Nấm Kefir Là Gì? Cách Làm Sữa Nấm Kefir - Kefir Home
Có thể bạn quan tâm
Nấm sữa Kefir (Kefir sữa) đã không còn quá xa lạ trong hội những người hướng tới cuộc sống “healthy” (lành mạnh). Đây là một thức uống lên men từ sữa, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Sản phẩm rất có ích cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có sự phát triển một số loại tế bào ung thư. Để hiểu sâu hơn về nấm Kefir cũng như cách làm sữa chua Kefir, mời bạn theo dõi bài viết sau!
TÓM TẮT
- 1 Kefir là gì? Nấm Tây Tạng là gì?
- 2 Sữa chua nấm Kefir khác với sữa chua như thế nào?
- 3 Lợi ích khi sử dụng sữa chua Kefir
- 3.1 Tốt cho người bị tiểu đường
- 3.2 Giúp tăng cường hệ miễn dịch
- 3.3 Giảm nguy cơ loãng xương
- 3.4 Những lợi ích khác của Kefir
- 4 Dùng nhiều nấm Kefir có tác dụng phụ không?
- 5 Những điều chưa biết về nấm Kefir
- 5.1 Nấm Kefir dùng nhiều có tốt?
- 5.2 Nấm Kefir mua ở đâu?
- 6 Cách làm nấm Kefir đơn giản
- 6.1 Nguyên liệu và dụng cụ làm Kefir sữa/ sữa chua Kefir
- 6.2 Cách làm nấm sữa Kefir
- 7 Những lưu ý khi nuôi nấm sữa Kefir
- 8 Những vấn đề thường gặp khi làm Kefir tại nhà
- 8.1 Có thể dừng việc nuôi Kefir không?
- 8.2 Tại sao Kefir có lớp nước màu vàng dưới đáy?
- 8.3 Kefir sữa có giống Kefir nước (Water Kefir) không?
- 8.4 Có thể thêm hương vị cho sữa Kefir không?
Kefir là gì? Nấm Tây Tạng là gì?
Kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên, men Kefir, hạt Kefir sữa…. Nấm Kefir là một giống men khởi động chứa các probiotics – lợi khuẩn và nấm men có lợi giúp lên men sữa. Nấm Kefir có hình dạng như hạt gạo đã nấu chín, nở mềm, màu trắng và thơm nhẹ.
Kefir sữa nổi tiếng với công dụng giúp tăng sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hoá.
Kefir là gì? Cách làm sữa nấm Kefir đơn giản nhấtSữa chua nấm Kefir khác với sữa chua như thế nào?
Sữa nấm Kefir là một loại sữa chua và có các lợi khuẩn giúp ích cho cơ thể. Trên thực tế, sữa chua Kefir và sữa chua thông thường sẽ có sự khác biệt nhất định về bản chất. Kefir có chứa khoảng hơn 20 chủng lợi khuẩn, trong đó có những nhóm lợi khuẩn mà sữa chua thông thường không có như: Lactobacillus Kefiri, các loài thuộc chi Leuconostoc, Acetobacter và Streptococcus. Do đó, sữa chua Kefir được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn sữa chua thông thường (thường chỉ chứa 1-2 chủng probiotics).
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa sữa chua uống và sữa chua ăn
Lợi ích khi sử dụng sữa chua Kefir
Nấm sữa Kefir được xem là loại thực phẩm “vua”, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên. Tại sao sản phẩm này lại được ưu ái đến như vậy? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Tốt cho người bị tiểu đường
Đối với những người bị tiểu đường, sữa Kefir giúp ngăn ngừa sự tăng, giảm bất thường của lượng glucose trong cơ thể.
Bên cạnh đó, đối với những người không dung nạp lactose, Kefir sữa khá phù hợp vì men Kefir đã chuyển hoá phần lớn đường lactose trong sữa thành acid lactic, giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng quan trọng từ sữa.
Kefir sữa rất tốt cho những người bị tiểu đườngGiúp tăng cường hệ miễn dịch
Kefir chứa nhiều hợp chất và chất dinh dưỡng là biotin, folate, giúp bảo vệ các tế bào khỏi những vi khuẩn có hại. Nó cũng chứa một lượng lớn các probiotics giúp tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn đặc chưng chỉ có ở Kefỉr là Lactobacillus Kefiri có khả năng chống lại vi khuẩn có hại như Salmonella và E. coli. Những lợi khuẩn khác có trong sản phẩm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Do đó, Kefir là thực phẩm tốt cho sức khỏe, được khuyên dùng trong mùa dịch COVID-19.
