NĂM ÔNG THẺ CỦA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG | Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Tứ Ân Hiếu Nghĩa – Kỳ Hương Tự Just another WordPress.com site Bỏ qua nội dung
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
HÒA NHẠC TANG LỄ Chào tất cả mọi người!

NĂM ÔNG THẺ CỦA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

Đăng trong 25.12.2010 bởi nggphong Không phải ở Việt Nam phải đợi tới năm 1849 Đức Phật Thầy Tây An mới xuất hiện mở ếm, và cũng không phải đợi đến năm 1714 mới có Mạc Cửu ở Hà Tiên, mới có ếm đối với nhân tài trong nước, mà một số nhà phong thủy nổi tiếng như : 1) Cao Biền : thời nhà Đường Trung Quốc vừa là tướng, vừa là nhà phong thủy chuyên đi ếm khắp nơi.2) Hoàng Phúc : là tướng giỏi đời Đường Trung Quốc, tiếp tục Cao Biền trấn ếm nước Nam để không thể nào có được những nhân tài xuất chúng.3) Mạc Cửu : được vua Tàu nhà Thanh sai sang đất Việt giả khổ nhục kế để thực hiện mưu đồ.4) Sư Chân Nhân (852 – 936) : phá ếm của Cao Biền.5) Thiền sư Định Không : tu chùa Quỳnh Lâm, từng mở ếm của Cao Biền.6) Sư Vạn Hạnh : người tâu lên vua Lê Đại Hành dời đô vào Thăng Long tránh những sự ếm đối của Tàu, và chọn nơi có long huyệt.7) Tả Ao Nguyễn Đức Hiền : người làng Tả Ao, ngài lưu sách phong thủy nói rõ sự thấp cao cho người đời biết mà tránh ếm của người Tàu.8) Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : tiên đoán thần tài về sự thịnh suy nước Việt… nhất là mở cõi phương Nam.9) Đức Bổn Sư Núi Tượng mở ếm tại Thủy Đài Sơn. 10) Ông đạo Lập mở ếm ở Bài Bài. Đã cùng xuất hiện 05 cây thẻ của Phật Thầy Tây An cùng các đệ tử phá trấn ếm là việc thường đối với những bậc tu hành đã có thần thông như: Thiền sư Định Không, Sư Chân Nhân, Sư Vạn Hạnh… đều xuất hiện mở ếm của các nhà phong thủy Tàu với ý chính là “trấn ếm những vùng đất tốt ở Việt Nam” vì : “Địa linh sinh nhân kiệt” nên 5 Ông Thẻ xuất hiện vào thời Đức Phật Thầy Tây An cũng không ra ngoài lẽ đó. Vào năm 1851, Phật Thầy Tây An chỉ giáo cho Trần Văn Thành (Đức Cố Quản) và số tùy tùng lên núi tìm gỗ “lào táo” là loại gỗ chắc để làm trụ cột, gọi là “cây thẻ”; khi tìm được gỗ, cho vuốt búp sen và khắc bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Cây thẻ bằng gỗ “lào táo” trấn tại vùng Thất Sơn.

Khi khắc xong mang đi năm nơi mà khi đứng từ đỉnh núi Cấm nhìn xuống có thể thấy là thế “Ngũ Long Trấn Phục”. Tại núi Cấm, 1 cây trong hang gọi là hang Ông Thẻ và 4 cây dưới đồng bằng được thể hiện qua bức tranh sống động như sau : 1) Cây thẻ số 1 : Đông phương Thanh Đế : cắm ở làng Vĩnh Hanh. 2) Cây thẻ số 2 : Bắc phương Hắc Đế : cắm ở làng Vĩnh Thạnh Trung. 3) Cây thẻ số 3 : Tây phương Bạch Đế :cắm ở Bài Bài làng Vĩnh Tế. 4) Cây thẻ số 4 : Nam phương Xích Đế : cắm ở Giồng Cát rừng tràm Vĩnh Điều. 5) Cây thẻ Trung ương Huỳnh Đế : Cắm ở Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) gần hang Bác Vật Lang. Cả 5 cây thẻ đều thể hiện niềm tự hào về đất nước thống nhất có chủ quyền như ý nghĩa bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Cây thẻ số 1, cắm sâu dưới nước và hòn non bộ ở xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang.

