Nấm Miệng ở Trẻ Em Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách điều Trị

Bệnh nấm miệng là bệnh lý mạn tính do nhiễm vi nấm mà chủ yếu là Candida albicans. Bệnh nấm miệng đặc trưng bởi các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi, má trong, họng và chảy máu khi bị cạo ra.

Bệnh thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở người khỏe mạnh. Nhưng ở những người có hệ miễn dịch kém, mắc nhiều bệnh nền các mảng trắng này có thể lan tới các vị trí khác và gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Chi tiết về bệnh nấm miệng có trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh nấm miệng

Nấm miệng còn được gọi là bệnh tưa miệng (tưa lưỡi) là tình trạng bị gây nên bởi nấm men chủng Candida. Vi nấm Candida luôn tồn tại trong miệng nhưng vô hại. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển quá mức sẽ gây nấm miệng.

Bệnh nấm miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, người già và những người mắc nhiều bệnh nền có khả năng miễn dịch kém. Bệnh nấm miệng hình thành nên các đốm màu trắng hoặc vàng trên bề mặt lưỡi hoặc má trong. Những đốm này thường biến mất nếu được điều trị đúng cách.

Nấm miệng là bệnh lành tính và hiếm khi gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch kém, nấm miệng thường lan tới những bộ phận khác trên cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

2. Những triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng đặc trưng bởi các đốm trắng hoặc vàng trên lưỡi gây cộm miệng, ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm miệng nhưng căn nguyên chính vẫn là do miễn dịch kém.

2.1/ Triệu chứng của bệnh nấm miệng

Ở giai đoạn đầu, nấm miệng không có triệu chứng. Nhưng ở những giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các vạt trắng hoặc vàng nhạt ở má trong, trên bề mặt lưỡi, trong họng, nướu hoặc môi,
  • Chảy máu nếu cào mạnh vào những đốm này,
  • Cảm giác nóng trong miệng, cảm giác như có bông trong miệng, chốc mép, khó nuốt, có vị đắng trong miệng, giảm vị giác.

Trong một số trường hợp, nấm miệng còn ảnh hưởng đến thực quản. Loại nấm gây ra bệnh nấm miệng cũng có thể gây nấm ở những bộ phận khác trên cơ thể.

2.2/ Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng

Nấm miệng bị gây ra bởi nấm Candida albicans (C. albicans). Đây là loại nấm sống trong miệng người, nhưng không gây hại, một khi hệ miễn dịch vẫn hoạt động tốt. Nhưng một khi hệ miễn dịch gặp vấn đề hoặc xảy ra sự mất cân bằng vi sinh vật sống trong cơ thể, sự phát triển của loại nấm này sẽ bị mất kiểm soát.

Bệnh nhân cũng có thể bị nấm miệng do một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư (hóa trị liệu, xạ trị). Những loại thuốc này thường gián tiếp khiến cho số lượng vi sinh vật tốt bị giảm. Bệnh nấm miệng cũng rất phổ biến ở những người bị HIV và những người mắc bệnh tiểu đường, do những người này thường có hệ miễn dịch kém.

3. Bệnh nấm miệng có lây không?

Bệnh nấm miệng có thể lây do tiếp xúc thân mật, qua quan hệ tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con.

  • Bệnh nấm miệng có thể truyền từ miệng người này sang miệng người khác qua tiếp xúc thân mật như hôn. Nấm sẽ truyền từ miệng người này qua miệng người khác và tiếp tục phát triển gây bệnh nấm miệng nếu người bị truyền có miễn dịch kém.
  • Bệnh nấm miệng lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với những tư thế Oral sex có thể gây lây nhiễm chéo nấm âm đạo lên miệng. Ở âm đạo, Candida đích thực là loài thường trú và có thể lây lan và gây bệnh bất cứ lúc nào.
  • Nhiễm nấm miệng ở trẻ sơ sinh: Nếu phụ nữ đang mang thai bị nhiễm nấm âm đạo, thai nhi cũng có nhiều nguy cơ bị nhiễm nấm khi sinh, đặc biệt ở các trẻ sinh thường. Hoặc nếu phụ nữ mang thai bị nấm vú, trẻ cũng có thể bị nhiễm nấm qua việc bú mẹ và
  • Ngược lại nếu trẻ bị nấm miệng cũng có thể truyền nấm sang mẹ qua việc bú mẹ.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm miệng

Không khó để xác định 1 người có bị bệnh nấm miệng hay không. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần kiên trì và có thể không hoàn toàn tiêu diệt được nấm miệng.

4.1/ Chẩn đoán bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng có thể dễ dàng được chẩn đoán chỉ bằng cách kiểm tra miệng để xác định các đốm trắng đặc trưng. Trong một số trường hợp có thể phải sinh thiết miệng để chắc chắn. Nếu nghi ngờ nấm Candida tại thực quản, bác sĩ thực hiện sẽ cấy mẫu quét họng hoặc nội soi để chẩn đoán.

Điều trị bệnh nấm miệng bằng thuốc

Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh nấm miệng:

  • Fluconazole (Diflucan), đây là một loại thuốc kháng nấm
  • Clotrimazole (Mycelex Troche), đây là một loại thuốc kháng nấm có bán dưới dạng viên
  • Nystatin (Nystop, Nyata) là một loại nước súc miệng kháng nấm dùng được cả cho người lớn và trẻ em
  • Itraconazole (Sporanox) là một loại thuốc kháng nấm ở người bị HIV và những người bị nấm miệng nặng
  • Amphotericin B (AmBisome, Fungizone) là loại thuốc dùng để điều trị ở người bị nhiễm nấm miệng nặng.

Bệnh nấm miệng thường khỏi sau khoảng 2 tuần điều trị, nhưng vẫn có thể tái phát sau đó.

5. Điều trị bệnh nấm miệng tại nhà

Có một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp điều trị nấm miệng hoặc giúp ngăn bệnh tái phát. Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh nấm miệng là vệ sinh miệng sạch sẽ. Dưới đây là một số mẹo điều trị nấm miệng tại nhà:

Chải răng bằng bàn chải lông mềm để tránh cọ mạnh vào các đốm trắng

Thay bàn chải mới sau khi khỏi bệnh

Không sử dụng nước súc miệng nếu bác sĩ không chỉ định dùng

Một số cách giúp giảm các triệu chứng của bệnh nấm miệng bao gồm:

  • Súc miệng bằng nước muối
  • Súc miệng bằng dung dịch nước pha muối nở
  • Súc miệng bằng nước chanh pha loãng
  • Súc miệng bằng rượu táo pha loãng
  • Sữa chua lợi khuẩn hoặc bổ ung viên uống lợi khuẩn cũng giúp giảm nấm miệng

6. Xử lý nấm miệng ở 1 số đối tượng dễ mắc bệnh

Phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh và người già là những đối tượng đặc biệt dễ mắc bệnh nấm miệng. Với mỗi đối tượng cần có cách xử lý đặc biệt.

Bệnh nấm miệng ở phụ nữ cho con bú

Một loại nấm tương tự nấm miệng cũng gây nấm ở vú hoặc núm vú. Loại nấm này có thể truyền từ mẹ sang con và ngược lại hoặc lan tới những vị trí khác trên cơ thể. Nếu phụ nữ cho con bú bị nhiễm nấm ở vú, trẻ có nguy cơ nhiễm nấm qua việc bú mẹ. Một số triệu chứng nhiễm nấm vú hoặc núm vú ở phụ nữ cho con bú gồm:

  • Đau vú khi cho con bú và sau khi cho con bú
  • Cảm giác ngứa hoặc nóng quanh núm vú
  • Xuất hiện các đốm trắng quanh núm vú
  • Bong tróc phần da quanh núm vú

Điều trị nấm ở cả mẹ và bé giúp ngăn chặn bệnh tái lây nhiễm chéo từ mẹ sang con hoặc từ con sang mẹ. Dưới đây là một số cách điều trị nhiễm nấm ở phụ nữ cho con bú

Điều trị nấm cho trẻ bằng thuốc chống nấm và bôi các loại kem chống nấm như terbinafine (Lamisil) hoặc clotrimazole (Lotrimin) lên vùng vú bị nhiễm nấm. Lau sạch kem trước khi cho trẻ bú.

