Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn điều Tra Hình Sự Của Lực Lượng ...
Có thể bạn quan tâm
1. Đặt vấn đề
Pháp lệnh Công an xã năm 2008 quy định Công an xã: “là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã”. Tuy nhiên, cụ thể hóa Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 15/03/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, luật Công an nhân dân năm 2018 đã xác định: “Công an xã là một bộ phận cấu thành của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam”.
Với vị trí như trên, lực lượng Công an xã được Bộ Công an giao một số nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực điều tra hình sự, như: (1) Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; (2) Tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường; (3) Lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; (4) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc; (5) Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; (6) Dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.
2. Theo Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 của Bộ Công an, từ năm 2018 đến nay, Công an cấp huyện phải tiếp nhận, giải quyết khoảng 84.000 tố giác, tin báo về tội phạm (chiếm tỷ lệ 70%). Riêng Công an cấp xã cung cấp khoảng 54.000 tố giác, tin báo về tội phạm (chiếm tỷ lệ 65% tổng số tố giác, tin báo về tội phạm mà Công an cấp huyện phải tiếp nhận, giải quyết) [1]. Có thể thấy rằng hiện nay, khối lượng công việc mà Công an xã phải thực hiện là rất lớn. Tuy nhiên, qua đánh giá thực tiễn công tác, lực lượng Công an xã đã gặp một số khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến điều tra hình sự. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên xuất phát từ những quy định hiện hành có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn trong điều tra hình sự của lực lượng Công an xã và trình độ, kỹ năng của lực lượng Công an xã. Cụ thể:
- Sự thay đổi vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Công an xã theo tinh thần của Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 15/03/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Luật Công an nhân dân năm 2018 nhưng chưa được bổ sung kịp thời vào luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, cụ thể sau:
Tại khoản 6 Điều 9 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 không quy định Công an xã là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nhưng Điều 44 Luật này, lại quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Công an xã được thực hiện những hoạt động mang có tính chất là hoạt động điều tra hình sự, cụ thể: “tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Những hoạt động này bản chất là các hoạt động điều tra ban đầu của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Bên cạnh đó, quy định tại Điều 44 về trách nhiệm của Công an xã có sự khác biệt, thiếu thống nhất với trách nhiệm, quyền hạn của Công an phường, thị trấn. Cụ thể khi quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Công an phường, thị trấn Luật trình bày “Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Như vậy, về vị trí hành chính Công an xã và Công an phường, thị trấn là cùng cấp như nhau, nhưng trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động điều tra hình sự của 02 chủ thể này lại khác biệt nhau.
Thực tiễn công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở, đặc biệt ở những địa bàn có sự chia cắt về địa hình (sông nước, đồi núi, hải đảo…), những địa bàn xa trung tâm (khu vực biên giới, hải đảo) thì vai trò của lực lượng Công an xã trong xử lý ban đầu các vụ việc, vụ án hình sự rất quan trọng. Khi sự việc có tính hình sự xảy ra, lực lượng đầu tiên có mặt tại hiện trường chính là lực lượng Công an xã. Lực lượng này sẽ triển khai thực hiện các biện pháp mang tính cấp bách, khẩn trương như bảo vệ hiện trường; cấp cứu nạn nhân; lấy lời khai những người có liên quan, các đối tượng tại hiện trường; điều tra truy xét theo dấu vết nóng; thu giữ, bảo quản các tài liệu, vật chứng của vụ án;… trước khi có sự xuất hiện của lực lượng điều tra chuyên trách hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
Đối với các địa bàn cơ sở bình thường, lực lượng Công an xã cũng chính là lực lượng thường trực tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm; tiếp nhận thông tin về vụ việc do các lực lượng và người dân trình bày; tiến hành các hoạt động ban đầu như bảo vệ hiện trường; lấy lời khai; thu thập tài liệu, vật chứng phục vụ quá trình điều tra… trước khi chuyển giao cho cơ quan chuyên trách có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 vẫn chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Đồng thời, hiện nay, các văn bản hướng dẫn dưới luật về vấn đề còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Về vấn đề này, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, lấy ý kiến để xuất sửa đổi Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 theo hướng tăng thêm một số quyền hạn về điều tra hình sự cho lực lượng Công an xã hiện nay.