Giảm nguy cơ loãng xương
Kefir có thể làm tăng sự hấp thụ canxi của các tế bào xương vì có chứa vitamin K2, được chứng minh là rất quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe. Vốn dĩ, sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp cải thiện mật độ xương, bao gồm phốt pho, canxi, magie, vitamin D và vitamin K2. Hơn nữa, các men vi sinh trong Kefir giúp tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng, mang đến cho bạn cơ xương khỏe mạnh.
Những lợi ích khác của Kefir
Ngoài những lợi ích vừa kể trên, Kefir còn mang đến công dụng thiết thực khác cho cơ thể như:
- Hỗ trợ giảm cân nhờ chất phốt pho trong Kefir giúp chuyển hóa tinh bột, chất béo và tổng hợp protein.
- Giảm cholesterol, cân bằng huyết áp.
- Chống oxy hóa, ngăn chặn lão hóa sớm.
- Cải thiện triệu chứng mất ngủ, kén ăn, tinh thần sa sút.
- Hỗ trợ tái tạo tế bào tóc, ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc mọc nhiều và đen hơn.
- Ngăn ngừa sự phát triển của một số loại ung thư.
- Cải thiện tình trạng bệnh lý về hô hấp, hen suyễn.
Dùng nhiều nấm Kefir có tác dụng phụ không?
Thực phẩm tốt cho sức khỏe khi bạn sử dụng đúng cách. Nếu dùng quá liều lượng cho phép, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng không mong muốn. Kefir cũng vậy, sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ là táo bón và đau quặn bụng. Những tác dụng phụ này xảy ra phổ biến nhất khi bạn lần đầu tiên dùng Kefir.
Kefir được coi là an toàn cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi nhưng cần hỏi bác sĩ nhi khoa trước nếu bạn lo lắng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống Kefir nếu bạn đang bị bệnh dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch.
Lạm dụng quá nhiều lượng nấm Kefir sẽ không tốt cho cơ thểNhững điều chưa biết về nấm Kefir
Nấm sữa Kefir là một sản phẩm khá mới lạ, chứa đựng nhiều điều thú vị về đặc tính và công dụng. Không chỉ riêng bạn mà đã có rất nhiều khách hàng vẫn còn băn khoăn và đặt ra những câu hỏi cho Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir như sau.
Nấm Kefir dùng nhiều có tốt?
Nấm sữa Kefir có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng theo ý kiến các chuyên gia, bạn cũng cần thận trọng vì sử dụng quá nhiều có thể gây bệnh.
Nếu quá trình chế biến đúng tiêu chuẩn thì sử dụng Kefir có lợi cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng cần phải rất cẩn thận, tránh để nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Tùy theo cơ địa, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và bệnh lý nền của mỗi người mà mức độ nhận thấy lợi ích từ sản phẩm khác nhau. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, theo dõi quá trình sử dụng, nếu thấy các biểu hiện lạ như đau bụng, tiêu chảy thì phải dừng ngay hoặc đến bác sĩ kiểm tra nhé!
Nấm Kefir mua ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể mua nấm sữa Kefir ở các cửa hàng, trang thương mại điện tử với nhiều mức giá khác nhau. Bạn có thể tìm mua men Kefir của một số hội nuôi nấm sữa Kefir trên Facebook. Tuy nhiên, do đặc tính của sản phẩm là sử dụng trong thời gian nhất định nên bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn nơi uy tín để mua hàng. Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết mua nấm Kefir ở đâu thì Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir là lựa chọn lý tưởng. Là đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm đồ uống lên men từ Kefir, chúng tôi chú trọng đến từng khâu của quá trình sản xuất: từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đến vệ sinh nhà xưởng và kiểm soát quá trình lên men nhằm mang đến sản phẩm và dịch vụ tối ưu cho khách hàng.
Cách làm nấm Kefir đơn giản
Sau đây, mời bạn tham khảo cách làm nấm Kefir đơn giản nhất!
Cách làm nấm Kefir đơn giản nhưng cần phải có kinh nghiệm mới cho ra thành phẩm chất lượngNguyên liệu và dụng cụ làm Kefir sữa/ sữa chua Kefir
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Lượng men và sữa không có một nguyên tắc hay quy định chính xác. Nếu lượng sữa quá nhiều, nấm ít thì tiến trình lên men sẽ diễn ra lâu hơn. Thông thường, với khoảng 15g nấm Kefir, bạn cần khoảng 400ml sữa tươi.
