Năng Lực Quản Lý Là Gì? Nhà Lãnh đạo Cần Năng Lực Quản Lý Nào?
Có thể bạn quan tâm
Hầu như ai đi làm lâu năm cũng đều mong muốn phấn đấu lên đến vị trí quản lý. Vậy trước hết chúng ta cần phải hiểu năng lực quản lý là gì, các năng lực quản lý cần có và phương pháp rèn luyện để có thể đặt mục tiêu cho bản thân trong quá trình thăng tiến sự nghiệp. Bài viết dưới đây cung cấp tất cả thông tin mà các cá nhân cần để đặt nền tảng tiến xa hơn đến vị trí quản lý.
Năng lực quản lý là gì?
Năng lực quản lý là kiến thức và khả năng của cá nhân ở vị trí quản lý để hoàn thành một số hoạt động hoặc nhiệm vụ quản lý cụ thể. Kiến thức và khả năng này có thể được học và rèn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đạt được thông qua việc triển khai thực tế các hoạt động và nhiệm vụ được yêu cầu.
Tầm quan trọng của năng lực quản lý là gì?
Có rất nhiều lý do tại sao năng lực quản lý tốt lại quan trọng.
Tạo ra một môi trường làm việc tốt
Người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm về môi trường làm việc của doanh nghiệp đó. Tất cả các công ty cần giao tiếp rõ ràng, tổ chức tốt và ủy quyền hiệu quả để biết họ đang làm gì, khi nào và ở đâu. Một nhóm được định hướng tốt và hiểu rõ vai trò của họ sẽ làm việc cùng nhau tốt hơn. Năng lực quản lý tốt như ủy quyền và giao tiếp là chìa khóa để tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Hiểu rõ về nhân viên
Những nhà quản lý giỏi là người tương tác tốt nhưng những nhà lãnh đạo vĩ đại mới thực sự hiểu về mọi người. Hiểu được các kiểu nhân viên khác nhau, động cơ của nhân viên và cách họ phản ứng với các tình huống là điều rất quan trọng trong kinh doanh. Các nhà quản lý hiểu điều này có thể ủy quyền tốt hơn và áp dụng trí tuệ cảm xúc vào công việc kinh doanh tốt hơn – điều mà thị trường cần đến ngày càng nhiều hơn.
Thúc đẩy tập thể phát triển
Tất cả các nhà quản lý giỏi đều biết rằng nhân viên của họ cũng tham vọng như họ và việc thúc đẩy một tập thể phát triển là điều quan trọng. Càng khuyến khích nhân viên hoàn thiện bản thân, hoạt động kinh doanh của bạn càng được cải thiện và có năng lực quản lý tốt sẽ giúp bạn đưa ra chương trình khen thưởng và đào tạo tốt hơn cho doanh nghiệp của mình.
Các năng lực quản lý cần có ở các nhà lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo
Là cách mà một người dùng khả năng và đường lối của mình để tạo ảnh hưởng với người khác theo hướng tích cực. Nói cách khác kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng tối quan trọng trong năng lực quản lý của một người. Để phát triển năng lực quản lý được trước hết bạn cần là một người lãnh đạo truyền cảm hứng, tạo động lực cho người khác làm theo mình.
Kiến thức chung và chuyên môn sâu và rộng
Như đã nói ở phần năng lực quản lý là gì, bạn có thể thấy kiến thức chuyên môn là một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần vào nâng cao năng lực quản lý. Không một lĩnh vực đơn lẻ nào có thể tồn tại và phát triển mà không đi cùng các lĩnh vực khác. Ví dụ, để Marketing tốt bạn cần sản phẩm tốt, để sale tốt bạn cần Marketing tốt. Vì vậy để công việc được trôi chảy, thuận lợi, người quản lý ngoài có chuyên môn tốt ở lĩnh vực của mình cần phải có kiến thức về các mảng khác để có thể hỗ trợ đồng nghiệp vì mục tiêu chung của công ty.
Khả năng lập kế hoạch
Để đo lường, giám sát và phân công công việc thì người quản lý phải có bản kế hoạch công việc. Người quản lý có khả năng lập kế hoạch tốt sẽ kiểm soát được tiến độ công việc, nhân sự hoạt động và nhờ đó kết quả công việc sẽ nằm trong tầm dự đoán của họ. Khi có khả năng lên kế hoạch tốt, người quản lý có thể lường trước được nhiều phương án sẽ xảy ra khi triển khai công việc, nhờ vậy mà trong nhiều tình huống đội, nhóm do họ quản lý vẫn hoàn thành nhiệm vụ cho dù có những bất lợi xảy ra.
Biết sử dụng nhân lực
Dù người quản lý có kiến thức và kỹ năng tốt đến mấy cũng không thể tự mình hoàn thành công việc được. Do đó, họ cần có khả năng nhìn nhận được các loại người và nhiệm vụ phù hợp với họ để phân công. Nếu phân công đúng người đúng việc, nhiệm vụ chung chắc chắn đạt hiệu quả tốt. Ví dụ những người giỏi bao quát, quyết đoán thì nên để họ làm nhiệm vụ ra quyết định, những người cẩn thận hiền lành nên để họ làm các công việc yêu cầu sự tỉ mỉ.
Kỹ năng mềm tốt
Đây là kỹ năng mà tất cả mọi người khi đi làm cần có, đối với người quản lý nó sẽ có những yêu cầu cao hơn. Ngoài việc có quan hệ tốt với tất cả mọi người, người lãnh đạo còn cần phải có kỹ năng giải quyết tình huống của đội nhóm, trở thành cầu nối giữa mọi người, làm các công tác tinh thần để nhân viên phát huy hết năng lực bản thân.
Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả
Đây là kỹ năng tổng hợp đòi hỏi sự có mặt của nhiều tố chất của người quản lý như sự nhạy bén đối với thị trường, tầm nhìn xa, khả năng phân tích tình huống và phán đoán. Người quản lý sẽ vận dụng những kỹ năng trên để nhận diện, tìm nguyên nhân vấn đề từ đó phân loại và đưa ra các giải pháp từ nhiều lựa chọn khác nhau.
Cách hiệu quả để rèn luyện và nâng cao năng lực quản lý là gì?
Hướng về con người
Thực sự quan tâm đến những người bạn đang quản lý. Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên vì một lý do chính đáng – nếu bạn không biết cách quản lý những người đang làm việc cho mình, bạn sẽ không thể thành công.
Tại sao? Bởi vì kết quả của người quản lý có thể nhìn thấy được thông qua công việc của nhân viên. Kết quả của một nhóm được thúc đẩy bởi mỗi thành viên, do đó biết cách làm việc với họ là rất quan trọng.
Không bao giờ quản lý vi mô
Đây là một trong những điều mà nhiều nhà quản lý hiện nay đang làm. Áp đặt quyền lực sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào và rất có thể mọi người sẽ rời bỏ kiểu người quản lý thế này.
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc
Nhiều người cho rằng chỉ cần biết cách quản lý công việc nói chung, bạn sẽ có thể đạt được vị trí quản lý mà thậm chí không cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, điều này là sai lầm.
Bạn có tuyển một người có kiến thức về tài chính và là nhà quản lý tài chính hơn 10 năm về làm lĩnh vực CNTT không? Chắc chắn là không.
Họ có thể xuất sắc trong quản lý, nhưng họ sẽ không thể thành công nếu không có bằng cấp hoặc kiến thức về CNTT. Mọi người mong đợi sự hướng dẫn từ người quản lý, cũng như sự giúp đỡ khi họ không biết cách giải quyết công việc. Người quản lý tài chính có thể giúp lập trình viên viết mã của mình như thế nào?
Có kỹ năng thuyết trình
Một người quản lý chắc chắn sẽ phải trình bày báo cáo, kết quả, câu chuyện thành công của nhóm… cho các nhân viên khác, ban lãnh đạo hoặc thậm chí là những người bên ngoài công ty. Vì vậy, bạn sẽ không làm tốt vai trò quản lý nếu ngại nói trước đám đông.
Hãy là nguồn cảm hứng cho người khác và không bao giờ khiến mọi người sợ hãi bạ
Làm việc với nỗi sợ hãi người quản lý sẽ rất tệ hại. Đây là điều vô cùng tệ hại. Nỗi sợ này có thể được chia thành nỗi sợ bị sa thải, sợ không được thăng chức hoặc sợ đóng góp ý kiến.
Cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến trung thực của họ và cảm thấy hài lòng khi làm như vậy
Người quản lý không phải lúc nào cũng là người thông minh nhất trong đội. Do đó, mọi người nên hiểu rằng chia sẻ ý tưởng một cách tích cực sẽ luôn dẫn đến thành công.
Trên đây là những chia sẻ về năng lực quản lý là gì, tầm quan trọng cũng như cách cải thiện. Nếu mục tiêu của bạn là vai trò quản lý, hãy rèn luyện những khả năng này ngay hôm nay nhé.
Hà Phương
Author Profile
Latest entries
- Nghệ thuật quản lý2024.12.23Vượt qua thành kiến khi đánh giá hiệu suất làm việc cuối năm
- Nghệ thuật quản lý2024.12.165 ý tưởng giúp đào tạo nhân viên mới hiệu quả hơn
- Bí quyết tuyển dụng2024.12.095 câu hỏi phỏng vấn sàng lọc mà mọi nhà tuyển dụng cần hỏi
- Nghệ thuật quản lý2024.12.02Tuyệt chiêu xây dựng đội ngũ hợp tác và chia sẻ
Từ khóa » Tiêu Chí đánh Giá Năng Lực Lãnh đạo Quản Lý
-
12 Tiêu Chuẩn đánh Giá Năng Lực Quản Lý Chuyên Nghiệp | UMM
-
30 Tiêu Chí đánh Giá Năng Lực, Lãnh đạo Quản Lý Nào Cũng Phải Có!
-
Bốn Tiêu Chí đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Theo PDCA - QMC
-
04 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CẤP TRUNG ...
-
Mẫu đánh Giá Cấp Quản Lý 2022
-
5 Tiêu Chí đánh Giá Nhân Viên Chính Xác Các Lãnh đạo Thường Sử Dụng
-
5 Tiêu Chí đánh Giá Nhân Viên Dành Cho Nhà Lãnh đạo
-
5 Tiêu Chí đánh Giá Nhân Sự Mà Bạn Cần Nắm Vững
-
05 Tiêu Chuẩn Chức Danh Cán Bộ Lãnh đạo, Quản Lý
-
4 Nhóm Chuẩn Năng Lực Với 47 Tiêu Chí Về Năng Lực Lãnh đạo, Quản ...
-
Xây Dựng Khung Năng Lực Và đánh Giá Năng Lực
-
[PDF] PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÂN SỰ QUẢN LÝ ...
-
Định Hướng Khung Tiêu Chí đánh Giá, Xếp Loại Cán Bộ Lãnh đạo, Quản ...
-
Kinh Nghiệm Quản Lý Công Chức Dựa Trên Năng Lực ở Một Số Quốc ...