1) Cây thẻ số 1 cắm ở làng Vĩnh Hanh: thuộc Đông phương Thanh Đế, nay thuộc xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, nằm trên đường vào lộ tẽ Tri Tôn.Đây! Là cây “thẻ ẩn”, được cắm khuất mình dưới “Sơn Thủy” hòn non, nằm ở Bàn Thông Thiên có “Quần Long Phục Thức” (群 龍 伏 拭) trông rất nghiêm trang huyền bí. Bên trong là Dinh Quan Thẻ. Một ngôi thờ “Tiền Đình Hậu Tự”. Trước thờ Quan Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực, với hai bức tranh nói lên ý thơ : “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địaKiếm bạt Kiên Giang khiếp quỷ thần”Phía sau thờ Phật Thầy Tây An và Đức Huỳnh Phú Sổ, chung quanh tường được thiết trí nhiều bức tranh nói lên cuộc hành đạo “Bửu Sơn Kỳ Hương” nhất là của Đức Phật Thầy Tây An. Bàn thờ Thần Nguyễn Trung Trực.

2) Cây thẻ số 2 cắm ở làng Vĩnh Thạnh Trung : Thuộc Bắc phương Hắc Đế, nay thuộc ngọn Thạnh Mỹ, xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Đốc tỉnh An Giang (ở kinh 7 vô 5km). Đây là ngôi đền thờ 1 trong 5 cây thẻ lộ thiên rõ nhất. Thường ngày cây thẻ này được quấn lớp vải đỏ thờ rất trang nghiêm trong một đền thờ giữa hai hàng gươm giáo. Chúng tôi sau khi lạy các bàn và xin phép ông từ thỉnh xuống để mở lớp vải đỏ bên ngoài. Giờ nguyên cây thẻ hiện ra (nghe nói : năm cây thẻ đều giống nhau) đây là chứng tích “lịch sử đạo” lưu lại cho hàng vạn tín đồ “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Cây thẻ số 2, tại làng Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú.

3) Cây thẻ số 3 cắm ở Bài Bài: Cây thẻ số 3 được thờ ở chùa Bồng Lai Cổ Tự, là nơi ông đạo Lập tức Lý Chánh Trung phá ếm và trồng lại cây thẻ số 3. Cây thẻ này là cây thẻ thuộc hướng tây : Tây Phương Bạch Đế, nằm trấn biên Miên – Việt ở Bài Bài xã Vĩnh Tế, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (lộ núi Sam vô 4km). Chùa Bồng Lai Cổ Tự, nơi thờ cây thẻ số 3 Bài Bài (bờ bên kia kinh Vĩnh Tế). Nghe bà từ kể lại: Thuở trước vào lúc giặc giã, cả chùa và xóm làng tránh nạn, lợi dụng lúc không người nên có ông thầy trị bệnh tà, chặt khúc chót trên cây thẻ để trị bệnh. Sau đó ông chết “bất đắc kỳ tử”, vợ con sợ quá nên mang trả lại chùa. Vì vậy hiện nay, phần còn lại của cây thẻ đã được bào chuốt bóng đẹp cả trong ngoài, đặt kính cẩn trên bàn thờ và được bà con khắp nơi đến chiêm ngưỡng và lễ bái. Phần thẻ bị trộm trả lại, làm thành thẻ bài thờ tại chùa Bồng Lai Cổ Tự. Phía trước chùa thờ Đức Phật Thích Ca, phía sau thờ Trăm Quan Cựu Thần, bài vị thờ Phật Thầy và ông Đạo Lập. Có điều đáng chú ý là : thờ ông Đạo Lập cùng với ông Cử Đa. Nhớ ngày xưa ngài Cử Đa đã đánh Pháp tại đồn Cây Mít cách Bài Bài vài cây số. Nghe bà từ kể lại: Ông Đạo Lập là bạn thân ông Cử Đa. Sau khi thất trận đó, ông Cử Đa về tu ở Tà Lơn và đắc đạo tại đó (xem quyển Sấm Tà Lơn). Hiện phần còn lại của cây thẻ vẫn nằm y như cũ, được đặt lên trên hầm bằng tấm lưới sắt; để mọi người đến chiêm ngưỡng bên cạnh cột phướng cũ của nền chùa. Phần phía dưới còn lại ở Bài Bài.

