Năng Lực Hành Vi Dân Sự Và Năng Lực Pháp Luật Dân Sự

Năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sựSo sánh năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sựMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Trong lĩnh vực dân sự, công dân có 2 năng lực chủ yếu: năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Vậy các loại năng lực này là gì?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc Năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

So sánh năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự

  • 1. Năng lực hành vi dân sự là gì?
  • 2. Năng lực pháp luật dân sự là gì?
  • 3. Phân biệt năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự

1. Năng lực hành vi dân sự là gì?

Theo quy định tại điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Ví dụ: Khi đủ 18 tuổi, con gái có quyền đăng ký kết hôn

=> Việc đăng ký kết hôn thể hiện năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự là gì?

2. Năng lực pháp luật dân sự là gì?

Theo quy định tại điều 16 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Ví dụ: Con người ngay từ khi sinh ra đã có quyền được khai sinh, có họ tên.

3. Phân biệt năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự

Tiêu chíNăng lực pháp luật dân sựNăng lực hành vi dân sự
Cơ sở pháp lýĐiều 16 BLDS 2015Điều 19 BLDS 2015
Thời điểm phát sinhTừ khi cá nhân sinh ra

Không hiển nhiên có từ khi cá nhân được sinh ra. Cụ thể:

  • Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Thời điểm biến mấtKhi cá nhân mất điKhi có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án
Tính bình đẳng

Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

=> Tính bình đẳng cao hơn

Năng lực hành vi dân sự là khả năng mà cá nhân có thể thực hiện, xác lập các quyền nghĩa vụ dân sự mà Nhà nước đã trao và công nhận. Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giống nhau (ví dụ: khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là không giống nhau)

=> Không có tính bình đẳng

Tính liên tục

Có tính liên tục.

Vì đây là quyền và nghĩa vụ được nhà nước công nhận và trao cho công dân. Do vậy năng lực pháp luật dân sự gắn liền với mỗi công dân kể từ thời điểm sinh ra cho tới khi chết đi.

Có thể gián đoạn hoặc bị mất đi. Điều đó tùy thuộc vào tình trạng và khả năng từng người, trong từng thời kì nhất định.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người
  • Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021
  • Trẻ bao nhiêu tuổi được quản lý tiền lì xì?

Từ khóa » Vi Dụ Về Năng Lực Pháp Luật Dân Sự