi tái lại, nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nấm Candida không thể hết một cách dứt điểm, như việc dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen, mắc bệnh tiểu đường, hoặc dùng thuốc kháng sinh kéo dài,…
Qua bài viết trên, bạn phần nào có những kiến thức hữu ích về bệnh nấm Candida ở nữ giới. Nếu bạn đang có một trong những dấu hiệu của căn bệnh này, tới Thu Cúc TCI để được các bác sĩ tư vấn và điều trị, thoát khỏi bệnh nấm Candida âm đạo một cách sớm nhất và hoàn toàn dứt điểm, hạn chế tái phát nhiều lần. Tại Thu Cúc TCI, hệ thống máy móc, trang thiết bị sẽ giúp bạn tìm ra đúng nguyên nhân bệnh, có hướng điều trị phù hợp cũng như phát hiện kịp thời những vấn đề tại các cơ quan sinh dục.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Nấm Candida
-
Nhiễm Nấm Candida Là Bệnh Gì? - Pacific Cross Vietnam
-
Nhiễm Nấm Candida Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách ... - Hello Bacsi
-
Bệnh Nấm Do Candida (Mucocutaneous) - Rối Loạn Da Liễu
-
Candida (xâm Lấn) - Bệnh Truyền Nhiễm - Cẩm Nang MSD
-
Triệu Chứng Bệnh Nhiễm Nấm Candida (nhiễm Trùng Nấm Men)
-
Nấm Candida - Nguyên Nhân Chủ Yếu Gây Viêm âm đạo | Medlatec
-
Nếu Bị Viêm âm đạo Do Nấm Candida, Chị Em Phụ Nữ Cần Phải Làm Gì?
-
Nấm Candida - Health Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Vi Nấm Candida Và Cách Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả
-
NẤM CANDIDA - BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
-
Các Bệnh Do Nấm Candida Gây Ra Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Docosan
-
Kinh Nghiệm Chữa Nấm Candida Gây Nấm âm đạo Cho Các Chị Em
-
Viêm âm đạo Do Nấm Candida – Những điều Cần Biết
-
Nhiễm Nấm Candida: Nguyên Nhân, Nhận Biết Và điều Trị Bệnh