Nhiễm Nấm Candida Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách ... - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tình trạnh nhiễm nấm candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể, gây viêm nhiễm cục bộ hoặc ảnh hưởng rộng lớn tùy vào sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng nhiễm nấm candida hay nhiễm trùng nấm men sẽ giúp bạn có thể sớm nhận biết và tìm cách điều trị hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Hello Bacsi!
Nhiễm nấm candida là gì?
Nhiễm nấm candida là gì? Nhiễm nấm candida là một bệnh viêm nhiễm do nấm men gây ra, phần lớn là Candida albicans. Các chủng nấm men này được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong môi trường sống.
Thông thường, nấm men candida được kiểm soát bởi lợi khuẩn và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi các vi sinh vật đường ruột có ích chịu tác động bởi kháng sinh hoặc yếu tố môi trường, khả năng kiểm soát trên sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho nấm men candida phát triển và gây bệnh.
Bạn có thể bị nấm candida ở da hoặc những bộ phận cơ thể khác như:
- Miệng hoặc cổ họng (bệnh tưa miệng)
- Âm đạo (viêm âm đạo do nấm)
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm candida
Dấu hiệu nhiễm nấm candida là gì hay bị nhiễm trùng nấm men có những triệu chứng gì? Biểu hiện nấm candida khác nhau ở từng vị trí bị nhiễm chủng nấm men này, cụ thể:
1. Cách nhận biết nhiễm nấm candida ở miệng (Bệnh tưa miệng)
Dấu hiệu nhiễm nấm candida trong miệng gây tưa miệng là gì? Bệnh nấm candida trong miệng sẽ khiến bên trong miệng xuất hiện những mảng trắng, đặc biệt trên lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Nếu bạn cạo sạch những mảng trắng này sẽ nhìn thấy khu vực bị viêm đỏ, có khi chảy máu nhẹ.
Khi bị nhiễm nấm candida ở miệng, vùng da ở khóe miệng có thể bị nứt nẻ, đỏ ửng, ẩm ướt. Đôi khi các mảng tưa miệng sẽ gây ra đau đớn nhưng đa số trường hợp thì không đau.
2. Dấu hiệu bị nấm candida ở thực quản (Viêm thực quản)
Viêm thực quản do bệnh nấm candida gây ra có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt. Bên cạnh đó, bạn có khi cảm thấy đau ở ngực, phía sau xương ức.
3. Biểu hiện nấm candida ở da
Nhiễm trùng nấm men ở da hay dấu hiệu nhiễm nấm candida ở da là xuất hiện những mảng da đỏ, ẩm, ngứa và đôi khi còn có mụn mủ nhỏ ở xung quanh.
4. Triệu chứng nấm candida ở âm đạo (Nhiễm nấm âm đạo)
Các dấu hiệu nhiễm nấm candida xảy ra ở âm đạo bao gồm:
- Ngứa rát hay đau nhức âm đạo
- Dịch tiết âm đạo sệt và xốp, có kết cấu như phô mai tươi
- Cảm thấy khó chịu và nóng rát xung quanh phía ngoài âm đạo, đặc biệt khi đi tiểu hoặc chạm vào khu vực này
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu trong lúc quan hệ tình dục.
Có thể bạn quan tâm
Nấm âm đạo là bệnh gì mà đến 75% phụ nữ có nguy cơ mắc phải?5. Nhiễm nấm candida trong máu
Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể có một loạt triệu chứng nghiêm trọng, từ sốt không rõ nguyên nhân cho đến sốc nhiễm trùng và suy đa tạng.
Nguyên nhân nhiễm nấm candida là gì?
Ngoài việc thắc mắc về các dấu hiệu nhiễm nấm candida dễ nhận biết, nhiều người cũng quan tâm về con đường lây nhiễm loại nấm này. Thực tế, nấm men candida luôn tồn tại sẵn trong cơ thể người. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển của chúng ngoài tầm kiểm soát. Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men bao gồm:
- Dùng kháng sinh không đúng với chỉ định của bác sĩ (quá liều, giảm liều, tự ý uống thuốc…)
- Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid và một số thuốc điều trị ung thư gây suy giảm hệ miễn dịch
- Ảnh hưởng của những bệnh như ung thư, AIDS, đái tháo đường…
- Sử dụng răng giả không đúng cách trong thời gian dài
- Lạm dụng thuốc tránh thai
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm là:
- Béo phì
- Mang thai
- Thời tiết nắng nóng
- Vệ sinh kém
- Mặc quần áo quá chật.
Nhiễm nấm Candida được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
1. Chẩn đoán
Tình trạng nhiễm nấm candida được chẩn đoán như thế nào? Trong quá trình thăm khám, để chẩn đoán xem bạn có nhiễm nấm Candida hay không, các bác sĩ thường hỏi thăm về bệnh sử, chế độ ăn uống và việc sử dụng thuốc (như kháng sinh, corticosteroid…) gần đây của bạn. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như:
- Nội soi thực quản
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết.
2. Cách điều trị nấm candida
Bị nhiễm trùng nấm men hay nhiễm trùng nấm candida được điều trị như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, cách điều trị nấm candida khác nhau theo từng vị trí bị nhiễm nấm. Cụ thể:
2. 1. Cách điều trị nấm candida ở miệng (chữa bệnh tưa miệng)
Bác sĩ thường cho bạn sử dụng các thuốc trị nấm candida dang bôi để điều trị bệnh, bao gồm nystatin và clotrimazole. Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng dung dịch thuốc nystatin dạng ngậm và uống, hay viêm ngậm clotrimazole hòa tan trong miệng. Trường hợp nặng hơn, các loại thuốc chống nấm như fluconazole có thể được chỉ định uống 1 lần mỗi ngày.
2. 2. Cách trị nấm Candida ở thực quản
Tình trạng nhiễm nấm candida ở thực quản được điều trị như thế nào? Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc trị nấm Candida đường uống như fluconazole.
2. 3. Điều trị nấm Candida ở da
Nếu bị nhiễm trùng nấm candida ở da, bạn có thể dùng các loại thuốc chống và kem bôi ngoài da để điều trị nấm da hiệu quả. Lưu ý, vùng da bị ảnh hưởng cần được giữ sạch sẽ, khô ráo và tránh để nứt nẻ.
2. 4. Điều trị nấm candida ở âm đạo (cách chữa nấm âm đạo)
Phương pháp điều trị nấm candida vùng kín là gì? Để điều trị nấm candida ở âm đạo, các bác sĩ thường chỉ định các thuốc trị nấm candida dùng trực tiếp ở âm đạo dưới dạng viên nén đặt âm đạo, kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn. Các thuốc này gồm:
- Butoconazole
- Clotrimazole
- Miconazole
- Nystatin
- Tioconazole
Đôi khi, bạn có thể dùng một liều fluconazole duy nhất để chữa nấm candida ở âm đạo.
2. 5. Cách trị nhiễm nấm candida trong máu
Trường hợp này thường được bắt đầu điều trị với thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch, chẳng hạn như voriconazole hoặc fluconazole. Những người có số lượng bạch cầu giảm thấp sẽ cần dùng thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch khác thay thế, như caspofungin hay micafungin.
Phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Nhiều bạn gái thường thắc mắc phòng ngừa nhiễm trùng nấm men như thế nào? Nhìn chung, bạn có thể phòng ngừa hầu hết các bệnh nhiễm nấm men hay nhiễm trùng nấm men bằng cách giữ vệ sinh cá nhân tốt, để da luôn sạch và khô, không lạm dụng kháng sinh và thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nhiễm nấm candida để từ đó có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Nấm Candida
-
Nhiễm Nấm Candida Là Bệnh Gì? - Pacific Cross Vietnam
-
Bệnh Nấm Do Candida (Mucocutaneous) - Rối Loạn Da Liễu
-
Candida (xâm Lấn) - Bệnh Truyền Nhiễm - Cẩm Nang MSD
-
Triệu Chứng Bệnh Nhiễm Nấm Candida (nhiễm Trùng Nấm Men)
-
Nấm Candida - Nguyên Nhân Chủ Yếu Gây Viêm âm đạo | Medlatec
-
Nếu Bị Viêm âm đạo Do Nấm Candida, Chị Em Phụ Nữ Cần Phải Làm Gì?
-
Nấm Candida - Health Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Vi Nấm Candida Và Cách Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả
-
NẤM CANDIDA - BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
-
Các Bệnh Do Nấm Candida Gây Ra Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Docosan
-
Kinh Nghiệm Chữa Nấm Candida Gây Nấm âm đạo Cho Các Chị Em
-
Viêm âm đạo Do Nấm Candida – Những điều Cần Biết
-
Nhiễm Nấm Candida: Nguyên Nhân, Nhận Biết Và điều Trị Bệnh
-
Nấm Candida ở Nữ Giới Là Gì? Liệu Có Cách điều Trị Dứt điểm Không?