- Thực tiễn cho thấy, việc bố trí lực lượng Công an chính quy về đảm nhận chức danh Công xã đã đem lại những kết quả tốt bước đầu, đã giúp sử dụng được nguồn lực đáng kể từ Công an xã trong hoạt động điều tra hình sự góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn cấp xã. Tuy nhiên, do được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau (điều tra hình sự, trinh sát an ninh, trinh sát cảnh sát, cảnh sát quản lý hành chính, cảnh sát giao thông...), hình thức (chính quy tập trung, liên thông, đại học văn bằng 2, cao đẳng, trung cấp...) nên không phải tất cả đội ngũ cán bộ Công an xã hiện nay đều có kiến thức, kỹ năng về điều tra hình sự, đặc biệt đối với những hoạt động điều tra hình sự cụ thể. Mặc dù, trước khi điều động, số cán bộ này đã được Công an các địa phương tổ chức tập huấn, trang bị một số kiến thức về nhiệm vụ của Công an xã, trong đó có chuyên đề “Tiếp nhận, phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm” [2], nhưng so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ vẫn còn thiếu một số chuyên đề cần thiết liên quan đến kiến thức điều tra hình sự.
3. Kiến nghị, đề xuất
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và điều tra, khám phá các vụ việc, vụ án ở địa bàn cơ sở trong tình hình hiện nay, tác giả kiến nghị, đề xuất một số vấn đề sau:
Một là, nhanh chóng hoàn thành Đề án sửa đổi Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, trình Quốc hội thông qua, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động điều tra hình sự của lực lượng Công an xã.
Hai là, trước mắt, tiếp tục rà soát, ban hành văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành về các điều khoản liên quan đến Công an xã của Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, cụ thể: cần điều chỉnh Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân theo hướng quy định thêm về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã; điều chỉnh một số nội dung của Thông tư 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự…
Ba là, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã. Hiện nay, Bộ Công an đã ban hành Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho Công an xã chính quy, trong đó có chuyên đề “Tiếp nhận, phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm”. Tuy nhiên, đây chỉ là 01 hoạt động liên quan đến điều tra hình sự, trong khi đó nhiều hoạt động điều tra hình sự chưa được đề cập. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các trường Công an nhân dân cần nghiên cứu xây dựng các chuyên đề liên quan đến điều tra hình sự gắn với đặc thù tại các địa bàn cơ sở, hướng đến nâng cao năng lực tay nghề cho đội ngũ Công an xã. Đồng thời, mở các lớp tổ chức tập huấn chuyên sâu về các quy định của pháp luật có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn trong điều tra hình sự cho đội ngũ Công an xã, đặc biệt đối với những địa bàn có tính chất đặc thù như vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo./.
Ths. Nguyễn Thành Trung - Khoa An ninh điều tra
Tài liệu tham khảo:
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (2020), Dự thảo Đề cương Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, địa chỉ website: http://www.mps.gov.vn/van-ban/van-ban-du-thao/du-thao-de-nghi-xay-dung-du-an-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-luat-to-chuc-co-quan-dieu-tra-hinh-su-nam-2015-222.html.
2. Bộ Công an (2020), Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Công an xã chính quy - Tập 1, nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Trung (2021), Một số trao đổi về quy định có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn trong điều tra hình sự của lực lượng Công an xã hiện nay, Tạp chí An ninh nhân dân số 105 (tháng 02/2021), Trường Đại học An ninh nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin khác
Khoa An ninh điều tra tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Trao đổi kinh nghiệm, những vấn đề mới, khó khăn, vướng mắc trong công tác nghiệp vụ An ninh điều tra và phương hướng giải quyết”(27/04/2021)
Ngày 06/4/2021 Khoa An ninh điều tra đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Trao đổi kinh nghiệm, những vấn đề mới, khó khăn, vướng mắc trong công tác nghiệp vụ An ninh điều tra và phương hướng giải quyết”
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học xuất sắc phá án(27/04/2021)
Sinh viên Thạch Thị Khanh Tây và Đào Lâm Quang Huy là sinh viên lớp DT23 chuyên ngành An ninh điều tra đang thực tập tốt nghiệp tại Công an huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh xuất sắc phá án trộm cắp tài sản...