4) Cây thẻ số 4 : Cắm ở Giồng Cát thuộc Nam Phương Xích Đế. Thẻ này ở rừng Tràm làng Vĩnh Điều, Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Vì ở giữa rừng Tràm nên vị trí không xác định, do đó thất lạc đến ngày nay. Mới đây có một số tín đồ có tâm đạo rất cao, đã được báo mộng và tìm ra vị trí cây thẻ, vì chỉ qua giấc mộng nên chưa thuyết phục được chính quyền để cất lên các lăng thờ như bốn cây thẻ kia, mặc dù đã xin phép, và nhiều lần bị đốt cháy, dẹp… rồi cất lại… Vì ở giữa đồng nên phải theo kinh rạch mà đi. Khởi hành tìm cho được cầu Mặc Lung, ở Vĩnh Điều nằm trên kinh Vĩnh Tế, cách Hà Tiên khoảng 20km. Từ cầu Mặc Lung nầy đi tắc ráng khoảng 10 – 12km theo kinh mới đào, thường đò sẽ biết và đưa đến Cây Thẻ số 4 nầy, hiện được che tôn thành cái miễu bé, như các miếu cô hồn dọc đường vậy. Nhưng với lòng thành, hy vọng Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân. Được che lại như miễu cô hồn, để thờ Cây Thẻ thứ 4.

5) Cây thẻ số 5: Được gọi là Trung Ương Huỳnh Đế vì là cây thẻ chính, tại Núi Cấm, nằm giữa 4 cây kia. Ta lên núi Cấm lấy mốc là Chùa Phật lớn (Trung tâm hành hương) đi về hướng tây tới chùa mới xây là Vạn Linh (hiện tại xây Tượng Phật Di Lặc, với uy thế kỳ quang). Rồi từ chùa Vạn Linh đi tiếp khoảng vài trăm mét đến chỗ có tấm biển nhỏ có mũi tên và chữ “Hang Ông Thẻ và Bác Vật Lang”, từ đó xuống có dây nương theo mà đến miệng hang.

Ở phía dưới hang Ông Thẻ và Bác Vật Lang, theo truyền thuyết Đức Thầy cho cắm thẻ nầy ở giữa Núi Cấm, và ở giữa 4 cây thẻ kia nên gọi là Trung Ương Huỳnh Đế (Rồng Vàng). Mỗi cây thẻ đều có thời gian xuất hiện khác nhau.

“Bao giờ đủ 5 cây xuất hiện” thời thế mới bình an.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Bài này đã được đăng trong BSKH, TAHN, tôn giáo, tứ ân hiếu nghĩa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh. HÒA NHẠC TANG LỄ Chào tất cả mọi người!

2 Responses to NĂM ÔNG THẺ CỦA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

  1. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - Tổ đình Phước Điền Tự nói: 26.12.2010 lúc 13:22

    BỬU SƠN KỲ HƯƠNGNăm đạo thứ 161CỘNG ĐỒNG TÍN HỮU BỬU SƠN KỲ HƯƠNGThư ngỏ(Gửi các đạo hữu tham gia trang blog Tứ Ân Hiếu Nghĩa)Kính gửi : – Đạo huynh thường trực trang blog Tứ Ân Hiếu Nghĩa – Quý thân bằng, tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương – Tứ Ân Hiếu Nghĩa tại Tổ đình Phi Lai – Tam Bửu (Ba Chúc), Kỳ Hương tự (Tiền Giang) cũng như khắp các nơi trên đất nước đã tham gia đóng góp vào trang blog Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương Phước ĐiềnKính chư liệt vị !Ngày Rằm tháng mười năm nay, trang blog Bửu Sơn Kỳ Hương – Tổ đình Phước Điền Tự (Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền) ra mắt nhằm thực hiện mục đích phát huy lý tưởng Tứ Ân, tuyên truyền, kêu gọi tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương hồi đầu thức tỉnh, quay về với Thầy, với đạo và khôi phục Bửu Sơn Kỳ Hương dựa trên tinh thần lý thuyết Tứ Ân 1849 của Thầy mà Ngài đã dày công hoằng hóa.Trong thời gian qua trang Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền đã được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt thành của chư tín hữu gần xa, nhất là các tín hữu đang tham gia và theo dõi trang Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Các tín hữu ấy ở nhiều nơi khác nhau như Ba Chúc, Tiền Giang, Sài Gòn, Bến Tre, Sa Đéc… nhưng họ không phân biệt mình đến từ đâu, họ đã cùng nhau chung tay xây dựng trang Tứ Ân Hiếu Nghĩa và nay đang tham gia trang Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền. Trang Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền đã được một số đạo huynh quan tâm theo dõi, đóng góp bài vở cộng tác. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ nghĩa tình đồng đạo.Dẫu biết rằng không có gì có thể đền đáp lại tấm thịnh tình ấy, nhưng Cộng đồng chư tín hữu Bửu Sơn Kỳ Hương cũng gửi lời cám ơn đến đạo huynh thường trực trang blog Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã có tham gia và giới thiệu trang Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền đến nhiều người. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến chư tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa tại Tổ đình Phi Lai – Tam Bửu (Ba Chúc), Kỳ Hương tự (Tiền Giang) cũng như khắp các nơi đã quan tâm và tham gia vào trang Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền.Trong những ngày đầu mới ra mắt, trang blog còn nhiều sơ xuất, mong anh chị em đạo hữu rộng lượng bỏ qua. Trong thời gian tới trang blog Bửu Sơn Kỳ Hương Phước Điền sẽ tiếp tục đăng tải những bài viết mới về lịch sử và giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như những hoạt động phước thiện, xã hội của tín đồ trong thời gian gần đây và mở thêm một số chuyên mục mới. Chúng tôi mong chư đạo hữu tiếp tục cộng tác với trang blog qua địa chỉ quen thuộc: http://bskhphuocdien.blogspot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: bskhphuocdien@yahoo.com.Mong nhận được sự quam tâm và ủng hộ của các đạo hữu gần xa.Chúc quý anh chị em đồng đạo phước an !Cộng đồng chư tín hữu B.S.K.HCẩn khải.

