Nâng Cao Cộng Hưởng - Các Vị Trí âm Thanh - ADAM MUZIC

  1. Nhắc lại khái niệm cộng hưởng:
  • Cộng hưởng trong cảm giác của người nghe:

Đối với người nghe, âm thanh được cho là “cộng hưởng” khi người nghe cảm thấy âm thanh thoải mái, dễ chịu, âm lượng tương đối lớn, chất lượng âm thanh tương đối tốt, rõ ràng, có lực. Người ta thường gọi nôm na là “có độ vang tốt” hoặc “có cộng hưởng tốt”.

Họ có cảm giác đối với âm thanh, dù không thực sự hiểu nguyên lý khoa học bên trong.

  • Cộng hưởng trong cảm giác của người hát:

Điều thú vị là trong cảm giác của người hát chính là cộng hưởng thường được cảm nhận qua sự rung động của thân thể.

Người hát muốn tạo ra cộng hưởng, họ thường hướng âm thanh, hướng làn hơi đến hướng, đến vị trí của xoang, xương, khoang nào đó mà họ cho rằng âm thanh khi hướng tới đó, dường như được khuếch đại lên. Họ có thể tạo được một âm thanh có chất lượng, âm lượng tốt hơn mà không phải tốn nhiều sức hơn.

Để chắc rằng mình đã đẩy làn hơi, hướng âm thanh đến đúng hướng mình muốn, họ cảm nhận độ rung động tại vị trí đó trong thân thể giống như một sự phản hồi kiểm chứng.

Lúc này khái niệm vị trí âm thanh được nhiều người sử dụng. Từ “vị trí âm thanh” chỉ vị trí mà người hát hướng âm thanh tới.

Dù họ không rõ nguyên lý khoa học bên trong, nhưng họ dựa vào sự cảm nhận về rung động này để điều khiển giọng hát của mình.

  • Hai phần dưới đây sẽ nhắc lại nguyên lý khoa học của hiện tượng cộng hưởng giọng hát.

Ca sĩ Mariah Carrey – Nguồn ảnh: nbcnews.com

  • Cộng hưởng trong vật lý:

Trong vật lý, lúc tạo một dao động cưỡng bức lên một vật, đột nhiên khi đạt đến một tần số đặc biệt, biên độ dao động của vật bỗng nhiên tăng cao đột biến. Người ta gọi hiện tượng này là cộng hưởng, và tần số đặc biệt xảy ra cộng hưởng là tần số dao động riêng của vật chất.

  • Cộng hưởng trong giọng hát con người:
  • Cộng hưởng trong khoa học giọng hát là khi âm thanh cơ bản phát ra từ dây thanh, đi lên hầu họng, tác động vào các xoang, xương, khoang trống của cơ thể, cuối cùng đi qua bộ phận phát âm (mũi, miệng, vòm mềm,…)
  • Mỗi lần tác động tại một xoang, xương có thể xảy ra hiện tượng cộng hưởng vật lý với các xoang, xương này
  • Mỗi lần đi qua một khoang trống, lan truyền rung động đến các phân tử không khí bên trong khoang trống, đồng thời, xảy ra hiện tượng phản xạ sóng tại các bề mặt tạo khoang trống đó.
  • Cuối cùng tất cả các sóng âm trên, cùng với những sóng âm cơ bản giao thoa với nhau tạo ra những sóng âm cuối cùng, truyền ra môi trường, tới tai người nghe.
  • Cộng hưởng của giọng hát thực chất bao gồm cả 3 hiện tượng về sóng nói trên mới đầy đủ.

Để xem lại cụ thể bài chi tiết về khoa học sóng âm và cộng hưởng xin bấm vào đây.

Hình ảnh cộng hưởng âm thanh trong cơ thể – Hiện tượng giao thoa sóng, tạo ra các sóng âm sau cùng truyền ra ngoài môi trường tới tai người nghe. Nguồn ảnh: adammuzic.vn

  1. Nhắc lại khái niệm vị trí âm thanh:

Như đã đề cập ở trên, đa phần khi nói về vị trí âm thanh, người ta đang ngầm đề cập đến cảm giác của người hát.

Vị trí âm thanh chính là vị trí, phương truyền, mà người ta hướng âm thanh, hay làn hơi tới, nhằm đặt được sự khuếch đại, hoặc màu sắc âm thanh họ mong muốn.

Để kiểm chứng hiệu quả của việc điều khiển giọng hát, người hát thường dựa vào cảm giác rung động của thân thể.

  • Để đọc bài chi tiết về phần cộng hưởng, xin bấm vào đây.
  1. Các vị trí âm thanh thường gặp:

Trước hết mình xin liệt kê một số vị trí âm thanh được nhiều người miêu tả và luyện tập. Ở bài kế tiếp, chính là phần giải thích của từng vị trí và thể loại nhạc nào được cho rằng phù hợp với vị trí âm thanh đó. Các bạn hãy theo dõi bài tiếp theo để cụ thể thêm kiến thức nhé!

Vị trí âm thanh không có đúng sai mà chỉ có phù hợp với cá nhân hay không. Có rất nhiều vị trí âm thanh, vô cùng đa dạng, các vị trí này còn kế hợp đan xen với nhau rất linh hoạt.

Bởi vậy ở đây mình chỉ liệt kê các vị trí âm thanh phổ biến thường gặp:

  • Khoang miệng
  • Khoang mũi
  • Cả khoang miệng và mũi – hướng ra ngoài
  • Bên trong vòm miệng được mở rộng
  • Đằng sau hầu họng hẹp (twang)
  • Hướng mặt nạ – hai bên gò má và sóng mũi (maks)
  • Trước trán
  • Trên đỉnh đầu
  • Rung động ở ngực, hạ thấp hàm dưới

Nhật Thanh

Nguồn tổng hợp.

Trong bài viết riêng về cộng hưởng (đã để link ở trên) có các link tham khảo cụ thể về phần khoa học. Các bạn bấm vào bài viết đó để xem chi tiết nhé.

Từ khóa » Nguyên Lý Cộng Hưởng âm Thanh