Khoa An ninh điều tra tổ chức hoạt động tham quan thực tế cho học viên Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia theo chương trình đào tạo đại học chính quy, chuyên ngành An ninh điều tra (lớp Q7DA)(29/03/2021)
Từ ngày 22 đến ngày 26//3/2021 Khoa ANĐT tổ chức tham quan thực tế cho học viên lớp Q7DA tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM và Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TPHCM
Xứng đáng là sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân anh hùng(29/03/2021)
Sinh viên Phạm Hoàng Anh khóa D27 chuyên ngành An ninh điều tra dũng cảm bắt cướp
Triển khai thực tập tốt nghiệp cho học viên hệ Cử tuyển khóa 23 kết hợp thực tế của giáo viên Khoa An ninh điều tra tại tỉnh Trà Vinh và Đắk Nông(26/01/2021)
Khoa An ninh điều tra triển khai khai thực tập tốt nghiệp cho học viên hệ Cử tuyển khóa 23 kết hợp thực tế của giáo viên đơn vị tại tỉnh Trà Vinh và Đắk Nông
Giao lưu bóng đá, liên hoan văn nghệ “Mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021”, lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)(26/01/2021)
Khoa An ninh điều tra phối hợp cùng Phòng An ninh điều tra Công an TP.HCM tổ chức giao lưu bóng đá, liên hoan văn nghệ “Mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021”
Một số vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật ảnh hưởng đến điều tra, xử lý tội phạm về vũ khí quân dụng(30/12/2020)
Bài viết chỉ ra một số vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật như: (1) tình tiết khung tăng nặng hình phạt căn cứ vào số lượng; (2) vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng
Những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân quy định trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015(30/12/2020)
Bài viết chỉ ra những điểm mới trong nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ANĐT Bộ Công an, cơ quan ANĐT cấp Tỉnh và kiến nghị, đề xuất
Một số điểm mới về chức danh Điều tra viên trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015(30/12/2020)
Bài viết nêu ra một số điểm mới trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 liên quan đến chức danh ĐTV như: (1) ngạch ĐTV; (2) nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm; (3) chế độ thi tuyển, tuyển chọn; (4) nhiệm kỳ, hạn tuổi phục vụ...
Tổ chức trọng thể Buổi gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống của lực lượng An ninh điều tra tại Trường Đại học An ninh nhân dân(30/12/2020)
Chương trình buổi gặp mặt gồm: giao lưu ôn lại những truyền thống lực lượng ANĐT, chia sẻ, trăn trở, nhắn nhủ của Lãnh đạo, cán bộ lực lượng ANĐT với sinh viên chuyên ngành ANĐT, ngành ĐTHS; tổ chức trao thưởng học viên tiêu biểu
Từ khóa » Hình Sự Phường
-
Cảnh Sát Hình Sự (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công An - Phường Long Biên
-
Cảnh Sát Hình Sự Là Gì? Nhiệm Vụ Của Lực Lượng Cảnh Sát Hình Sự?
-
Từ Hôm Nay (01/12/2021), Công An Xã Có Thêm Quyền Hạn Mới
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Công An Xã, Phường Theo Quy định Hiện Nay
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Uỷ Ban Nhân Dân Cấp Xã Trong Công Tác Thi ...
-
Thẩm Quyền Công An Xã Theo Luật Mới
-
Vụ Phó Công An Phường đánh Phụ Nữ: Có Thể Khởi Tố Hình Sự?
-
Việc Giám Sát, Giáo Dục Người Chấp Hành Xong Hình Phạt Tù, Trở Về ...
-
An Ninh Trật Tự - Công An
-
Kiểm Sát Trực Tiếp Công Tác Thi Hành án Hình Sự Tại UBND Phường ...
-
VKSND Thành Phố Cẩm Phả Trực Tiếp Kiểm Sát Việc Thi Hành án Hình ...
-
Cẩm Lệ: Kiểm Sát Trực Tiếp Công Tác Thi Hành án Hình Sự Tại Ủy Ban ...