    Trả lời
  2. ho vinh tai nói: 11.10.2011 lúc 07:33

    Sấm Kệ Bát Nhã của PHẬT THẦY TÂY AN giáng điển Bát nhã Ba La lẽ nhiệm mầu Ai mà hiểu được giải thoát mau Ngẫm suy hành dụng thường tinh tấn Ngộ giải Như Lai lẽ nhiệm mầu … Năm xưa dẫn dụ thế nhân tu Mà có mấy ai vén mây mù Đi khắp năm châu chùn chân bước Trụ lại một nơi chờ Đại Ngưu. Đại Ngưu xuất hiện Niên Dậu thái bình (2017) Hãy cố tu hành Kịp, không qúa trễ Trụ ngay tại thế Ẩn dật tại gia Nếu hiểu ý ta Tự nhiên chứng đắc: Trả nợ qúa gắt Ấy tại nghiệp xưa Chớ nên đổ thừa Tu là cội phước Nay đã đến lúc Ta sẽ hộ trì Tu hạnh Ma Đi ( Samadhi, Thiền Định ) Y nơi Bát Nhã ( Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa – Không Hai – Phá Chấp -Không phân Biệt ) Chiếu kiến tâm ta Thất tình ló ra Gươm ( Trí ) Tuệ liền chặt Vọng tâm đạo tặc ( trong lòng ) Tuệ tâm soi lòng Tâm tự sạch trong … Cảm thông hiền sĩ đợi mong Cơ Trời chưa chuyển nhẫn lòng chờ duyên … Đất bằng sóng dậy Cơ Trời chuyển Ngựa khóc, dê sầu chó sủa vang (2014,2015,,,,) Cuộc đời thay đổi như tên Đại Ngưu xuất hiện nhân duyên đã kề Chó sủa vang, Thánh Hiền nhân về (2018 Hội long Hoa) Gánh vác non sông thật nặng nề Gắng công sức Tí hả hê {2020 bắt đầu sung sướng) Sửu đủng đỉnh về no nê bá tánh (2021 sống đời Nghiêu Thuấn) … Chúc anh em kham độ nỗi sầu Mừng Minh Vương xuất tận khổ đau Xuân sang hát câu chúng hòa hợp Mới lạ kỳ sơn sinh vọng lầu Ngộ kỳ sắt nát đồng rỉ chẩy Nhập kiền đông xuất thành thảm sâu Chân thật không hư, Phật nhiếp chúng Tâm hòa tính hảo đạo nhiệm mầu … Thế sự chuyển đảo điên Xuất hiện các Thánh Hiền Việt Nam thành cường quốc Thế giới rất ngạc nhiên. Tránh sau cuộc tương tàn Chốn chốn phải nhà tan Kẻ-dữ lìa trần thế Hiền-nhân ca khải hoàn Mùa Thu lá úa vàng Dân đỏ phải khóc than Gây chi cho dân khổ Qủa báo chịu màu tang Dậu Tuất Hợi Tí chuyển (2017 bắt đầu vào thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức) Thế giới lại bình yên Muôn dân vui thịnh vượng Hướng về Phật Thánh Tiên. Chúc nhân thế một mùa xuân mới Mừng sao ! Bá tánh hết nổi trôi Năm thân dậu, Phật Trời đã định Mới cả Nhân Tâm , mới cả Đời. Niên Dậu Thánh Nhân xuất ( hiện ) Bạch Y đáo Ta bà Xứ xứ khởi can qua Thế giới chiến tranh chủng ( tộc ) Ngọ Mùi tận anh hùng Nước Nam Thánh nhân xuất ( hiện ) Yêu nước lại thương dân Chuyển nghèo thành giầu sang Xưa hèn nay Bắc Đẩu Bạch Y chuyển thuyết khách Xứ xứ hội Việt Môn Tam niên định bảo tồn Thế giới quy nhất thống. Muốn gặp kể Bạch Y Phải ra sức tu trì Y theo lời đại nguyện Cơ duyên ngộ cố tri. Nếu ở nơi đất khách (người Việt ở nước ngoài ) Khéo khai mở đạo mầu Ba năm chẳng dài đâu Đáo về quê Nam Việt Kiến Phật tạo Bích lầu… … Cùng nhau tu ( hành ) : … Thiện hữu nên khá rõ, Việc tu tập không khó Nếu biết tận cội nguồn Lìa bỏ pháp có, không Liền đến bờ Đại Giác. Không động cũng chẳng tịnh, Tịnh sa vào mê tánh ( tính ) Động đưa lối ba đường ( súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục ) Bờ giác khó bước sang Nên lìa xa (2) lối ấy. Tâm pháp đang diễn bày, Cớ sao lại dừng bỏ ? Lắng nhìn vô-sở-thọ, Diệu huệ ( tuệ ) tự phát sanh ( sinh ) Đây lối xưa ngàn ( nghìn ) Thánh … Hãy khá mà ngẫm suy Tìm cho ra diệu lý: Cái tánh biết pháp sanh ( sinh ) Cái tánh biết pháp diệt, Cái tánh biết niệm sanh Cái tánh biết niệm diệt Cái tánh biết tâm tịnh Cái tánh biết tâm động Cái tánh ấy là gì ( chi ) ? Thiện hữu nên suy ngẫm … … Muốn gặp Thánh Hiền Trời Phật, thì nên Tu Diệu Hạnh : … (Muốn ) được như thế phải tu Diệu Hạnh: Lắng nghe lòng, kiểm soát tâm tư Như chủ nhân theo dõi dân phu Như khán giả lắng nhìn tuồng hát Chuyện than khóc lắm điều bi đát Chuyện vui cười đến chuyện dục dâm Đừng để cuốn lôi đến lạc lầm Mà sanh ( sinh ) khởi thất tình phiền não … ….. … ….. Hỡi người chân tử hãy ngẫm suy Lẽ Đạo diệu thâm phải liễu tri Lìa vọng, cầu chân: xa Bát Nhã Ly hữu, tâm vô: ắt si mê Phải đâu Chân lý riêng hai thứ !!! Biệt phân tà chánh chẳng ngộ chi !!! Lìa sóng, nước tìm …. làm sao thấy !?! Giác mê , lẽ ấy, phải ngẫm suy. Nhận điển của Phật Thầy Tây An vào rằm tháng giêng 2011 xin hết

