Nắng Nóng Người Dân Bị Sốt Virus Và Cúm A Tăng Cao
Có thể bạn quan tâm
Những ngày vừa qua, tại Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, là thời điểm xảy ra nắng nóng kéo dài, gay gắt, với nhiệt độ phổ biến từ 37-38 độ, cá biệt có ngày nhiệt độ ngoài trời thường xuyên từ 39-40 độ. Nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân, trong đó có sức khỏe. Tại Trung tâm Y tế Tiên Yên số người nhập viện do cúm A, sốt vius tăng cao.
Theo thống kê trong những ngày nắng nóng gần đây lượng bệnh nhân thăm khám tại Trung tâm Y tế Tiên Yên tăng từ 300-400 bệnh nhân mỗi ngày. Riêng bệnh nhân sốt virus và cúm A mỗi ngày nhập viện từ 15-20 bệnh nhân.
Bác sĩ CKI Lại Văn Hồng- Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: Trong thời tiết thay đổi bất thường, đặc biệt là nắng nóng kéo dài là thời điểm sốt visus và cúm A vào mùa. Sốt virus rất dễ lây qua đường hô hấp. Sốt virus thường sốt cao từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Cúm và sốt virus có biểu hiện như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ… Đau mình mẩy, đau cơ bắp, trẻ kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc, đau đầu.
Vì vậy khi người dân có các dấu hiệu điển hình như trên cần đến cơ sở y tế để khám và điểu trị kịp thời. Tránh tình trạng người dân tự ý mua thuốc về điều trị kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm tính mạng.
Để chủ động phòng bệnh sốt virus và cúm A Trung tâm Y tế Tiên Yên khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
– Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
– Người đang bị sốt virus nên hạn chế đến nơi đông người, tham gia các hoạt động xã hội vì virus rất dễ lây lan qua dịch tiết đường hô hấp khi nói chuyện, hắt hơi.
– Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
– Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
– Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo,…
Cao Nhung – TTYT Tiên Yên
Từ khóa » Cúm A Sốt Bao Nhiêu độ
-
Nhận Biết Triệu Chứng Sốt Cúm A để điều Trị Cho đúng Cách | Medlatec
-
Cúm A Sốt 40 độ Và Những Thông Tin Y Khoa Không Thể Bỏ Qua
-
Trẻ Bị Cúm A Sốt Bao Nhiêu Ngày Thì Khỏi? - Hapacol
-
Cúm A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - VNVC
-
Thời Gian ủ Bệnh Của Virus Cúm A/H1N1? - Vinmec
-
Các Triệu Chứng Của Bệnh Cúm A/H1N1 - Vinmec
-
Cúm A: Khi Nào Cần đưa Trẻ đi Khám? - Hoạt động Của địa Phương
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Cúm A ở Trẻ: Những điều Ba Mẹ Cần Biết
-
Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ Em, Phân Biệt Với COVID-19 Và Cảm Lạnh
-
Phân Biệt, Xử Trí Và Phòng Ngừa Sốt Do COVID-19, Cúm A Và Cảm Lạnh
-
Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ: Cần Phân Biệt Và Xác định đúng | TCI Hospital
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
Cúm A, đừng Chủ Quan! - Tuổi Trẻ Online