Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình Du Lịch Dành Cho Khách Nội địa ...

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Luận văn tổng hợp
  1. Home
  2. Luận văn tổng hợp
  3. Nâng cao chất lượng chương trình du lịch dành cho khách Nội địa tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai chi nhánh Hà Nội
Trich dan Nâng cao chất lượng chương trình du lịch dành cho khách Nội địa tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai chi nhánh Hà Nội - Pdf 87

Khoá luận tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦUTrong năm 2006 Việt Nam đã có rất nhiều thành công như tổ chức thành công Hội Nghị APEC, trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hai sự kiện này đã mang lại cho ngành du lịch Việt Nam rất nhiều cơ hội, quảng bá về hình ảnh một điểm đến an toàn, thân thiện với chi phí thấp mà hiệu quả rất cao.Bên cạnh cơ hội đó còn tiềm ẩn những thách thức mà ngành phải đối mặt như sự cạnh tranh của các hãng lữ hành nổi tiếng. Đẩy các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trước nguy cơ phá sản nếu họ không nâng mình lên hay liên kết với nhau. Điểm mạnh duy nhất của các hãng lữ hành Việt Nam là họ đang cạnh tranh trên chính “ sân nhà ”, nếu không dành phần thắng trên sân nhà thì không thể thành công trên thị trường quốc tế. Vậy trước tiên các doanh nghiệp cần chứng tỏ sự chuyên nghiệp cũng như khả năng của doanh nghiệp mình cho chính những khách du lịch là người Việt Nam với tiêu chuẩn thế giới.Trong thời cạnh tranh ban đầu, mức giá đóng vai trò quyết định. Nhưng cùng với quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh thì việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch và mở rộng thị phần là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò của việc nâng cao chất lượng, vì vậy tôi chọn đề tài:“ Nâng cao chất lượng chương trình du lịch dành cho khách Nội địa tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai chi nhánh Hà Nội ”Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý chất lượng, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chương trình du lịch Nội địa ( tập trung vào yếu tố con người và dịch vụ ) tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai. Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpPham vị nghiên cứu: Số liệu thị trường khách du lịch tại Chi nhánh Hồng Gai – Hà Nội 2005 – 2006Kết cấu nội dung khoá luận tốt nghiệp:lần thứVI: Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển: hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí.Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệp1.1.2. Chất lượng chương trình du lịch1.1.2.1. Khái niệm chất lượng chương trình du lịchChương trình du lịch là một loại dịch vụ tổng hợp được cấu thành từ nhiều dịch vụ đơn lẻ, đa số mang tính vô hình, chất lượng dịch vụ là một khái niệm khó hiểu và khó đo lường. Trên cơ sở đặc điểm của dịch vụ, ta xem xét khái niệm này trên hai góc độ:Thứ nhất: Trên quan điểm của nhà sản xuất (công ty lữ hành): “ Chất lượng chương trình du lịch chính là mức độ phù hợp của những đặc điểm thiết kế so với chức năng và phương thức sử dụng chương trình; đồng thời cũng là mức độ mà chương trình thực sự đạt được so với thiết kế ban đầu của nó”. Như vậy:Chất lượng chương trình du lịch = Chất lượng thiết kế phù hợp với chất lượng thực hiện.Thứ hai : Theo quan điểm của người tiêu dùng ( khách du lịch ):Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu cho rằng: “ Chất lượng sản phẩm là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cùng của người tiêu dùng”.D.X.Lvov trong quyển “ Kinh tế chất lượng của sản xuất” lại cho rằng: “ Chất lượng sản phẩm là mức thỏa mãn của một sản phẩm nhất định đối với một nhu cầu cụ thể”.Với phương châm kinh doanh bắt đầu từ thị trường, dành nhiều sự quan tâm cho khách hàng thì chất lượng của một chương trình du lịch là khả năng đáp ứng ( và vượt) sự mong đợi của du khách. Khả năng này càng cao thì chất ngoài ra chất lượng chương trình còn phụ thuộc vào nhận thức của từng nhân viên trong công việc của mình. Cụ thể: trong việc tiêu chuẩn hóa quy trình phục vụ, luôn luôn tự hoàn thiện bản thân…Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpĐảm bảo kiểm tra chặt chẽ: Những năm đầu thế kỷ XX, kiểm tra là hình thức kiểm soát chất lượng chính thức đầu tiên, bản chất chính