Tài Nguyên Rừng - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Rừng ở Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập úng phèn. Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có năng suất sinh học cao, đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh Hạ có vai trò quan trọng đối với cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hòa khí hậu và phòng hộ ven biển.
Rừng ngập mặn Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng |
Đến năm 2021, tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tập trung 94.319 ha; tỷ lệ che phủ rừng 25,81%. Các hệ sinh thái rừng điển hình ở tỉnh Cà Mau gồm hệ sinh thái rừng ngập nước trên đất phèn, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng ven biển và diện tích nhỏ hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên các hải đảo. Các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Cà Mau là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển. Các hệ sinh thái ngập nước có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ môi trường, lưu trữ khí nhà kính CO2; bảo vệ bờ biển, phòng chống gió bão; cố định, hạn chế xói lở, lấn biển, hạn chế lan truyền nước biển và sóng biển vào sâu trong nội đồng, cố định dưỡng chất và cải thiện chất lượng nước. Cung cấp nơi sống, sinh sản, nơi kiếm ăn và dinh dưỡng cho các loài cá thương mại và các hệ sinh thái ven biển, làm sạch nước ở ven biển. Cung cấp gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu và tài nguyên thực vật, động vật. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ con người, bảo tồn các quá trình sinh thái, địa mạo ở vùng ven biển. Cà Mau có 3 loại rừng chính: Rừng ngập mặn (rừng đước Cà Mau):
Rừng sinh thái. Ảnh: Võ Thanh Quang |
Rừng ngập mặn Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích gần 69.000ha. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân.
Ba khía sống dưới tán rừng ngập mặn. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng |
Rừng ngập mặn Cà Mau là một thảm thực vật với nhiều loài cây như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, dương xỉ, dây leo… Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập Minh Hải (12/1998), rừng ngập mặn Cà Mau có 101 loài cây. Trong đó, có 32 loài cây chính thức thuộc 27 họ.
Mô hình rừng – tôm kết hợp. Ảnh: Quang Minh |
Rừng ngập mặn Cà Mau: có 28 loài thú, thuộc 12 họ. Trong đó, 5 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ IUCN, như bộ linh trưởng (khỉ đuôi dài, voọc), bộ móng guốc ngón chẵn(heo rừng), bộ ăn thịt (chồn mướp, cáo mèo, cáo cộc, rái cá…), 74 loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 14 loài tôm, 175 loài cá, 133 loài động thực vật phiêu sinh. Rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh)
Rừng tràm U Minh. Ảnh: Ngọc Thu |
Rừng tràm U Minh có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng tràm U Minh thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất than bùn. Cùng với U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong hai nơi duy nhất ở Việt Nam có hệ sinh thái rừng này, đồng thời là vùng đất ngập nước quan trọng và có giá trị trong vùng hạ lưu sông Mê Kông và Đông Nam Á. Đặc trưng cơ bản của bồn trũng U Minh là quá trình nâng lên của thế đất hình dạng lòng chảo, mà trung tâm bồn trũng là hệ sinh thái rừng U Minh Hạ, với diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn chuyển hẳn sang rừng tràm khi tiến sâu vào nội địa và ngọt hóa dần bồn trũng.
Nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ. Ảnh: Quách Ngô Thanh Thúy |
Rừng tràm U Minh có giá trị cao về đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đất, thủy văn, trữ nước ngọt, cung cấp nước ngọt cho người và động vật hoang dã; ngăn cản việc chua hóa đất đai, điều hòa khí hậu, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập nội địa.
Trích cồ sinh sống ở rừng U Minh. Ảnh: Huỳnh Lâm |
Rừng ngập lợ cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối, dưới tán rừng có nhiều loài dây leo và cây nhỏ khác. Có nhiều loài động vật như heo rừng, khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, trúc (tê tê)… và có 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ sinh sống trú ngụ. Đặc biệt, ong mật rừng tràm nhiều và hàng năm cho khai thác sản lượng lớn.
Nai rừng U Minh. Ảnh: Huỳnh Lâm |
Rừng trên đảo Hòn Khoai, Hòn chuối, Hòn Đá Bạc Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có trên 710 ha rừng, với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng.
Từ khóa » đặc điểm Rừng Việt Nam
-
Tìm Hiểu Bản Đồ Phân Bố Rừng Việt Nam
-
Đặc điểm Rừng Rậm Nhiệt đới Của Việt Nam - Quản Lý Môi Trường
-
Tài Nguyên Rừng Việt Nam - Tổng Cục Lâm Nghiệp
-
Rừng Và Ngành Lâm Nghiệp | Open Development Vietnam
-
Phân Loại Rừng ở Việt Nam - Wikipedia
-
Top 14 đặc điểm Rừng Việt Nam
-
Top 15 đặc điểm Rừng Vn
-
[PDF] Rừng Tự Nhiên Và Một Số Vấn đề Quản Trị Rừng Tự
-
Phân Loại Các Kiểu Rừng Chính ở Việt Nam Dựa Trên đặc điểm Sinh Thái
-
Tài Nguyên Rừng Và động, Thực Vật | Cổng TTĐT Tỉnh Hà Tĩnh
-
Những Khu Rừng Nổi Tiếng Của Việt Nam - Madagui Forest City
-
Năm Kỷ Hợi Tìm Hiểu Về đặc điểm Sinh Thái Của Loài Lợn Rừng Tại Việt ...
-
Nghiên Cứu đặc điểm Lâm Học Một Số Hệ Sinh Thái Rừng Chủ Yếu ở ...