Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ: Cần Phân Biệt Và Xác định đúng | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Cúm A là một loại cúm mùa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không được chữa trị kịp thời. Mặc dù vậy, triệu chứng cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên nhiều phụ huynh chủ quan tự chữa trị cho con tại nhà khiến bệnh càng chuyển nặng. Vì vậy, việc nắm rõ và nhận biết đúng các triệu chứng của cúm A là rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm cho trẻ.
Menu xem nhanh:
- 1. Bệnh cúm mùa và cúm A ở trẻ em
- 1.1 Cúm A khác gì cúm mùa?
- 1.2 Khả năng lây nhiễm của cúm A
- 2. Triệu chứng cúm A ở trẻ em
- 2.1 Triệu chứng cúm A
- 2.2 Phân biệt triệu chứng cúm A và cảm lạnh thông thường
- 3. Biến chứng cúm A
- 4. Cách phòng bệnh cúm A
1. Bệnh cúm mùa và cúm A ở trẻ em
1.1 Cúm A khác gì cúm mùa?
Cúm mùa là một loại bệnh gây ra do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp nói chung. Có 3 nhóm virus chính gây ra bệnh cúm mùa ở người là A, B và C. Trong đó, virus cúm loại A thường khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng và có thể lan ra thành đại dịch trên diện rộng do virus cúm A dễ dàng lây lan từ người sang người.
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể nhiễm cúm A, đặc biệt bệnh lây sang trẻ em rất nhanh hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Chính vì sức đề kháng còn non nớt, trẻ nhỏ khi mắc cúm A thường gặp cá biến chứng nặng nề và nghiêm trọng hơn người lớn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng trẻ. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi sau một thời gian mà không có triệu chứng quá rõ rệt, nhưng con số này thường rất ít và không đáng kể.
Để ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng và xảy ra các biến chứng ngoài ý muốn, cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của con để chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị.
1.2 Khả năng lây nhiễm của cúm A
Cúm A là bệnh xuất hiện nhiều hơn so với các chủng cúm khác trong các dịch cúm mùa và mỗi thời điểm xuất hiện chúng hay gây nên các dịch lớn trên diện rộng.
Lý do chính bởi, khác với B và C, virus cúm A có khả năng thay đổi và phân chia nhanh tạo ra các chủng mới, biến đổi từ mùa cúm này sang mùa cúm khác. Vì nguyên nhân này, việc tiêm phòng cúm của bé trong quá khứ có thể có khả năng không ngăn ngừa được cúm A nếu bé gặp phải một biến chủng mới.
Nguồn gốc virus cúm A thường đến từ các loại chim hoang dã, đây là vật chủ tự nhiên của virus cúm loại A, nên nó còn có tên gọi khác là cúm gia cầm. Virus cúm A có thể lây lan từ động vật sang người và từ người sang người. Đây là lý do khi có biểu hiện hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, cần cách ly người nhiễm bệnh với những người khác để tránh tình trạng lây chéo.
2. Triệu chứng cúm A ở trẻ em
2.1 Triệu chứng cúm A
Để tránh nhầm lẫn cúm A với cảm cúm thông thường, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện của cúm A để dễ dàng phân biệt và phát hiện bệnh. Những triệu chứng cúm A cơ bản thường gặp là:
– Sốt, nhức đầu
– Ho hoặc viêm họng nhẹ, đau nhức vòm họng
– Sưng hạch hầu họng
– Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Đau cơ, mệt mỏi
Các biểu hiện này rất dễ nhầm với cảm cúm thông thường nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ sự thay đổi của con. Với các bé dưới 24 tháng tuổi, triệu chứng cúm A thường gặp nhất là sốt. Khi cúm A mới chỉ ở thể nhẹ và mới chớm thì trẻ có thể bị sốt từ 38.5 trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với quấy khóc, mệt mỏi, ho,… Ngoài ra trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,…
Khi trẻ mắc cúm A biến chuyển nặng sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên. Lúc này bé có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, chân tay lạnh. bên cạnh đó cũng sẽ có một số triệu chứng phụ như con thở nhanh, ngủ li bì, thậm chí là cả co giật, suy hô hấp.
Nếu tình trạng sốt cao ở trẻ kéo dài và không được xử trí kịp thời thì cơ thể sẽ mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí một số trẻ còn có biểu hiện co giật.
Bên cạnh đó có số ít trường hợp các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi mà không cần các can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan để các triệu chứng đó kéo dài mà nên tới khám với bác sĩ để tránh những biến chứng khó lường có thể xảy ra.