là việc kiểm tra sản xuất có phù hợp với quy định không. Việc kiểm tra này mang tính bị động, không thể cải tiến được chất lượng sản phẩm.Chất lượng của một chương trình du lịch phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng để nâng cao chất lượng chương trình du lịch thì việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức nhà quản lý về chất lượng.1.1.2.4. Một số sai lệch trong quá trình thiết kế và thực hiện chương trình du lịchKỳ vọng ( hay là sự mong đợi ) của du khách vào chương trình trước hết xuất phát từ nhu cầu cá nhân của họ như: mong muốn được quan tâm, được tôn trọng, được thoải mái… khi lựa chọn loại chương trình nào, họ đều hy vọng các dịch vụ có trong chương trình đó sẽ đáp ứng được mức độ nhu cầu mà họ đặt ra.Kỳ vọng của du khách còn phụ thuộc vào kinh nghiệm mà họ tích lũy được ở các chuyến đi trước hoặc với các công ty lữ hành khác. Đồng thời nó cũng được hình thành qua những thông tin mà khách thu thập được về công ty. Thông tin có thể đến với khách qua quản cáo không trung thực, đồn đại thổi phồng lên sẽ tạo cho khách một kỳ vọng sai lệch cách xa dịch vụ thực tế mà khách cảm nhận được thì chắc chắn khách sẽ không hài lòng và đánh giá chất lượng là kém.Chất lượng chương trình du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố chủ quan, nhân tố con người. Cùng một chương trình du lịch nhưng cảm nhận của người điều hành và của khách du lịch khác nhau, đối với khách du lịch thì cảm nhận của mỗi người cũng có sự khác nhau đối với cùng một cung cấpDS1ΣDSDS 8DS 9DS2DS3DS4DS6DS5DS7Khoá luận tốt nghiệpDS2: Dung sai xuất phát từ sự hiểu biết và sản phẩm của đội ngũ nhân viên.DS3: Dung sai hoạt động quản lý điều hànhDS4: Dung sai đo nhận thức của các thành phần về sản phẩm thiết kế.DS5 DS7 : Những dung sai tương ứng trong quá trình thực hiện.DS8 DS9: Dung sai do yếu tố ngoại cảnh.1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch1.1.3.1. Phần cứng Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịchDu lịch là ngành dịch vụ tổng hợp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành khác nhằm tạo ra sản phẩm du lịch thoả mãn nhu cầu du lịch của con người. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở đây chính là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng du lịch và thông qua việc người lao động sử dụng phương tiện này khai thác tài nguyên thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch gồm toàn bộ các phương tiện như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, khu vui chơi…•Về mầu sắc: hài hoà giữa các gam màu, xác định màu chủ đạo. Gam mầu dựa trên điều kiện cụ thể như thời tiết, khí hậu, môi trường xung quanh, và thị hiếu khách thị trường mục tiêu.1.1.3.2. Môi trường Tài nguyênỞ đây xem xét ảnh hưởng của tài nguyên du lịch đối với chất lượng các chương trình du lịch. Tài nguyên được đánh giá dưới hai góc độ tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Hai yếu tố này chính là điều kiện cần để phát triển du lịch, nhưng nó nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và doanh Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpnghiệp chỉ có thể tận dụng những tài nguyên đó để thoả mãn tốt nhất mong muốn của khách chứ không thể thay đổi. Ta sẽ xem xét những cơ hội kinh doanh do tài nguyên này mang lại cho doanh nghiệp.•Tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình, khí hậu, động thực vật, tài nguyên nước. Ở những điểm đến được thiên nhiên ưu đãi hệ động thực vật phong phú, không khí trong lành… thì điểm đó đã có được điều kiện cần để phát triển du lịch. Để có chương trình du lịch có chất lượng thì các nhà quản lý phải tìm hiểu về đặc trưng của từng điểm đến lựa chọn những điểm phù hợp khách mục tiêu của doanh nghiệp mình, không thể đưa chương trình du lịch mạo hiểm cho khách đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, mặc dù điểm đến này được yêu thích nhưng nó chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định.•Tài nguyên nhân văn: gồm các tài nguyên mang giá trị lịch sử và giá trị văn hoá. Các tài nguyên này không chỉ thu hút khách du lịch đi với mục đích nghiên cứu, mà còn thu hút khách du lịch với mục đích khác, hầu hết khách đều muốn tìm hiểu giá trị văn hoá nơi họ đến.  