Xử Lý âm Thanh Phòng Nghe Nhạc – Từ Lý Thuyết đến Thực Tế - MacQ
Có thể bạn quan tâm
Những bức tường nhẵn chưa được xử lý, tiếng bass quá dầy khiến âm thanh trở nên nặng nề… phòng nghe của bạn cũng gặp phải những tình trạng trên? “Xử lý âm thanh phòng nghe nhạc – Phần 3: Các vấn đề thường gặp” sẽ mổ xẻ những vẫn đề nan giải đó.
Âm phản xạ
Những bức tường song song
Những bức tường song song khiến âm thanh phòng nghe nhạc bị méo mó
Sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong phòng nghe là các bức tường song song, không được xử lý. Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa đã dừng hẳn. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn phòng trống không có thảm treo trên tường và vỗ tay, bạn có cảm giác âm thanh lưu lại trong trong không gian một lúc lâu sau khi hành động vỗ tay đã dừng. Hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, khác hẳn với âm thanh gốc.
Hiện tượng này rất dễ khắc phục. Chỉ cần đặt vật tiêu âm hoặc tán âm lên một trong hai bề mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm vải dày, rèm nhung hoặc các tấm tiêu âm làm bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng).
Loa đặt sát tường
Một điều không thể tránh khỏi là các gia đình chơi âm thanh mà không có không gian thì thường phải để loa gần tường và sát với trần nhà nên âm thanh nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà còn bị phản xạ từ tường, sàn và trần. Âm thanh phản xạ không chính xác như âm thanh trực tiếp phát ra từ mặt trước loa. Thêm nữa, khi âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ kết hợp với nhau, ta sẽ được một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới tai nghe thường chậm trễ hơn âm trực tiếp, sinh ra hiện tượng lệch pha, khiến cho âm thanh bị méo. Chính vì thế mà phản xạ âm từ hai bên tường là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác nhau thì tiếng cũng rất khác.
Hiện tượng phản xạ trên không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh mà còn làm mất độ chính xác của âm hình. Nhưng theo kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm chơi âm thanh, nếu duy trì được mức phản xạ vừa phải thì lại làm tăng độ rộng mở của sân khấu. Song, nếu thái quá lại gợi cảm giác rõ rệt về khoảng cách giữa các loa, xóa nhòa ranh giới giữa các âm hình và khiến cho sân khấu âm thanh thiếu tập trung và chính xác.
Âm thanh phản xạ từ trần, sàn phòng nghe nhạc gây khó chịu
Âm phản xạ từ trần và sàn
Âm thanh cũng phản xạ từ sàn và trần nhà. Phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ trần vì khoảng cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn giữa loa và trần, nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sai pha ít hơn. Nếu trần hơi nghiêng thì đặt loa phía trần bị nghiêng sẽ có lợi hơn. Thông thường, góc nghiêng của trần sẽ hướng âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe. Tuy nhiên, việc xử lý âm thanh phản xạ từ trần khá đơn giản: chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường bên, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Xử lý phản xạ sàn còn dễ hơn nhiều: một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Một điều thú vị là mỗi loại thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm từ sợi tổng hợp, do các sợi trong thảm len có chiều dài và độ dày khác nhau, do đó hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp.
Tiếng bass bị dày và nặng
Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là do sự bất hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa, hoặc độ hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Ngay cả vị trí ngồi nghe cũng có liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass. Thông thường, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đơn giản mà hiệu quả là dịch chuyển loa, nhưng nếu làm vậy mà chưa cải thiện được tình hình thì nên lắp các tấm tiêu âm bass. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu này. Bạn cũng nên làm thêm các cột “chân voi” đặt ở góc phòng để triệt tiêu sóng âm tần số thấp. Trong trường hợp tiếng bass quá dội, bạn có thể làm các hộp cộng hưởng Hemholtz là hiệu quả nhất.
Tất cả các đồ vật có tính phản xạ âm thanh đứng gần loa đều có thể làm âm hình bị biến dạng, thiếu chiều sâu. Ít người biết rằng chính chiếc tivi với màn hình thủy tinh có tính phản xạ âm thanh mạnh đặt giữa hai loa lại là thủ phạm làm xấu âm thanh rất nhiều. Chính vì thế, các bạn nên dịch chuyển chiếc tivi này, cũng như các vật cản khác (ampli công suất, loa sub…) ra càng xa loa càng tốt.
Các biện pháp trên chỉ là giải pháp tình thế khi “sự đã rồi”. Để có một phòng nghe nhạc tiêu chuẩn, mọi chỉ số đều cần được tính toán chính xác từ khâu thiết kế.
Liên hệ với MESMART để có thiết kế phòng nghe nhạc đạt chuẩn
Hotline: 0981 388 108
Email: me@macq.vn
Từ khóa » Nguyên Lý Cộng Hưởng âm Thanh
-
Cộng Hưởng âm Thanh Là Gì Dành Cho Những Ai đang Quan Tâm
-
Lý Thuyết âm Học: Cộng Hưởng
-
Xử Lý âm Thanh Phòng Nghe Nhạc - Phần 1: Sơ Lược Về âm Học
-
Cộng Hưởng (Resonance) – Vị Trí âm Thanh - ADAM MUZIC
-
Nâng Cao Cộng Hưởng - Các Vị Trí âm Thanh - ADAM MUZIC
-
Cộng Hưởng (Resonance) - TCA - Trung Chính Audio
-
Cộng Hưởng (Resonance)
-
Loa Cộng Hưởng Là Gì? Phân Loại Và Cách Sử Dụng Loa Cộng Hưởng
-
Góc Ca Hát CỘNG HƯỞNG (RESONANCE) TRONG THANH NHẠC :)
-
Công Thức Hộp Cộng Hưởng âm - Vật Lý 12
-
Các Nguyên Tắc Vàng Khi Set-up Phòng Nghe - Công Audio
-
Nguyên Lý Hoạt động Của đàn Guitar | Mobile - Swallow Guitars
-
Xử Lý Tự Làm Tiêu âm Phòng Nghe | SAIGON HD
-
Hiện Tượng Cộng Hưởng Là Gì ? Phân Loại Cộng Hưởng ? Lợi ích Và ...