2.2 Phân biệt triệu chứng cúm A và cảm lạnh thông thường
Để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe con, cha mẹ cần phân biệt được biểu hiện bệnh của con là do cúm hay do các nguyên nhân khác để có thể đưa ra hướng thăm khám và điều trị hiệu quả.
Khi bị cảm lạnh triệu chứng sốt sẽ kéo dài và nhiệt độ không quá cao. Ngoài ra các cảm giác mệt mỏi thường khá nghiêm trọng, khi sốt ít khi đi kèm các biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi .
Không giống như cảm lạnh thông thường, các biểu hiện của cúm A thường xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng khác đi kèm. Các triệu chứng đi kèm với sốt khi mắc cúm A bao gồm: ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi tay chân, tiêu chảy,…
3. Biến chứng cúm A
Cúm A lây lan tương đối nhanh và thường có diễn biến phức tạp hơn khi nhiễm ở trẻ em. Nếu trẻ mắc cúm A thì có khả năng cao sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác nếu cha mẹ không đưa đi khám và điều trị sớm..
Nếu không được điều trị hoặc điều trị quá muộn cúm A có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, nguy hại tới sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ như:
– Nhiễm trùng tai
– Viêm phổi, viêm phế quản
– Suy hô hấp
– Suy giảm hệ miễn dịch
– Viêm não
Không chỉ trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu khi nhiễm cúm A cũng dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm. Những đối tượng này cần được nhập viện để theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời vì trong một vài trường hợp khó lường, cúm A có thể dẫn đến tử vong.
4. Cách phòng bệnh cúm A
Vì những biến chứng nguy hiểm mà cúm A có thể gây ra cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên chủ động bảo vệ con bằng nhiều cách. Hiện nay tiêm phòng được coi là phương pháp phòng bệnh cúm A nói riêng và cúm mùa nói chung hiệu quả nhất.
Vắc xin ngừa cúm khi vào cơ thể sẽ tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm tới 97%. Trẻ em từ 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai, người già, người có bệnh mạn tính là những đối tượng nên được tiêm phòng cúm hàng năm bởi đây là nhóm có nguy cơ mắc cúm cao và có khả năng gặp biến chứng nặng hơn những người khỏe mạnh bình thường.
Ngoài vắc xin, cha mẹ cũng cần chủ động thực hiện chăm sóc con trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho con; che miệng khi hắt hơi; rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn.
– Vệ sinh mũi, họng với nước muối sinh lý cho bé mỗi ngày
– Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất và phù hợp với thể trạng cho trẻ.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ bệnh.
– Thường xuyên rửa tay và khử trùng đồ chơi cho trẻ vì dùng tay chạm vào mắt, miệng, mũi là con đường chính khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể.
– Duy trì nhiệt độ phòng ở trên 20 độ C và giữ độ ẩm tối thiểu 50%.
Hy vọng bài viết trên đây phần nào đã cung cấp cho phụ huynh thông tin về triệu chứng cúm A và những nguy hiểm mà cúm A có thể gây ra cho trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của con, cha mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng đều đặn hàng năm, định kì và đưa bé đến cơ sở y tế sớm nhất có thể khi thấy triệu chứng bất thường.
Từ khóa » Cúm A Sốt Bao Nhiêu độ
-
Nhận Biết Triệu Chứng Sốt Cúm A để điều Trị Cho đúng Cách | Medlatec
-
Cúm A Sốt 40 độ Và Những Thông Tin Y Khoa Không Thể Bỏ Qua
-
Trẻ Bị Cúm A Sốt Bao Nhiêu Ngày Thì Khỏi? - Hapacol
-
Cúm A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - VNVC
-
Thời Gian ủ Bệnh Của Virus Cúm A/H1N1? - Vinmec
-
Các Triệu Chứng Của Bệnh Cúm A/H1N1 - Vinmec
-
Cúm A: Khi Nào Cần đưa Trẻ đi Khám? - Hoạt động Của địa Phương
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Cúm A ở Trẻ: Những điều Ba Mẹ Cần Biết
-
Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ Em, Phân Biệt Với COVID-19 Và Cảm Lạnh
-
Nắng Nóng Người Dân Bị Sốt Virus Và Cúm A Tăng Cao
-
Phân Biệt, Xử Trí Và Phòng Ngừa Sốt Do COVID-19, Cúm A Và Cảm Lạnh
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
Cúm A, đừng Chủ Quan! - Tuổi Trẻ Online