Năm Kỷ Hợi Tìm Hiểu Về đặc điểm Sinh Thái Của Loài Lợn Rừng Tại Việt ...
Có thể bạn quan tâm
Năm Kỷ Hợi tìm hiểu về đặc điểm sinh thái của loài lợn rừng tại Việt Nam
29/01/2019
Lợn rừng có tên khoa học Sus scrofa, là loài sinh sản nhanh và sống theo bầy đàn. Tại Việt Nam, lợn rừng phân bố ở tất cả các tỉnh miền núi và trung du từ Bắc chí Nam, kể cả các đảo ở miền biển. Các tỉnh đồng bằng không có lợn rừng. Lợn rừng thường có đặc điểm nặng 40 - 200 kg, dài thân 1.350 - 1.500 mm, dài đuôi 200 - 300 mm; có thân hình tương đối ngắn, phần trước rất khỏe, phần sau thân yếu hơn, cổ dày, ngắn hầu như không hoạt động. Đầu lớn, đuôi nhỏ và ngắn, tai dài và rộng, mắt nhỏ, mõm dài, lỗ mũi rộng hướng thẳng về phía trước. Màu lông của lợn là màu xám nâu, nhưng từng phần riêng rẽ cũng có phần hơi khác nhau. Phần sau của đầu, cổ, lưng, hai bên thân và đuôi màu xám. Phần trước mõm, tai và chân tối hơn, guốc màu đen.
Trong điều kiện tự nhiên, nơi sống của lợn rừng rất đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Chúng sống được trên các sinh cảnh khác nhau, từ các loại rừng, thung lũng ven sông suối đến núi cao. Nơi sống thích hợp nhất của lợn rừng là các khu rừng hỗn giao núi đất, sa van cây bụi, đồi cỏ tranh, bãi lau lách rậm rạp, thung lũng ẩm ướt, bờ bụi ven sông suối hồ. Điều quan trọng nhất đối với lợn là ở đó phải có nước, đất ẩm ướt và bùn lầy.
Lợn sống trong các khu rừng già có nhiều cây gỗ to, nhiều tầng, có nhiều dây leo rậm rạp. Nhưng lớp đất dưới phải thường xuyên ẩm ướt. Như vậy, lợn là loài có sinh cảnh rộng. Lợn rừng sinh sản quanh năm, mang thai khoảng 4 tháng, đẻ mỗi năm 1 hoặc 2 lứa, mỗi lứa 7-12 con. Lợn mẹ làm tổ rất chu đáo, lợn con đẻ sau 30 phút có thể đi lại bình thường, một tuần sau có thể đi theo mẹ và trưởng thành sinh dục sau 2 năm tuổi.
Về tập tính, lợn hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, nhưng tùy theo từng vùng, thời tiết mà nhịp điệu hoạt động ngày, đêm của lợn có sự thay đổi. Mùa hè, lợn thường đi ăn trước lúc mặt trời lặn cho đến rạng đông. Những ngày có trăng, lợn thường đi ăn muộn hơn. Khứu giác và thính giác ở lợn phát triển tốt, nó có thể đánh hơi và phát hiện sự nguy hiểm cách 100 - 200 m theo chiều gió. Do đó, những người thợ săn muốn rình bắt lợn phải nấp dưới chiều gió; nếu đứng đầu gió, lợn đánh hơi được và chạy ngay.
Lợn rừng sống thành từng đàn từ 10 - 20 con, hoặc có đàn tới 50 con. Thành phần trong đàn gồm có lợn mẹ với những lợn con của 1 hay 2 lứa đẻ. Lợn đực thường sống riêng rẽ, chúng chỉ ghép bầy trong thời gian động dục. Trong thời kỳ này, bầy lợn gồm có lợn đực, lợn cái và lợn con. Sau thời kỳ động dục, lợn đực lại tách ra khỏi bầy, trở về cuộc sống riêng của mình.
Bình thường, lợn khá nhút nhát, nhưng khi gặp nguy hiểm, lợn chống cự quyết liệt, nhất là khi bị thương, lợn thường lao thẳng về phía đối thủ của mình cắn trả. Nhiều thợ săn giỏi cũng đã bị thương hoặc bị chết vì bị lợn cắn. Với những răng nanh nhọn và sắc, lợn thường gây cho đối thủ trọng thương trầm trọng. Những chỗ lợn ăn thường để lại dấu vết trên mặt đất, nhất là chỗ đất mùn, móng chân của lợn in trên đất rất dễ nhận biết.
Thành phần thức ăn của loài lợn rừng rất đa dạng
Lợn là loài thú ăn tạp, thành phần thức ăn của chúng rất đa dạng, gồm cả thực vật và động vật. Về thức ăn thực vật, lợn sử dụng được cành, lá, quả, củ, rễ của cây và tùy theo mùa mà sử dụng những bộ phận thực vật khác nhau. Trong thời kỳ mùa quả từ tháng 5 - 12, lợn thường đi đến các gốc cây có quả trong rừng để ăn quả rụng như sung, vả, bứa, dọc, dâu da đất, vải, trám trắng, trám đen... Vào khoảng thời gian còn lại (từ tháng 1 - 4), lợn ăn chủ yếu các loại rễ và của như củ mài, củ nâu, củ dong và các loại rễ cây khác. Về động vật, lợn ăn kể từ giun đất đến những động vật có xương sống như cua, cá, chim non… Lợn rừng tuy là loài ăn tạp, nhưng chủ yếu vẫn là thức ăn thực vật, thức ăn động vật chiếm tỷ lệ rất ít.
Kẻ thù chủ yếu của lợn rừng là hổ, báo và chó sói. Tuy nhiên, hổ bắt được lợn cũng không phải là dễ dàng, nhất là lợn độc. Lợn độc đã dùng răng nanh của mình tấn công lại hổ, đôi khi cũng gây cho hổ những thương tích đáng kể. Báo cũng thường hay bắt lợn để ăn thịt, nhiều nhất là lợn con. Có trường hợp lợn mẹ đang dẫn con đi ăn, báo nhìn thấy, rình chờ lợn con tách khỏi bầy để vồ lấy và kéo đi ăn thịt.
Lợn rừng được cho là loài động vật hoang dã bị con người săn bắn nhiều nhất, cùng với đó là môi trường sống ngày càng thu hẹp, nên số lượng loài ngày càng ít đi. Con người coi thịt lợn rừng là đặc sản và nanh của chúng là đồ trang sức giá trị cao, lông của chúng được sử dụng làm áo. Trong hoạt động kiếm ăn, lợn rừng ủi đất làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Tuy nhiên, lợn rừng cũng gây một số tác hại cho hoa màu lương thực trên nương rẫy, phá hoại măng, tre, nứa. Nói chung, lợn rừng có gây nên một số thiệt hại cho nông lâm nghiệp nhưng lại là loài thú kinh tế có giá trị cao. Do đó cần phải có biện pháp khai thác hợp lý để cung cấp thêm một phần thịt cho con người và tận dụng các sản phảm khác của lợn.
Trong những năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi động vật hoang dã ngày càng tăng, trong đó, loại đặc sản được nhiều người ưa chuộng là thịt lợn rừng. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi ở nước ta đã nghiên cứu, ứng dụng mô hình chăn nuôi lợn rừng mang lại giá trị kinh tế cao. Ở nhiều địa phương trên cả nước, mô hình chăn nuôi lợn rừng hoang dã, lai tạo với giống lợn thả rông bản địa đang ngày càng phát triển và được nhân rộng. Mô hình kinh tế trang trại này có những ưu thế về giá thịt thương phẩm, giống lợn rừng có khả năng kháng dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, thị trường tiêu thụ lớn, cùng với sự hỗ trợ của chương trình khuyến nông tại địa phương, từ đó nhiều hộ nông dân đã vượt qua khó khăn và vươn lên làm giàu. Nhờ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt lợn rừng được xem là loại thực phẩm sạch, thơm ngon, bổ dưỡng. Để mô hình chăn nuôi lợn rừng đạt hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải chọn con giống tốt, đảm bảo được điều kiện chuồng trại với nguồn thức ăn tự nhiên.
Phạm Thị Nhâm
Hội Sinh thái học Việt Nam
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 1/2019)
Từ khóa » đặc điểm Rừng Việt Nam
-
Tìm Hiểu Bản Đồ Phân Bố Rừng Việt Nam
-
Đặc điểm Rừng Rậm Nhiệt đới Của Việt Nam - Quản Lý Môi Trường
-
Tài Nguyên Rừng Việt Nam - Tổng Cục Lâm Nghiệp
-
Rừng Và Ngành Lâm Nghiệp | Open Development Vietnam
-
Phân Loại Rừng ở Việt Nam - Wikipedia
-
Top 14 đặc điểm Rừng Việt Nam
-
Top 15 đặc điểm Rừng Vn
-
[PDF] Rừng Tự Nhiên Và Một Số Vấn đề Quản Trị Rừng Tự
-
Phân Loại Các Kiểu Rừng Chính ở Việt Nam Dựa Trên đặc điểm Sinh Thái
-
Tài Nguyên Rừng Và động, Thực Vật | Cổng TTĐT Tỉnh Hà Tĩnh
-
Những Khu Rừng Nổi Tiếng Của Việt Nam - Madagui Forest City
-
Tài Nguyên Rừng - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
-
Nghiên Cứu đặc điểm Lâm Học Một Số Hệ Sinh Thái Rừng Chủ Yếu ở ...