Ô nhiễm môi trườngPhát triển du lịch và môi trường luôn có mối quan hệ tương hỗ, một môi trường lành mạnh sẽ tạo ra cho nó sức hút đối với khách du lịch bởi chính 1.1.3.3. Phần mền( con người và dịch vụ) Thông tin Thông tin du lịch ở đây được hiểu là những dữ liệu đã được tìm hiểu, thu thập qua xử lý để phục vụ một mục đích nhất định. Đối với mỗi một hoạt động cụ thể đòi hỏi lượng thông tin tương đương. Trong du lịch cũng vậy, thông tin mà khách du lịch và các hãng lữ hành có nhu cầu thông tin khác nhau:Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệp•Đối với khách du lịch: Lượng thông tin mà khách cần biết đôi khi các doanh nghiệp chủ động đưa đến với khách hàng. Vì nhiều lý do khác nhau: khách thiếu kinh nghiệm đi du lịch (thông tin mà họ nhận được rất đơn giản điểm đến, thời gian, lịch còn những thông tin khác họ tìm hiểu qua bạn bè, người thân), bất đồng ngôn ngữ; cách biệt về vị trí.•Đối với nhà kinh doanh lữ hành: Thông tin cần phải tìm hiểu về khách hàng, nhà cung cấp, điểm đến, đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, nó ảnh hưởng trực tiếp nên quyết định nhà quản lý và là một nhân tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại của một chương trình du lịch, cũng như hoạt động kinh doanh của một công ty lữ hành. Thông tin có hiệu quả phải đảm bảo các tiêu chí sau đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cụ thể, khi nắm bắt thông tin về nhu cầu khách ( về điểm đến, thời gian, số tiền dự định cho chương trình du lịch ) doanh nghiệp đã tạo cho mình lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ và có thể dành phần thắng khi thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình.  Con ngườiTất cả những người tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng gồm: nhân viên hãng lữ hành, nhà cung cấp, dân cư địa phương, khách du lịch. Mọi hoạt động, hành vi, thái độ của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụTổng hợp các yếu tố liên quan đến chất lượngChương trình hành độngPhân tích ý kiến phàn nàn của khách du lịchXây dựng chương trìnhKhoá luận tốt nghiệpMô hình này sẽ được cụ thể theo từng bước dưới đây1.2.1.1. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường khách du lịchĐể nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch với mục đích xây dựng chương trình du lịch thỏa mãn mong đợi của khách, người ta thường phân đoạn thị trường và lựa chọn các thị trường mục tiêu sau đó tiến hành khảo sát và nghiên cứu thị trường và tập trung nỗ lực vào thị trường đó. Thông thường các công ty lữ hành thường xác định nhu cầu của thị trường khách mục tiêu bằng những cách sau đây:• Nghiên cứu tài liệuTìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến của các chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên gián thống kê, mạng internet, các hội nghị… Đây là phương pháp ít tốn kém song đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, mức độ tin cậy, phù hợp không cao, do đây là nguồn thông tin thứ cấp, được công bố rộng rãi.thuần túy quỹ thời gian chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn và hưởng thụ• Các nội dung khác như tần số đi du lịch, thời gian trung bình cho một chuyến du lịch, các tuyến điểm du lịch ưa thích…1.2.1.2. Nghiên cứu thị trường cung ( các nhà cung cấp )Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nội dung chương trình du lịch, mối quan hệ này nhằm bảo tính khả thi của chương trình du lịch. Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là giá trị tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch, đây là hai yếu tố căn bản để xác định và xây dựng các điểm, tuyến cho từng loại chương trình du lịch. Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpĐể lựa chọn các tài nguyên du lịch, người ta thường căn cứ vào những yếu tố sau:• Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, uy tín của tài nguyên, sự nổi tiếng của nó là những căn cứ ban đầu, bên cạnh đó nhân tố không thể bỏ qua là giá trị của tài nguyên phải thỏa mãn các nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, sức khỏe… cho khách du lịch. Giá trị của tài nguyên du lịch chính là sự công nhận của xã hội. Bao gồm công nhận UNESCO, của quốc gia, của địa phương.• Sự phù hợp của giá trị tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du lịch. Những giá trị mà tài nguyên du lịch đem lại phải đáp ứng những trông đợi của du khách và khoảng cách cũng như các yếu tố khác cần tương ứng với những giới hạn ràng buộc của khách du lịch.• Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch.Khi xây dựng phương án vận chuyển, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là khoảng cách giữa các điểm du lịch, thời gian trong chương trình và hệ thống phương tiện vận chuyển trên các tuyến điểm đó.khi xuất hiện các yếu tố thuận lợi mới về kinh tế, chính trị, xã hội… đồng thời xuất phát từ việc xem xét các kết quả nghiên cứu thị trường khách. Ý tưởng của chương trình du lịch là kết hợp cao nhất và sáng tạo nhất giữa nhu cầu khách du lịch và tài nguyên du lịch. Người thiết kế chương trình du lịch sẽ cân nhắc và đưa ra các thể loại chương trình du lịch được ưa thích.Có rất nhiều nguồn thông tin để hình thành lên ý tưởng của một chương trình du lich: mong muốn của khách du lịch, khuyến nghị của các cơ quan Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpquản lý du lịch đối với doanh nghiệp, trong đó mong đợi của khách là hạt nhân để lựa chọn một chương trình du lịch mới. Các yếu tố được xem xét khi lựa chọn một chương trình du lịch mới: • Căn cứ vào số khách dự kiến để thành lập đoàn:Số khách dự kiến mua các chương trình du lịch phải bù đắp các chi phi xây dựng và thực hiện chương trình.• Căn cứ chi phí và giá thành dự kiến của chương trình: Chi phí và giá thành của chương trình du lịch phải được dự kiến sơ bộ, có thể chưa hoàn toàn chính xác nhưng sai lệch thực tế tăng giảm trong khoảng 10 – 15% giá thành cuối cùng của chương trình du lịch. Trên cơ sở phân tích và xem xét mức dự kiến đó để trả lời câu hỏi chương trình có mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không?• Căn cứ vào khả năng tổ chức, kinh doanh chương trình du lịch dựkiến: Một chương trình có thể được đánh giá là có giá trị và ưa chuộng đối với khách và tạo ra lợi nhuận tiềm năng cho doanh nghiệp, nhưng chương trình đó lại không thể tổ chức vì lý do chính trị hoặc một số lý do khác, gặp khó khăn thủ tục xuất nhập cảnh, hay nhà cung cấp không đủ khả năng đáp ứng như dự kiến.Trên cơ sở những yếu tố cơ bản này, nhà quản trị cần đưa ra quyết định tiếp tục hay không tiếp tục phát triển ý tưởng xây dựng chương trình. Đây là lựa chọn đầu tiên và quan trọng nhất.Viết đề nghị tạm ứng tiền vé, tiền phát sinh dự kiến cho hướng dẫn viên.Gửi thông tin chi tiết cho trưởng đoàn và hướng dẫn viên.Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpKiểm tra lại các dịch vụ các nhà cung cấp và bàn giao lại cho bộ phận có trách nhiệm, cụ thể là hướng dẫn viên.Cung cấp một vài số điện thoại để hướng dẫn có thể liên lạc trong trường hợp cần thiết.Giám sát quá trình thực hiện chương trình, hỗ trợ hướng dẫn viên giải quyết các tình huống phát sinh.1.2.2.2. Nhân viên trực tiếpNhận bàn giao từ điều hành thông tin về khách, các xác nhận đặt dịch vụ, điều tour, tiền tạm ứng, biển đón đoàn, mũ nước…Tiến hành gặp đoàn, cung cấp thông tin cần thiết cho khách và giải thích thắc mắc của khách.Nhận tiền tạm ứngChuẩn bị cá nhânLiên hệ với lái xe, kiểm tra lại các thiết bị phục vụ chương trình như micro, điều hoà, vệ sinh trên xe, giờ đón khách, địa điểm đón khách1.2.2.3. Nhà cung ứng Vận chuyểnNhận hành trình cụ thể từ phía người xây dựng chương trình.Kiểm tra lại khả năng đáp ứng của phương tiện vận chuyển.Phối hợp với hướng dẫn viên thực hiện đúng lịch trình. Khách sạn, nhà hàngNhận yêu cầu từ phía người điều hànhKiểm tra lại khả năng đáp ứng của doanh nghiệp mìnhKí xác nhận dịch vụ đã đặtPhối hợp hướng dẫn viên trưởng đoàn thực hiện đúng hợp đồngKhoá luận tốt nghiệpChất lượng sản phẩm lữ hành được hiểu theo sự phù hợp giữa chất lượng thiết kế và chất lượng thực hiện, có nghĩa là sự phù hợp, thuận tiện cho mục đích sử dụng, chính là sự cảm nhận của khách hàng.1.3.1. Chất lượng thiết kếChất lượng thiết kế thể hiện phù hợp của chương trình thiết kế so với đặc tính mong muốn của khách hàng. Được đánh giá bởi các tiêu thức:• Tính hấp dẫn, độc đáo của tài nguyên du lịch trong chương trình du lịch phù hợp với từng đối tượng khách. Ví dụ: Đối với khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu văn hoá các tài nguyên được lựa chọn thường là các lễ hội, bảo tàng; còn đối với khách đi du lịch công vụ thì điểm đến của họ thường là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội.• Chương trình phải có lịch trình và tốc độ hợp lý, thời gian dừng chân tại các điểm du lịch, số lượng điểm đến phù hợp tình trạng sức khoẻ cũng như sở thích của khách du lịch. Các hoạt động không nên quá nhiều, gây miệt mỏi. Trừ những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm lý, sinh lý của từng đối tượng khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp.• Uy tín chất lượng của các dịch vụ các nhà cung cấp phù hợp với số tiền khách bỏ ra cũng như yêu cầu của khách về chất lượng các dịch vụ.1.3.2. Chất lượng thực hiệnChất lượng thiết kế là khởi đầu, việc triển khai đúng yêu cầu thiết kế hay chất lượng chương trình có được đảm bảo hay không phục thuộc vào các yếu tố:• Dịch vụ bán và đăng ký đăng ký đặt chỗ• Chất lượng của sản phẩm dịch vụ các nhà cung cấp• Hướng dẫn viênPhạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệphãng tốt nhất.• Phương pháp thập tâm1.4.1. Phương pháp quan sátPhương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của khách du lịch (hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, dáng điệu, cách quan hệ với người khác…) diễn ra trong điều kiện tự nhiên bình thường, dựa vào đó có thể kết luận hiện tượng tâm lý diễn ra bên trong khách du lich.1.4.1.1. Các yêu cầu khi quan sát:• Đối tượng quan sát không biết mình bị quan sát, người quan sát không được can thiệp vào hoạt động của người bị quan sát.• Quan sát phải có mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng, bảo đảm tính hệ thống, tính tiêu biểu, tính chính xác.• Ghi chép đầy đủ các kết quả quan sát.1.4.1.2. Phân loại quan sát:• Quan sát trực tiếp: Người quan sát tham gia trực tiếp cùng hoạt động với khách du lịch, đóng vai trò như là một người khác du lịch đồng hành với các khách du lịch muốn nghiên cứu.• Quan sát gián tiếp: thông qua các tài liệu như thư từ, thông tin phản hồi, nhật ký, bài phát biểu, tiểu sử bản thân hoạt động của khách du lịch.• Quan sát tổng hợp: được thực hiện theo một kế hoạch mang tính hệ thống trong một thời gian nhất định.• Quan sát lựa chọn: chỉ tập trung vào một số sự việc có liên quan trực tiếp đến vấn đề định nghiên cứu mà bỏ qua những mặt khác. Ví dụ: chỉ quan sát sở thích tiêu dùng của khách du lịch tại một điểm du lịch nào đó.Phạm Thị Vân Lớp: Du lịch 45AKhoá luận tốt nghiệpNgười ta có thể dùng các phương tiện kỹ thuật như máy quay Camera, chụp ảnh, ghi âm hoặc dùng các máy đo chính xác khác để tìm hiểu các hiện Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác

  • Nâng cao chất lượng chương trình du lịch dành cho khách Nội địa tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai chi nhánh Hà Nội
  • Nâng cao chất lượng chương trình du lịch dành cho khách Nội địa tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai chi nhánh Hà Nội
  • Nâng cao chất lượng chương trình du lịch dành cho khách Nội địa tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai chi nhánh Hà Nội
  • Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai – Chi nhánh Hà Nội
  • Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
  • Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
  • Một số giải pháp Maketing nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai Chi nhánh Hà Nội
  • Nâng cao sức cạnh tranh tuyến du lịch hà nội hạ long sa pa hà nội của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ hồng gai chi nhánh 368 trần khát chân hai bà trưng hà nội
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến OnePAY
  • LUẬN VĂN: Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai - Chi nhánh Hà Nội
  • Báo cáo thực tập tại Doanh nghiệp cổ phần xúc tiến thương mại và tiếp thị quốc tế
  • Báo cáo Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại công ty Thương mại -Dịch vụ Nhựa
  • Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
  • Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Hà nội - Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 3
  • Báo cáo Tổng hợp tại Vụ quản lý đầu tư nước ngoài
  • Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập
  • Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu
  • Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển (Marine Supply)
  • Những phân tích và giải pháp để nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản trong thời gian tới
  • Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Ví Dụ Về Một Chương Trình Du Lịch