    Trả lời

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

  • Tìm kiếm cho:
  • Bài viết mới

    • Chào tất cả mọi người!
    • NĂM ÔNG THẺ CỦA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
    • HÒA NHẠC TANG LỄ
    • Chuông Trống Mõ và Chuông Trống Bát Nhã P.3
    • Chuông Trống Mõ và Chuông Trống Bát Nhã P.2
  • Bình luận mới nhất

    ho vinh tai trong NĂM ÔNG THẺ CỦA BỬU SƠN KỲ…
    BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - T… trong NĂM ÔNG THẺ CỦA BỬU SƠN KỲ…
  • Thư viện

    • Tháng Một 2011
    • Tháng Mười Hai 2010
    • Tháng Mười 2010
    • Tháng Sáu 2010
    • Tháng Năm 2010
    • Tháng Ba 2010
  • Chuyên mục

    • BSKH
    • Hòa đàn
    • Khác
    • Kinh
    • Nhạc lễ
    • TAHN
    • tôn giáo
    • tứ ân hiếu nghĩa
  • Meta

    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.com
Tứ Ân Hiếu Nghĩa – Kỳ Hương Tự Tạo một blog miễn phí với WordPress.com. Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Thành viên đăng kí
    • Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Kỳ Hương Tự
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Kỳ Hương Tự
    • Tùy biến
    • Theo dõi Thành viên đăng kí
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d

Từ khóa » Bản đồ 5 ông Thẻ