Trẻ Bị Nấm Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Trẻ bị nấm lưỡi, miệng nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng nấm ở lưỡi, miệng của trẻ là do một loại nấm có tên Candida albicans. Khi cơ thể khỏe mạnh, loại nấm này sẽ chung sống hòa bình với cơ thể. Nếu gặp các yếu tố thuận lợi như sức đề kháng trẻ yếu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày,... thì chúng sẽ phát triển và gây hại.
Trẻ bị nấm lưỡi, miệng là vấn đề sức khỏe rất thường gặp
Một số các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nấm lưỡi, miệng ở trẻ là:
Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục
Bé có thể bị nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở nếu người mẹ bị nấm sinh dục và chưa được điều trị triệt để.
Hệ thống miễn dịch của trẻ kém
Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị nấm, đặc biệt là ở lưỡi và miệng. Đối tượng có nguy cơ mắc nấm miệng cao hơn là trẻ sinh nhẹ cân, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng.
Trẻ sử dụng kháng sinh sai cách
Khi sử dụng kháng sinh dài ngày, sai cách có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như miệng trẻ không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách, miệng; bé ngậm bú các dụng cụ như ti giả, núm ti,... bị nhiễm nấm cũng sẽ khiến trẻ mắc bệnh.
Khi sử dụng kháng sinh dài ngày, sai cách cũng có thể dẫn đến nấm miệng
2. Hướng dẫn cha mẹ nhận biết triệu chứng nấm miệng điển hình ở trẻ
Thường nấm miệng không gây đau đớn mà chỉ ngứa ngáy, nhưng cũng khiến trẻ khó chịu và gặp khó khăn hơn trong ăn uống. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi, miệng điển hình:
-
Lưỡi, miệng của trẻ xuất hiện các đốm trắng nhỏ. Đốm trắng này có thể xuất hiện cả ở vòm họng, môi, hai bên trong má.
-
Đốm trắng khó làm sạch, nếu làm sạch sẽ thấy đốm chuyển thành màu đỏ.
Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu khác như bỏ bú, lười ăn, quấy khóc, không chịu cho vệ sinh miệng,... Nếu không được điều trị kịp thời, nấm miệng sẽ lan rộng ra vùng khác như thực quản, khí quản, từ đó gây viêm phổi hoặc tiêu chảy cho trẻ.
3. Phương pháp điều trị nấm miệng hiệu quả
Tuy là bệnh lý thường gặp và khá lành tính, tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên tự ý sử dụng thuốc khi trẻ bị nấm lưỡi miệng mà nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị nấm phù hợp với từng đối tượng trẻ khác nhau. Các loại thuốc thường sử dụng là:
-
Kem Miconazole: đây là một loại thuốc kháng nấm, được dùng cho trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi.
-
Dung dịch Nystatin: dung dịch này dùng để rơ lưỡi cho bé khoảng 4 lần/ngày và dùng tối thiểu 7 ngày.
-
Itraconazole, Amphotericin B: đây là hai loại thuốc kháng nấm mạnh hơn, được chỉ định trong các trường hợp nặng.
Khi trẻ bị nấm lưỡi miệng nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách
3. Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần nắm được cách chăm sóc trẻ đúng để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn cũng như tránh các biến chứng nguy hại. Cụ thể, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:
3.1. Chăm sóc trẻ bị nấm ở lưỡi, miệng
Cha mẹ cần chú ý:
-
Khi bôi thuốc hoặc vệ sinh miệng cho trẻ cần rửa tay thật kỹ.
-
Không hôn lên miệng của trẻ.
-
Vệ sinh ngực của mẹ sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú.
-
Các vật dụng sinh hoạt của bé như bình sữa, núm ti giả, bát ăn, đồ chơi cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
3.2. Rơ miệng đúng cách
Rơ miệng đúng cách sẽ khiến trẻ ít khó chịu, quấy khóc cũng như làm sạch nấm hiệu quả. Khi rơ miệng, mẹ cần chú ý:
-
Vì rơ miệng rất dễ khiến trẻ buồn nôn, do đó nên tiến hành lúc đói, dạ dày của bé rỗng để tránh nôn.
-
Vệ sinh tay thật sạch trước khi rơ miệng.
-
Khi rơ thuốc, nếu nấm xuất hiện ở nhiều vị trí, tốt nhất rơ theo thứ tự như sau: hai bên má, các vùng khác ở vòm miệng và rơ lưỡi cuối cùng. Nên rơ từ ngoài vào trong sẽ giúp trẻ giảm cảm giác buồn nôn.
3.3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nấm lưỡi
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao sức để kháng cho trẻ, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Những thực phẩm trẻ bị nấm miệng không nên ăn
Trẻ bị nấm miệng nên kiêng các thực phẩm sau:
Thực phẩm nhiều đường
Đường là nguồn thức ăn rất yêu thích của nấm Candida nên việc ăn quá nhiều thức ăn có chứa đường sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn. Một số thực phẩm nhiều đường cần hạn chế là bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,...
Trẻ bị nấm lưỡi không nên ăn thức ăn nhiều đường
Hải sản
Những thực phẩm như tôm, cua, ghẹ,... dễ gây dị ứng cho cơ thể, khiến triệu chứng ngứa ngáy do nấm gây ra càng nặng nề hơn.
Đồ ăn cay nóng
Những đồ ăn cay nóng như tỏi, hành, ớt,... sẽ làm các vết loét ở miệng trầm trọng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này khiến cơ thể cảm thấy nóng bức hơn, tăng cảm giác ngứa ngáy và làm giảm hoạt động của gan, thận.
Những thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng
Cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của trẻ để nấm miệng nhanh chóng được cải thiện.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào, giúp khôi phục sự cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng hiệu quả, từ đó kìm hãm sự phát triển của nấm.
Thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày của trẻ để nâng cao đề kháng
Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ hiệu quả, giúp chống chọi lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là nấm miệng. Các loại thực phẩm giàu vitamin C là rau ngót, chanh tươi, cam, quýt,...
Mục tiêu khi điều trị nấm lưỡi, miệng là kìm hãm, ngăn chặn sự lây lan của nấm. Tuy nhiên, để tìm được cách điều trị tốt nhất, hạn chế tái phát cần căn cứ vào độ tuổi của từng trẻ cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là bệnh nấm lưỡi, miệng.
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tập huấn trong và ngoài nước sẽ giúp trẻ có phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Em
-
Mẹ đã Biết Cách Phòng Và điều Trị Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Nhỏ?
-
Bệnh Nấm Miệng ở Trẻ Em Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và ...
-
Dấu Hiệu Mắc Bệnh Nấm Lưỡi Và Cách điều Trị
-
Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Em: 4 Nguyên Nhân, 5 Triệu Chứng & 2 Cách Trị
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Em - Báo Tuổi Trẻ
-
Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Nấm Lưỡi ở Trẻ Em Là Gì? Biểu Hiện Cụ Thể Và Hướng điều Trị
-
Nấm Miệng (nấm Lưỡi): Nguyên Nhân, Nhận Biết Và điều Trị - YouMed
-
Tưa Lưỡi Ở Trẻ Biểu Hiện Thế Nào? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Căn Bệnh Nấm Miệng Dưới Lưỡi ở Trẻ Em
-
Nấm Lưỡi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Cách Chữa Nấm Miệng ở Trẻ Nhỏ Hiệu Quả, Ngăn Tái Phát - Dizigone
-
Tìm Hiểu Về Nấm Miệng Candida ở Trẻ Em - Nha Khoa AVA
-
Nấm Miệng ở Trẻ Em Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách điều Trị