- 15g nấm Kefir.
- 400ml sữa tươi (nên sử dụng sữa tươi thanh trùng không đường)
Dụng cụ cần chuẩn bị:
- Bình thủy tinh miệng rộng (đây là chất liệu được khuyên dùng để cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất).
- Vải mùng mỏng.
- Muỗng.
- Ray nhỏ bằng nhựa.
*Lưu ý: Những nguyên liệu chuẩn bị cần đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định. Các dụng cụ cần rửa sạch, tráng qua bằng nước nóng trước khi sử dụng.
Cách làm nấm sữa Kefir
Bước 1: Khi mua nấm, một số nơi thường bán nấm kèm một ít sữa. Bạn chuẩn bị một chén chứa một ít nước đun sôi để nguội. Bạn ray bỏ phần nước, nấm sẽ hiện ra. Bạn nhúng phần nấm vừa ray vào chén nước. Di chuyển ray nhẹ nhàng vài lần để tách nấm ra khỏi sữa chua là được.
Bước 2: Dùng muỗng múc phần nấm Kefir cho vào lọ thủy tinh.
Bước 3: Cho sữa tươi vào lọ để nuôi nấm
Bước 4: Dùng vải mùng che miệng lọ và để nơi thoáng mát. Nấm lên men nhanh hay chậm tùy vào thời tiết và nhiệt độ. Kiểm tra sữa, nếu ngửi có mùi thơm, sữa chua đặc lại là đạt yêu cầu.
Bước 5: Dùng rây nhựa lọc lấy sữa chua, thực hiện nhẹ tay. Dùng muỗng múc nhẹ phần nấm, tiếp tục cho vào lọ và nuôi cùng sữa mới. Bảo quản sữa chua Kefir thành phẩm trong tủ lạnh và dùng dần.
Những lưu ý khi nuôi nấm sữa Kefir
Để nuôi nấm sữa Kefir đảm bảo chất lượng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đồ dùng nên sử dụng có chất liệu là thủy tinh, vải hoặc nhựa khi nuôi men Kefir. Tránh dùng vật dụng bằng kim loại vì nấm có thể ăn mòn, sinh ra các chất có hại cho sức khỏe (tuy nhiên cũng có thể sử dụng rây bằng thép không rỉ loại chất lượng tốt, tiếp xúc trong thơì gian rất ngắn thường không ảnh hưởng lớn tới con men).
- Không nên rửa nấm thường xuyên (quá 2 lần), lớp màng bám bên ngoài nấm là lớp men có lợi cho sức khỏe.
- Chỉ nên dùng 1 loại sữa trong quá trình nuôi nấm để nấm dễ dàng thích nghi với môi trường mới, đảm bảo tốc độ phát triển của chúng. Bạn cần thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng khi thay sữa.
- Tốc độ lên men của nấm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhiệt độ và thời tiết. Nấm sẽ lên men chậm khi gặp phải thời tiết lạnh. Trung bình khoảng 5 – 8 tiếng là nấm đã sinh sôi nhiều ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ tối ưu cho men phát triển là tầm 22-25 độ C, nên nếu có điều kiện bạn để men trong phòng máy lạnh nhé.
- Luôn kiên trì khi nuôi nấm. Mỗi ngày, bạn cần phải lọc sữa 1 lần và kiểm tra đều đặn, vì chúng có thể ăn hết sữa chỉ trong vòng 1 ngày. Nếu không được cung cấp thêm sữa thì nấm sẽ chết.
Những vấn đề thường gặp khi làm Kefir tại nhà
Bên cạnh những ưu điểm là nhanh chóng, đơn giản, khi làm nấm Kefir tại nhà, bạn sẽ gặp một số vấn đề, thắc mắc trong quá trình chế biến như sau.
Có thể dừng việc nuôi Kefir không?
Câu trả lời là có. Bạn thực hiện theo đúng quy trình mà chúng tôi đã hướng dẫn, sau đó cho Kefir vào tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men, bạn phải thay sữa sau 1 tuần hoặc khi bạn thấy sữa tách thành từng lớp.
Tại sao Kefir có lớp nước màu vàng dưới đáy?
Bạn đừng quá lo lắng về điều này, vì khi sữa tách thành từng lớp, đó là dấu hiệu Kefir đã “ăn” hết thức ăn của chúng. Lớp nước trong là nước whey. Bạn có thể ngăn chặn nó bằng cách giảm thời gian lên men (ví dụ: 18 giờ thay vì 24 giờ) hoặc bằng cách cho thêm sữa. Nếu tình trạng vẫn không khả quan thì lý do là lượng nấm Kefir, nhiệt độ môi trường và sữa không đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy, bạn đừng lo lắng nếu mất một vài mẻ để hiểu cách làm Kefir tốt nhất.
