Nam Phi - Châu Phi
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Quá trình hình thành và phát triển
- Tiểu sử tóm tắt, nhiệm vụ của Lãnh đạo
- Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
- Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
- Thông tin liên hệ
- Tin tức - Sự kiện
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công tác lễ tân
- Công khai ngân sách
- Chi bộ - Công đoàn
- Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
- Lịch công tác
- Thanh toán không dùng tiền mặt
- Công tác lãnh sự
- Hoạt động Đối ngoại
- Sự kiện quốc tế
- Hợp tác quốc tế
- Hội nghị - Hội thảo quốc tế
- Bảo hộ công dân
- Người Việt Nam ở ngước ngoài
- Quản lý biên giới
- Thông tin đối ngoại
- Ngoại giao văn hóa
- Cộng đồng Asean
- Thủ tục hành chính
- Danh mục thủ tục hành chính
- Công khai thủ tục hành chính
- Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
- Hệ thống Văn bản
- Văn bản của Chính phủ
- Văn bản Bộ Ngoại giao
- Văn bản của Tỉnh Ủy
- Văn bản của HĐND tỉnh
- Văn bản của UBND tỉnh
- Văn bản Quy phạm pháp luật
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Góp ý dự thảo VBPL
- Định hướng Đối ngoại
- Biển đảo Việt Nam
Nam Phi
1. Khái quát:
- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.
- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).
- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.
- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.
- Diện tích: 1.219.912 km2
- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).
- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.
- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.
- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).
- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).
II. Chính trị:
1. Đối nội:
- Thời kỳ chế độ A-pác-thai, nhân dân Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi đã kiên trì đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau qua các giai đoạn: 1945-1960, 1961-1970, 1971-1980. Từ thập kỷ 80, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc phát triển mạnh mẽ, tập hợp nhiều tầng lớp quần chúng, giới kinh doanh, người da trắng.
- Sau chiến tranh lạnh, với việc bầu ông De Clerk người có tư tưởng cấp tiến làm Chủ tịch Đảng Quốc gia cầm quyền ở Nam Phi và sau đó làm Tổng thống, Đảng Quốc gia đã điều chỉnh chính sách theo hướng cải cách dân chủ, thả tù nhân chính trị trong đó có ông Nelson Mandela, hợp pháp hoá các chính đảng đối lập. Tháng 12/93, Hội đồng Hành pháp Chuyển tiếp Nam Phi gồm đại diện các chính đảng và sắc tộc đã thông qua bản Hiến pháp lâm thời.
- Tháng 4/1994, lần đầu tiên trong lịch sử, Nam Phi đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc và Đại hội Dân tộc Phi (ANC) giành thắng lợi lớn, ông Nelson Mandela, Chủ tịch ANC, được Quốc hội bầu làm Tổng thống và nhậm chức ngày 10/5/1994. ANC thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm Đảng Quốc gia của De Clerk và Đảng Tự do Inkhata của Buthelezi. Ông Thabo Mbeki (ANC) làm Phó Tổng thống thứ nhất và ông De Clerk (Đảng Quốc gia) làm Phó Tổng thống thứ 2.
- Ngày 8/5/1996, Quốc hội Nam Phi đã thông qua Hiến pháp mới. Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid và đã liên tiếp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 1994, 1997 và 2004.
Tháng 9/2008, do bất đồng trong nội bộ ANC, Tổng thống Mbeki (lên cầm quyền từ năm 1999) từ chức trước thời hạn. Ông Kgalema Motlanthe lên thay thế tạm nắm quyền Tổng thống.
- Ngày 22/4/2009, Nam Phi tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng tỉnh. ANC đã giành thắng lợi lớn với 65,9% số phiếu (246/400 ghế ở Quốc hội), tiếp đó là Đảng Liên minh dân chủ (DA) của người da trắng được 16 ,6% (67 ghế), Đảng Đại hội nhân dân (COPE) tách ra từ ANC được 7,42% (30 ghế), các đảng phái khác chia sẻ số phiếu còn lại. Với kết quả này, chủ tịch ANC là ông Jacob Zuma chính thức được Quốc hội bầu làm Tổng thống ngày 6/5/2009.
2. Đối ngoại:
- Từ khi ANC lên cầm quyền, Nam Phi tích cực tham gia giải quyết một số xung đột ở khu vực (vấn đề Dim-ba-buê, xung đột tại CHDC Công-gô, Xu-đăng…) và tăng cường vai trò nước lớn trong Cộng đồng Phát triển Nam phần châu Phi (SADC).
- Nam Phi chú trọng quan hệ với các nước châu Phi, tranh thủ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại.
- Năm 1995, Nam Phi gia nhập trở lại LHQ, Khối thịnh vượng chung, OAU, KLK; vai trò, vị thế của Nam Phi ngày càng được nâng cao trên thế giới. Từ tháng 9/1998 đến 8/2001, Nam Phi là Chủ tịch Phong trào KLK. Tháng 1/2006, Nam Phi và Trung Quốc là đồng Chủ tịch luân phiên nhóm G-77. Nam Phi là uỷ viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2007 – 2008 và được các nước châu Phi đề cử làm uỷ viên không thường trực khoá 2011 – 2012. Nam Phi ủng hộ việc cải tổ và mở rộng Liên hợp quốc. Nam Phi đang vận động làm thành viên thường trực HĐBA/LHQ cải tổ.
- Nam Phi là một trong những nước đưa ra Chương trình đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi-NEPAD (2001) nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo, giảm sự phụ thuộc từ bên ngoài, đồng thời thúc đẩy tiến bộ trong các lĩnh vực thông qua thiết lập quan hệ đối tác mới giữa châu Phi và cộng đồng quốc tế.