Tiệt trùng núm vú giả, vòng gặm nướu, bình sữa và các vật dụng khác mà trẻ hay đưa vào miệng. Đồng thời vệ sinh cả máy hút sữa cho trẻ

Luôn giữ cho núm vú sạch sẽ và khô ráo sau mỗi lần cho trẻ bú. Nếu sử dụng miếng thấm sữa, tránh sử dụng loại có viền bằng nhựa (do loại này thường để lại nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển).

7. Nấm miệng ở trẻ

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị nấm miệng nhất. Trẻ cũng có nhiều khả năng bị nhiễm nấm miệng từ mẹ ngay khi còn trong bụng, khi sinh hoặc khi bú mẹ bị nhiễm nấm vú hoặc nhiễm nấm từ chính môi trường bên ngoài. Những dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ bị nấm miệng bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng trắng ở má trong, lưỡi, họng, nướu hoặc môi
  • Chảy máu nếu cào mạnh những đốm trắng này
  • Nhiệt miệng, nóng miệng
  • Da khô, nứt nẻ ở 2 bên mép (chốc mép)
  • Nấm miệng ở trẻ khiến trẻ hay quấy khóc và khó cho ăn
  • Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh nấm miệng, hãy đưa trẻ đi khám. Nếu vô tình cho trẻ bú khi trẻ mắc nấm miệng cả mẹ và trẻ đều phải đi điều trị nấm.

8. Nấm miệng ở người già

Ngoài trẻ nhỏ, người già cũng là đối tượng dễ bị nấm miệng do người già thường có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra một số đối tượng như người mắc nhiều bệnh, người điều trị nhiều bệnh, người có hệ miễn dịch kém hoặc do sự mất cân bằng các loại vi sinh vật trong cơ thể.

Những biến chứng của bệnh nấm miệng

Ở người có hệ miễn dịch tốt, bệnh nấm miệng hiếm khi gây ra biến chứng. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém, nấm miệng thường gây ra nhiều biến chứng. Nếu không điều trị, loại nấm này có thể đi vào máu và lan tới các cơ quan khác như tim, não, mắt…Tình trạng này được gọi là nhiễm nấm hệ thống. Nhiễm nấm hệ thống có thể gây ra các vấn đề tại các cơ quan bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như sốc nhiễm trùng.

9. Phòng chống bệnh nấm miệng

  • Để giảm nguy cơ bị nấm miệng, hãy thử những cách sau đây:
  • Ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tạo thói quen sống lành mạnh để tăng cường khả năng của hệ miễn dịch.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng 2 lần mỗi ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và tới nha sĩ kiểm tra định kỳ.
  • Nếu bị khô miệng kéo dài, bệnh nhân nên đi khám để được điều trị
  • Tháo răng giả trước khi đi ngủ, vệ sinh răng giả hằng ngày và chỉ nên đeo loại răng giả vừa với hàm.
  • Nếu sử dụng corticosteroid dạng hít, bệnh nhân nên súc lại miệng hoặc chải lại răng sau đó
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết nếu bệnh nhân mắc tiểu đường.

10. Chế độ ăn cho người bị nấm miệng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn hoặc bổ sung viên uống lợi khuẩn giúp hạn chế sự phát triển của vi nấm Candida. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định lợi ích của lợi khuẩn trong điều trị và phòng chống bệnh nấm miệng.

Nhiều thông tin cho rằng giảm hoặc tránh ăn một số loại thực phẩm giúp ức chế sự phát triển của vi nấm Candida. Ví dụ như, giảm đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Em