Kefir sữa có giống Kefir nước (Water Kefir) không?
Kefir sữa có giống Kefir nước không? Bạn có thể thấy chúng khác nhau ở ngay tên gọi. Về bản chất, đây là hai loại lên men, sử dụng các nguyên liệu và hạt men Kefir khác nhau. Bạn không thể sử dụng hạt Kefir sữa để làm Kefir nước.
Có thể thêm hương vị cho sữa Kefir không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Sự sáng tạo trong ẩm thực là một điều tuyệt vời và giúp bạn thêm yêu thích món ăn này.
- Mix với trái cây: ¼ muỗng kiwi, việt quất, cherry, dưa lưới, bơ, thanh long,… cắt hạt lựu.
- Sô-cô-la: 1 muỗng cà phê bột ca cao.
- Vani: ¼ muỗng cà phê.
- Trân châu: 1 muỗng cà phê hạt trân châu đã được luộc chín. Công thức sữa chua trân châu là menu mà bạn nên áp dụng cho món ăn thêm phần ngon miệng và độc đáo.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nấm “kỳ diệu” Kefir. Tuy nhiên, giá thành của loại nấm này lại không hề rẻ và cách nuôi nấm một cách tối ưu và an toàn tại nhà cũng không dễ. Thấu hiểu được điều đó, Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir đã cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa chua Kefir thơm ngon, bổ dưỡng và giá lại rất phải chăng.
Hướng tới một cơ thể khỏe mạnh giữa đại dịch COVID-19, sữa Kefir – “vua của các loại sữa chua” giàu probiotics, tốt cho sức khỏe đường ruột sẽ làm bạn hài lòng. Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 24, đường 12A, phường An Phú, Quận 2, TPHCM.
- Số điện thoại: 070 858 3919.
- Email: [email protected].
- Thông tin liên hệ khác: https://www.facebook.com/kefirhomevn/
Tham Khảo
Santos, A., at al. 2003. “The antimicrobial properties of different strains of Lactobacillus spp. Isolated from kefir.” Systematic and Applied Microbiology. 26, 434- 437.
Shann Nix Jones. 2018. “The Kefir Solution: Natural Healing for IBS, Depression and Anxiety”
Sharifi M, et al. 2017. “Kefir: a powerful probiotics with anticancer properties.”. Med. Oncol.
Schneedorf, J.M and Anfiteatro, D. 2004. “Kefir, A probiotic produced by encapsulated microorganism and inflammation. In Anti-inflammatory Phytotherapics (Portu- guese), JCT”. Carvalho, editor. Tecmed, Brazil, pp, 443- 467.
Reham Samir Hamida., et al. 2021. “Kefir: A protective dietary supplementation against viral infection”. Biomed Pharmacother
Từ khóa » Chất Kefir
-
8 Lợi ích Tuyệt Vời Của Kefir đối Với Sức Khỏe Con Người - Hello Bacsi
-
Kefir Là Gì? Tất Tần Tật Những điều Chưa Biết Về Nấm Sữa Kefir
-
9 Lợi ích Sức Khỏe Của Sữa Lên Men Kefir Trong ẩm Thực Đông Âu
-
Bật Mí Công Dụng Của Nấm Kefir & Lưu ý Khi Dùng - VinID
-
Kefir Là Gì? Tất Tần Tật Những điều Chưa Biết Về Kefir? - Leaf Organic
-
Kefir Là Gì? Cách Làm Sữa Chua Từ Kefir - Hướng Nghiệp Á Âu
-
Nấm Kefir Là Gì? Công Dụng Nấm Sữa Kefir, Nấm Tây Tạng Và Cách ...
-
Nấm Sữa Kefir – Giá Trị Dinh Dưỡng Và Lợi ích Sức Khỏe
-
Kefir Là Gì? Lợi ích Và Tác Dụng Phụ Của Kefir - Gymborg
-
Sữa Chua Kefir Uống Nguyên Chất 250ml – The Kefir King.
-
Vô Vàn Lợi ích Từ Sữa Chua Không đường Kefir Mà ít Người Biết đến
-
Nấm Men Sữa Chua Milk Kefir Siêu đẻ- SP Chất Lượng NÓI KHÔNG ...
-
Sữa Chua Kefir - Không đường - Daissy Whole Foods