- Nam Phi cũng là nước có nhiều vài trò và ảnh hưởng trong các vấn đề hoà bình và an ninh ở khu vực châu Phi. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma là nhà trung gian hoà giải cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại nước láng giềng Zimbabwe. Trong chuyến thăm Vương quốc Anh đầu năm 2010, Tổng thống Zuma đã vận động Thủ tướng Anh dỡ bỏ lệnh cấm vận nhắm vào một số nhà lãnh đạo của Zimbabwe trong đó có Tổng thống Zimbabwe Mugabe.
III. Kinh tế:
- Nam Phi rất giầu tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nam Phi có thế mạnh về sản xuất hàng công nghiệp (ngành công nghiệp Nam Phi chiếm tới 40% tổng sản lượng công nghiệp của châu Phi), điện năng, khai khoáng, dịch vụ và thương mại.
+ GDP: 286 tỷ USD (2009)
+ GDP bình quân: 5.386 USD (2009)
+ Tốc độ tăng trưởng GDP: -1,8% (2009)
+ Xuất khẩu: 67,93 tỷ USD (2009), chủ yếu là vàng, kim cương, platin, khoáng sản, máy móc thiết bị.
+ Nhập khẩu: 70,24 tỷ USD (2009), chủ yếu là máy móc thiết bị, sản phẩm hoá chất, sản phẩm dầu lửa, thực phẩm.
+ Nợ nước ngoài: 73,84 tỷ USD (2009).
+ Lạm phát: 7,2% (2009).
- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng kinh tế dồi dào và khoa học kỹ thuật tiên tiến, Nam Phi là nước phát triển nhất ở châu Phi và là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC). Nam Phi là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới (ngành công nghiệp khai thác vàng đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Nam Phi).
- EU là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi, chiếm 32% xuất khẩu, 41% nập khẩu và 70% viện trợ phát triển. Tháng 7/2006, EU đưa ra đề nghị với các nước thành viên của mình tăng cường quan hệ với Nam Phi ở tầm "đối tác chiến lược", giống như quan hệ của EU với Mỹ, Nhật, Ấn độ và Trung Quốc.
- Nam Phi là đối tác buôn bán lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi, chiếm 20% buôn bán của Trung Quốc với châu Phi (hiện Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 8 về xuất khẩu và đứng thứ 2 về nhập khẩu hàng hoá của Nam Phi).
IV. Quan hệ với Việt Nam:
- Ta có quan hệ chính trị từ lâu với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi. Việt Nam luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác-thai, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ. Cố Chủ tịch ANC Olivier Tambo đã thăm ta năm 1978. Từ Đại hội IV (1976) đến nay ta đều mời ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi dự Đại hội Đảng ta. Phát biểu trong buổi tiếp Đại sứ ta trình thư ủy nhiệm ngày 22/7/97, Tổng thống Mandela nói: "Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh và đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước Việt Nam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi".
- Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nam Phi năm 2009 đạt 512 triệu USD, năm 2008 đạt khoảng 284 triệu USD và năm 2007 đạt 192 triệu USD. Trong những năm gần đây, ta chủ yếu xuất siêu sang Nam Phi với các mặt hàng như gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, dệt may, sản phẩm gỗ, sản phẩm điện, điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Công ty Vietranimex (HCM) đã mở Văn phòng đại diện tại Nam Phi. 3 doanh nghiệp Việt Nam gồm Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Trang (Vietranimex), Công ty cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành và Công ty Thương mại tổng hợp Hà Nội đã lập dự án đầu tư hơn 6 triệu USD để thành lập 1 kho ngoại quan cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và nhập gỗ từ Nam Phi.
Tháng 3/2006, công ty SABMiller, công ty đa quốc gia hàng đầu của Nam Phi đã liên doanh với Vinamilk để sản xuất bia với dung lượng 1 triệu hectolitres/năm với trị giá 45 triệu USD.
Tháng 11/2009, Nam Phi lập Lãnh sự danh dự tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh sự danh dự đầu tiên là bà Đỗ Thị Kim Liên.
- Tháng 11/2009, nhân dịp chuyến thăm Thành phố Hồ Chí Minh của Thị trưởng Thành phố Johannesburg, ta và bạn đã ký kết Bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị song phương nhằm tạo khuôn khổ cho các hoạt động hợp tác về kinh tế - xã hội giữa hai thành phố.
(Nguồn tin: BNG).
Tin bài liên quan- Lịch sử hình thành Châu Phi (16/05)
- ĂNG-GÔ-LA (16/05)
- Ê-THI-Ô-PI-A (16/05)
- XÊ-NÊ-GAN (16/05)
- XU-ĐĂNG (16/05)
Từ khóa » Bản Dự Thảo Hiến Pháp Của Cộng Hòa Nam Phi được Thông Qua Vào
-
Hiến Pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1946 - Wikipedia
-
Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Nam Phi, 1996 - Thư Viện Số
-
Report
-
Cộng Hòa Nam Phi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiến Pháp Năm 1946 Với Những Tư Tưởng Tiến Bộ
-
Sự Ra đời Và Phát Triển Của Nền Lập Hiến Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ ...
-
75 Năm Bản Hiến Pháp đầu Tiên Của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng ...
-
Báo Cáo Về Dự Thảo Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
Hiến Pháp 1946 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
-
Lịch Sử Hiến Pháp Việt Nam
-
Đại Sứ Nước Cộng Hòa Nam Phi Thăm Và Làm Việc Tại Học Viện
-
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-
Hiến Pháp 1959 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa